Thủ tục hành chính, bộ máy chính quyền

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 77)

Hà Nội là một trong những tỉnh thành triển khai khá đồng bộ, toàn diện về việc phân cấp quản lý giữa chính quyền cấp thành phố, cấp quận/huyện và cấp phường/xã theo đúng hướng dẫn của Trung ương. Riêng trong lĩnh vực lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng, Hà Nội đã quy định triển khai phân cấp theo lộ trình để phù hợp với điều kiện thực tế cũng như năng lực bộ máy cán bộ ở các quận, huyện và các sở ban ngành. Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố đã tạo điều kiện mở rộng, phát huy quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của các ngành, các cấp chính quyền cơ sở, giảm tải công việc cho cấp thành phố, từng bước nâng cao năng lực bộ máy, trình độ cán bộ các cấp góp phần huy động tốt nhất mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đó cũng chính là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, quyết định số 116/2002/QĐ-UB ngày 14 tháng 08 năn 2002 về việc phân cấp cho UBND các quận, huyện quyết định đầu tư, uỷ quyền quyết định đầu tư và phân công giám định đầu tư cho các sở thuộc thành phố Hà Nội đã chỉ rõ Giám đốc Sở

Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thẩm định quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, dự án ODA, NGO, FDI trình UBND Thành phố phê duyệt; giám định lại công tác giám định đầu tư của các Sở khi cần thiết và là cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn các vấn đề nghiệp vụ chung về quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, kế hoạch đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư. Chính quyền Hà Nội xác định cải cách thủ tục hành chính là điều kiện tiên quyết để cải thiện môi trường đầu tư. Chính vì vậy, khi cơ chế một cửa bộc lộ một số hạn chế như nếu sự phối hợp giữa các Sở ban ngành thiếu đồng bộ sẽ kéo dài thời gian chờ đợi của các doanh nghiệp, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định 210/2006/Q-UB ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc phê duyệt đề án “một cửa liên thông” trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại thành phố Hà Nội. Tháng 02 năm 2007 UBND Thành phố đã ban hành quyết định 22/2007/QĐ-UBNDT quy định cụ thể về quy trình giải quyết một số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn

Hà Nội. Trong đó, quy định cụ thể nhiệm vụ Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở liên quan cũng như thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính liên quan

đến việc xin giấy phép và thẩm định các dự án đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký đầu tư, tiếp nhận thẩm tra, trình UBND Thành phố cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp tập trung do Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội quản lý.

Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là cơ quan đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký đầu tư, tiếp nhận thẩm tra cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp

tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ do Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội quản lý.

Gần đây nhất, ngày 20 tháng 8 năm 2010, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 37/2010/QĐ-UBND gồm 48 điều về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội với các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý các dự án đầu tư. Với quyết định này, thời gian xin thủ tục đăng ký, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư giảm từ 28 ngày xuống 25 ngày và 40 ngày xuống 30 ngày đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng chính phủ.

Có thể khẳng định rằng, chính quyền thành phố đã nghiên cứu và ban hành kịp thời các quyết định về việc phân cấp cũng như các quy trình thực hiện thủ tục hành chính để tránh tình trạng quản lý chồng chéo giữa các Sở ban ngành, hạn chế tình trạng tham nhũng của cán bộ công chức nhằm giảm thiểu chi phí phi chính thức cho các doanh nghiệp đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật của cán bộ công chức còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp sau khi nộp hồ sơ tại một cửa liên thông vẫn phải gặp trực tiếp các cán bộ chuyên trách thụ lý hồ sơ ở các bộ phận khác nhau. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng tham nhũng của cán bộ công chức ở các Sở ban ngành. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ xử lý hồ sơ của Sở kế hoạch đầu tư còn hạn chế về ứng dụng công nghệ thông tin. Điều này được khẳng định rất rõ trong thời gian vừa qua, khi ứng dụng thử nghiệm phần mềm mới về đăng ký thông tin doanh nghiệp theo quy định của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Sở Kế hoạch đầu tư đã gặp rất nhiều khó khăn khiến cho hàng nghìn doanh nghiệp phải xếp hàng chờ đăng ký kinh doanh như thời bao cấp. Chính những hạn chế trong việc thực hiện cải cách hành chính là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong thời gian vừa qua. Mặc dù

