Chính sách Pháp luật

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 50)

Nghiên cứu môi trường đầu tư của một quốc gia không tách rời việc nghiên cứu môi trường pháp lý, luật, quy định, các văn bản pháp quy... liên quan đến hoạt động đầu tư. Mặc dù còn những hạn chế và tồn tại, nhưng ở một chừng mực nào đó, môi trường pháp lý hiện nay của Việt Nam phần nào đã được cải thiện. Các văn bản luật được ban hành ngày càng gắn liền với tính thực tiễn của cuộc sống như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hải quan… Các địa phương tiếp nhận các văn bản luật này và với những văn bản hướng dẫn thi hành luật, áp dụng cụ thể vào tình hình của địa phương mình.

Kể từ khi ra đời lần đầu tiên vào năm 1987, qua các lần sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 ; cùng với các văn bản dưới luật và gần đây nhất nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo “một sân chơi ” bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư ; đơn giản hóa các thủ tục đầu tư ; tạo điều kiện để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ; tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 và thay thế Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

So với Luật Đầu tư nước ngoài cũ, các quy định pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài trong Luật đầu tư đã có nhiều thay đổi rất quan trọng theo hướng thông thoáng hơn và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi

gia nhập thị trường, thành lập doanh nghiệp mới, cũng như khi hoạt động đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Đặc biệt có một số điểm mới là: Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thành lập tổ chức kinh tế đồng thời với thực hiện dự án. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy đăng ký kinh doanh. Về cơ bản các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đó có các quyền và nghĩa vụ giống như các doanh nghiệp Việt Nam, được thành lập pháp nhân mới mà không cần có dự án đầu tư mới, hay có dự án đầu tư mới mà không cần thành lập pháp nhân mới. Không quy định bắt buộc về tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa cũng như không quy định khoản thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, đã mở rộng quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài được hoạt động đa mục tiêu, đa dự án. Phân cấp mạnh hơn việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Việc ban hành Luật đầu tư đã tạo điều kiện để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Song song đó, Hà Nội đã ban hành những quy định liên quan đến vấn đề đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện và củng cố môi trường đầu tư, thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương mình. Trong thời gian qua, lãnh đạo thành phố tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách hành chính trên cơ sở rà soát lại các thủ tục hành chính, cơ chế và chính sách để bổ sung, sửa đổi nhằm khơi thông và phát huy nguồn lực trong nước, thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Đặc biệt, Thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản, quy định trong lĩnh vực thu hút và xúc tiến đầu tư nước ngoài như quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp, mở cửa văn phòng đại diện và một số quy định về chính sách ưu đãi đầu tư. Năm

2008, khi Hà Nội mở rộng được hợp nhất, UBND Thành phố đã kịp thời ra quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2008 về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010 để phân cấp quản lý cụ thể đến các sở ban ngành. Việc phân cấp trách nhiệm rõ ràng đến các Sở, ban ngành đã phần nào giảm được thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư khi phải thực hiện các thủ tục hành chính. Và gần đây nhất, Hà Nội đã ban hành quyết định 37/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2010 về việc quản lý các dự án đầu tư trên điạ bàn Hà Nội. Quyết định thể hiện rõ việc Hà Nội thực hiện đúng các cam kết trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, với vị thế là Thủ đô, Hà Nội đã đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh cũng như xúc tiến đầu tư. Ngày 15/10/2004 UBND TP Hà Nội đã chính thức khai trương Cổng giao tiếp điện tử (GTĐT) Hà Nội tại địa chỉ www.hanoi.gov.vn . Đây là cổng hành chính điện tử của UBND TP và các cấp chính quyền, thực hiện chức năng cung cấp thông tin và trao đổi hai chiều với công dân, đặt cơ sở ban đầu để dần đưa các dịch vụ công trở thành trực tuyến, nhằm góp phần cải cách hành chính.Mỗi nội dung thông tin trên Cổng GTĐT đều được một đơn vị chủ quản nguồn thông tin này cung cấp, chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính pháp lý các thông tin.