chính quyền Hà Nội đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội giai đoạn 2009-2010 với khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính và kỳ vọng năng lực cạnh tranh sẽ tăng 10 bậc [46]. Tuy nhiên năm 2009 năng lực cạnh tranh của Hà Nội bị giảm xuống 2 bậc so với năm 2008 trong đó điểm chỉ số tính minh bạch giảm từ 6,6 xuống còn 6,1 điểm. Năm 2010, chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội tiếp tục giảm xuống 10 bậc đứng thứ 43/63 tỉnh thành. Trong đó, các tiêu chí liên quan đến bộ máy chính quyền và thủ tục hành chính như tính minh bạch, chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian, tính năng động của các cấp chính quyền và thiết chế pháp lý đều được các doanh nghiệp đánh giá thấp hơn năm 2009 [53].

Môi trường đầu tư, đặc biệt là thủ tục hành chính và tính minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như thái độ làm việc, hợp tác của cán bộ công quyền nếu được các doanh nghiệp đánh giá thấp sẽ là một hạn chế lớn trong cạnh tranh thu hút nguồn vốn FDI với các tỉnh bạn trong thời kỳ kinh tế lạm phát toàn cầu như hiện nay.

2.2.9. So sánh môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội với một số tỉnh thành khác

Bảng 2.9: PCI Hà Nội so sánh với TP Hồ chí Minh và Đà Nẵng Năm Thành phố 2005 2006 2007 2008 2009 Hà Nội 60,32 (14/42) 50,34 (40/64) 56,73 (27/64) 53,74 (31/64) 58,19 (33/63) Tp. Hồ Chí Minh 59,61 (17/42) 63,39 (7/64) 64,83 (10/64) 60,15 (13/64) 63,22 (16/63) Đà Nẵng 70,67 (2/42) 75,39 (2/64) 72, 96 (2/64) 72,18 (1/64) 75,96 (1/63) Nguồn VCCI

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều là thành phố trực thuộc trung ương và là trung tâm của ba vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, với môi trường chính trị ổn định và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như thu nhập bình quân đầu người tương đối cao so với cả nước. Tuy nhiên mỗi một địa phương có những chính sách riêng để cải thiện môi trường đầu tư thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm vừa qua, Hà Nội đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, qua bảng 2.8 chúng ta nhận thấy, so sánh với các thành phố trực thuộc trung ương, năng lực cạnh tranh của Hà Nội vẫn kém Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này được diễn biến đều các năm qua chỉ số PCI giai đoạn 2005- 2009 mà không có sự thay đổi.

Mặc dù Hà Nội thủ đô của cả nước là một lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý hành chính; được sự quan tâm và ưu đãi đặc biệt của chính phủ cũng như của cả nước được thể hiện bằng việc Quốc hội đang dự thảo Luật thủ đô với các chính sách đặc thù cho thủ đô, nhưng Hà Nội vẫn kém xa thành phố Hồ Chí Minh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có thể nói, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có thế mạnh về tiềm năng thị trường cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao. Với lợi thế là nơi tập trung các trường đào tạo cao đẳng, đại học và đào tạo nghề lớn nhất cả nước nhưng Hà Nội lại kém thành phố Hồ Chí Minh và kém cả Đà Nẵng về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề. Năm 2010 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của Hà Nội chỉ đạt 35% [27]; thành phố Hồ Chí Minh là 58% [51] và Đà Nẵng là 39% [43]. Thành phố Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến việc đầu tư nhà ở cho công nhân cũng như các vấn đề an sinh xã hội tại khu công nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong việc xây dựng siêu thị cho công nhân và cũng là địa phương có sáng kiến thu hút nguồn lao động của các điạ phương bằng việc lập ra các trung tâm tư vấn và tuyển dụng lao động miễn phí tại các bến tàu, bến xe

nhằm giúp các doanh nghiệp hạn chế tình trạng thiếu hụt lao động. Trong khi đó, Hà Nội đang cố gắng hạn chế số lao động ngoại tỉnh nhập cư vào Hà Nội cũng như chưa đầu tư nhiều vào nhà ở cũng như các điều kiện vật chất khác cho công nhân. Điều này hạn chế phần nào sự thu hút lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tại Hà Nội.