Hà Nội là một trong những tỉnh thành thực hiện cơ chế “một cửa” đầu tiên tại các sở, các quận, huyện. Ngay từ năm 2002, đặc biệt là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 về thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã đi đầu trong việc thực hiện các giao dịch hành chính với tổ chức, công dân (bao gồm hướng dẫn, tiếp nhận văn bản, hồ sơ, trả kết quả) theo cơ chế “một cửa”. Việc thực hiện cơ chế một

cửa tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp. Thế nhưng các thủ tục liên quan vẫn còn rườm rà, gây khó khăn cho các nhà đầu tư bởi vì chính Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng phải “chạy đến nhiều cửa” để giải quyết thay cho các nhà đầu tư. Để cải thiện hơn nữa về môi trường đầu tư cũng như cải cách tủ tục hành chính, thành phố Hà Nội đã ra quyết định 217/2006/QĐ- UBND ngày 06 tháng 12 năm 2006 về quy định liên thông giải quyết một số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn Hà Nội. Từ năm 2006, cơ chế “một cửa liên thông” đã được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã giúp cho các chủ đầu tư chỉ phải giao dịch với một cơ quan trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư; tạo ra được một bước tiến bộ rõ rệt đối với tiến trình công khai hóa, minh bạch hóa các thủ tục hành chính; góp phần cắt giảm khá lớn thời gian cho các nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Trước đây, thời gian chuẩn bị đầu tư mà các chủ đầu tư phải trải qua trung bình là khoảng 02 năm. Theo cơ chế “một cửa liên thông” thời gian giải quyết của các cơ quan nhà nước chỉ còn 04 tháng. Thời gian trên hoàn toàn có thể rút ngắn xuống nếu các chủ đầu tư nỗ lực triển khai thủ tục theo đúng trình tự, quy định; giảm mạnh được số lượng đầu mối giải quyết các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng từ khoảng 15 cơ quan trước đây xuống còn 4 cơ quan đầu mối chủ trì; nâng cao được tỷ lệ hồ sơ được giải quyết sớm và đúng hạn. Với chế “Một cửa liên thông” thay vì phải đến từng phòng chuyên môn hoặc đến bộ phận “Một cửa” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiếp cận các hướng dẫn, mẫu hồ sơ chi tiết, nay các chủ đầu tư có thể ở tại cơ quan mình và “nhấp chuột” vào trang Web của Sở là hoàn toàn có thể tiếp cận được các thông tin trên.

Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính, Hà Nội đã xây dựng và công bố quy hoạch tổng thể phát triển của thành phố, trong đó có các chương trình

trọng điểm, hướng ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp (viễn thông, chế tạo, lắp ráp cơ khí chính xác, điện tử..) và tập trung phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật - chất xám cao, các ngành dịch vụ mũi nhọn, đồng thời xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư để các nhà ĐTNN có thể lựa chọn địa bàn, ngành nghề và xác định quy mô đầu tư của họ thuận tiện.

Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị về ĐTNN. Hà Nội cũng đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xác định danh mục các dự án đầu tư trọng điểm của Thành phố, giới thiệu dự án đầu tư và kêu gọi vốn nước ngoài, tạo điều kiện ưu đãi để các tập đoàn kinh doanh lớn đặt văn phòng đại diện ở Hà Nội. Đồng thời, UBND Thành phố Hà Nội còn thực hiện thiết lập đường dây nóng để hỏi đáp về đầu tư trong nước cũng như về FDI, tăng cường thông tin trên trang Web. Mặc dù, trong thời gian qua, chính quyền Hà Nội xác định cải cách hành chính là trọng tâm trong việc cải thiện môi trường đầu tư và cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá nhưng yếu tố con người để thực hiện việc cải cách cũng còn một số hạn chế. Trong cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp của lãnh đạo thành phố Hà Nội về chuyên đề cải cách hành chính, nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn đưa ra nguyên nhân quan trọng khiến họ phải tìm đến môi trường đầu tư tỉnh ngoài là thủ tục hành chính của Hà Nội còn nhiều bất cập.

Ngày 13/7/2005, ông Lê Minh Tiến - giám đốc công ty TNHH Hoàng Lê đứng ra ký với UBND xã Hải Bối, huyện Đông Anh thoả thuận “Đầu tư và xây dựng trung tâm hướng nghiệp Sakura” để dạy nghề và dạy tiếng Nhật cho công nhân khu công nghiệp Sumitomo (Nhật Bản) và thanh niên địa phương trên diện tích đất khoảng 1,5ha tại khu đất thuộc địa bàn phía đông thôn Đồng Nhân, xã Hải Bối.

Kế hoạch đầu tư của công ty Hoàng Lê nhận được sự chấp thuận và ủng hộ của tất cả các cấp chính quyền địa phương. Đại diện sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cũng chấp thuận về nguyên tắc địa điểm xây dựng dự án. Tuy nhiên thủ tục đầu tư của công ty Hoàng Lê đã bị ách lại khi “đụng” phải Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ra văn bản số 880 cho rằng dự án xây dựng TT Hoa Anh Đào “Phải thuộc diện đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định”. Nhưng thực tế dự án này lại thuộc diện “Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, không phải nhận quyền chuyển nhượng đối với hộ gia đình, cá nhân (Kết luận sau này của UBND thành phố Hà Nội).

Ách tắc ở sở Kế hoạch và Đầu tư đã làm mất rất nhiều công sức, thời gian và kinh tế của công ty Hoàng Lê. Bên cạnh đó, sở Lao động, Thương binh và Xã hội và sở Giáo dục và Đào tạo cũng “góp phần” kéo dài thời gian thực hiện dự án của công ty Hoàng Lê khi yêu cầu công ty này phải đề xuất quy mô, phương án đầu tư phát triển đào tạo của dự án trong giai đoạn công ty đề nghị với UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án khả thi, không trái pháp luật nên anh Tiến đi lại quyết hoàn thành bằng được thủ tục đầu tư. Nhưng chỉ đến khi Đại biểu hội đồng nhân dân đưa vụ việc ra chất vấn tại kỳ họp HĐND thành phố thì vụ việc mới được giải quyết.

Giám đốc Lê Minh Tiến cho biết, tính đến ngày nhận được kết luận của UBND thành phố Hà Nội (20/9/2006), công ty TNHH Hoàng Lê đã phải chờ đợi tổng cộng 432 ngày, xin tới 24 con dấu các loại.

Hộp 2.1. Hoa Anh Đào với những khó khăn trong thủ tục xin giấy phép đầu tƣ

Mặc dù, Thành phố đã rà soát, chuẩn hoá và niêm yết công khai các thủ tục hành chính, hoàn thành cơ chế một cửa liên thông về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác cải cách vẫn được đánh giá là chuyển biến chậm so với yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp

Trên thực tế, có những vấn đề chính quyền thành phố Hà Nội đã quy định cụ thể, thủ tục thông thoáng nhưng do nhận thức, thói quen nuối tiếc với cơ chế xin - cho của một bộ phận cán bộ, công chức hành chính nên sự việc tuy dễ hoá khó khăn. Việc thực thi pháp luật của cán bộ hành chính là chưa cao đã làm cho các doanh nghiệp phải mất những khoản chi phí không chính thức trong hoạt động đầu tư.

Sự thiếu đồng bộ giữa các ngành, các cấp; giữa Trung ương và địa phương; sự chồng chéo, mâu thuẫn của một số văn bản, nghị định cũng là một trong những yếu tố gây cản trở trong thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến quá trình cấp phép cũng như thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội.

Dự án tuyến đường nối từ Quốc lộ 3 đến Khu CN Nội Bài. Tuyến chính và tuyến nhánh của tuyến đường này với tổng chiều dài 4,29 km sẽ đi qua địa phận các xã Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến (huyện Sóc Sơn). Đây là đường khu vực với bề rộng tuyến chính là 50m, tuyến nhánh 40m bao gồm cả dải phân cách trung tâm và vỉa hè hai bên. Hiện nay tiến độ của dự án chậm lại bởi phải chờ sự đồng ý của Cục Đường bộ Việt Nam về giải pháp tổ chức giao thông tại điểm giao của tuyến đường với Quốc lộ 3.

Được biết ở dự án này, Bộ GTVT cho rằng Hà Nội cần có qui hoạch tổng thể các vị trí đấu nối từ mọi đường, phố vào các tuyến quốc lộ trên địa bàn đó mới cấp phép mở điểm đấu nối tuyến đường trên với quốc lộ 3. Theo Bộ GTVT, việc thoả thuận riêng cho từng điểm đấu nối sẽ gây khó khăn cho công tác qui hoạch, công tác quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật các tuyến quốc lộ và thiếu chủ động khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Bộ đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo sớm hoàn thành qui hoạch tổng thể các vị trí đấu nối vào các tuyến quốc lộ qua địa bàn. Như vậy, một dự án thúc đẩy kinh tế xã hội . của một huyện nghèo đang phải chờ một dự án quy hoạch khác thì mới có thể bắt đầu triển khai được.

Mong rằng chủ đầu tư, các ngành các cấp cùng xắn tay vào giải quyết các vướng mắc ở các dự án đường trên để Sóc Sơn thực sự bật lên phát triển.

Hộp 2.2 Chồng chéo trong quản lý một dự án ở Sóc Sơn

Ngoài ra, việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội cũng cũng gây ra

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)