Ngoài ra, so với Đà Nẵng, Hà Nội được đánh giá thấp về việc thực thi pháp lý. Đà nẵng đã rất thành công trong việc giải phóng mặt bằng và giải quyết vấn đề tái định cư cho nhân dân; đây là một hạn chế mà Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh đang phải tìm mọi biện pháp khắc phục. Hiện nay, Đà Nẵng đã giải quyết được vấn đề nhà siêu mỏng cũng như thực hiện thành công chương trình thành phố “5 không” (không hộ đói, không mù chữ, không lang thang ăn xin, không ma túy, không giết người cướp của) và đang thực hiện tốt chương trình thành phố “3 có” (có nhà ở, có việc làm và có lối sống văn minh đô thị). Việc khó khăn trong giải phóng mặt bằng cũng như với vị thế là thủ đô nên giá thuê đất các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội cao nhất nước, cao hơn thành phố Hồ Chí Minh và gấp 8 lần so với Đà Nẵng. Chỉ số minh bạch của Hà Nội cũng kém hơn so với thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Bảng 2.10: Điểm chỉ số Minh Bạch Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Hà Nội 4,12 5,60 6,47 6,60 6,10 So sánh với một số thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng TP. HCM 5,69 6,97 7,15 6,98 6,34 Đà Nẵng 6,72 7,68 7,19 7,92 7,29

So sánh với điểm cao nhất , thấp nhất và điểm trung vị

Điểm cao nhất 7,12 8,50 8,56 7,92 8,85

Điểm trung vị 4,67 5,43 5,84 6,32 6,10

Điểm thấp nhất 2,78 2,15 2,24 2,99 2,92

Điểm chỉ số minh bạch của Hà Nội trong những năm vừa qua có cải thiện rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình. Các doanh nghiệp muôn tiếp cận thông tin về giá cả đất đai, các số liệu về kinh tế xã hội, chiến lược phát triển hay quy hoạch phát triển là rất khó khăn. Các trang web của thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có đầy đủ thông tin cần thiết mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi tìm hiểu lựa chọn đầu tư còn Hà Nội chỉ đưa các thông tin chung chung về tình hình kinh tế xã hội. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài khi tìm hiểu về môi trường đầu tư của Hà Nội thường phải qua khâu trung gian làm tăng chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Tính năng động của các cấp chính quyền địa phương cũng là một yếu tố cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài, Hà Nội được đánh giá thấp hơn so với Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó phát triển công nghiệp hỗ trợ và sức mua là những thế mạnh mà Hà Nội chỉ kém thành phố Hồ Chí Minh nhưng vượt hẳn so với Đà Nẵng.

Bảng 2.11: Điểm chỉ số Tính năng động Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Hà Nội 6,23 4,23 5,19 4,70 3,45 So sánh với một số thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng TP. HCM 6,11 6,18 6,00 6,64 5,22 Đà Nẵng 7,18 6,38 6,26 740 7,70

So sánh với điểm cao nhất , thấp nhất và điểm trung vị

Điểm cao nhất 9,30 9,08 9,20 8,45 9,39

Điểm trung vị 5,71 4,85 4,95 5,57 5,04

Điểm thấp nhất 1,20 2,36 2,30 2,32 1,87

Nguồn VCCI

Với năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp hơn so với Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Hà Nội có được lợi thế về vị trí địa lý hành chính cũng như phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội và một quy mô thị trường rộng lớn nên

trong những năm vừa qua Hà Nội vẫn chiếm vị trí cao trong thu hút đầu tư nước ngoài so với các tỉnh thành khác.

Bảng 2.12: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng giai đoạn 2005- 2010

Đơn vị : triệu USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Thành phố 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hà Nội 1.607,1 2.050 3.065 5.009 521,7 800 So sánh với một số thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Tp. Hồ Chí Minh 899 2.025,7 2.278,7 9.071,7 1.617,1 1.832,5 Đà Nẵng 164 416,6 940 602,3 275,6 121,8 Nguồn: Tổng cục thống kê Mặc dù luôn đứng trong tốp đầu trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng lượng vốn FDI vào Hà Nội luôn thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh trừ năm 2007. Đặc biệt có những năm Hà Nội chỉ thu hút lượng vốn FDI bằng ½ thành phố Hồ Chí Minh. Với thành phố Đà Nẵng mặc dù không có nhiều ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nhưng chính quyền thành phố đã thực hiện thành công trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nên được sự đánh rất cao của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì thế, trong những năm gần đây, Đà Nẵng là một trong những địa phương được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi lựa chọn địa điểm để đầu tư. Đấy là một trong những thách thức mà các cấp chính quyền thành phố Hà Nội phải quan tâm và tìm ra giải pháp để phát huy những lợi thế của Hà Nội và hạn chế những điểm yếu để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 77)