Trình độ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 60)

Tiềm năng thị trường: Trong những năm qua, kinh tế Hà Nội tăng trưởng

với tốc độ cao. Năm 2009, GDP trên đi ̣a bàn theo giá so sánh 1994 là 65.747 tỷ VND (chiếm 12,73% GDP cả nước) tổng GTSX công nghiê ̣p là 91.540 tỷ VND (chiếm 13,2% GTSX công nghiê ̣p cả nước ); tổng vốn đầu tư xã hô ̣i là 147.815 tỷ VNĐ (chiếm khoảng 20% tổng đầu tư xã hô ̣i cả nước ); tổng mức bán lẻ hàng hóa là 157.494 tỷ VND (bằng khoảng 13% tổng mức bán lẻ cả nước); tổng giá tri ̣ xuất khẩu là 6.328 triê ̣u USD (chiếm 11,1% tổng kim ngạch xuất khẩu trên cả nước ); số máy điê ̣n thoa ̣i bình quân /100 dân cao gấp 1,5 lần cả nước . Khu vực kinh tế Nh à nước đang tạo ra 45,5% GDP, kinh tế ngoài nhà nước tạo ra 31, 8% GDP và khu vực có vốn ĐTNN tạo ra 16,7% GDP trên đi ̣a bàn Hà Nô ̣i. Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội ngày càng được mở rộng, hiện nay có 1.500 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp,

giao thương với 185 nước và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu giữ vững tốc độ tăng trưởng trong suốt thời kỳ 2000 đến nay [6].

Bảng 2.7: Cơ cấu kinh tế (GDP) Hà Nội giai đoạn 2000-2009 Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng GDP (tỷ đồng, giá so

sánh) 20.228 44.130 49.512 55.704 61.619 65.747

Nông – lâm nghiệp, thuỷ sản 3.282 4.013 4.064 4.183 4.251 4.170 Công nghiệp – Xây dựng 9.265 17.373 20.367 23.350 26.170 27.804 Dịch vụ 13.681 22.744 25.081 28.164 31.198 33.673

Tốc độ tăng trưởng GDP - 11,2 12,2 12,5 10,6 6,7 Cơ cấu GDP(%)(giá thực tế)

Nông – lâm nghiệp, thuỷ sản 10,40 6,91 6,44 6,57 6,53 6,3 Công nghiệp – Xây dựng 36,48 40,71 41,44 41,50 41,31 41,3

Dịch vụ 53,12 52,38 52,13 51,93 52,16 52,4

GDP bình quân đầu người

(giá thực tế - USD) 524 986 1.148 1.696 1700

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2008,2009.

Một số nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ hay các doanh nghiệp sản xuất hướng tới thị trường nội địa coi Hà Nội là một thị trường đầy tiềm năng với dân số trên sáu triệu người và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.000 USD năm 2010, gấp gần 1,7 lần so với cả nước.

Đặc biệt, kể từ khi mở rộng, Hà Nội có thị trường mở rộng hơn, có tính liên kết, hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn. Hà Nội không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng với dung lượng lớn mà còn có sức hút và lan tỏa mạnh mẽ với các địa phương và các thị trường khác trong vùng, trong cả nước và quốc tế. Sự bổ sung giữa các địa phương của Hà Nội mở rộng còn cho phép tăng tính liên kết, hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn của thị trường Hà Nội trong con mắt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; cả trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kể cả lĩnh

vực phát triển cơ sở hạ tầng. Sự hợp lực của một bên là mặt bằng sản xuất “Hà Tây cũ” và một bên là thế mạnh về xúc tiến thương mại “Hà Nội cũ” sẽ là một sự kết hợp tạo nên một thế mạnh cho Hà Nội trong thu hút đầu tư.

Hệ thống giao thông và cơ sơ hạ tầng:Điều kiện về cơ sở hạ tầng có tác động rất lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm các sân bay, hệ thống đường giao thông, vận tải, hệ thống điện, nước, mạng lưới phân phối khí đốt, hệ thống cầu cảng, viễn thông,... Hệ thống giao thông có phát triển thì dự án các công trình mới có thể triển khai và đi vào thực hiện. Ngược lại, hệ thống giao thông và hệ thống thông tin liên lạc kém phát triển sẽ gây cản trở cho các hoạt động kinh tế.

Hà Nội có hệ thống cơ sở giao thông đồng bộ và phát triển. Các KCN, KCX và sân bay quốc tế Nội Bài chỉ các trung tâm thành phố 40km. Cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân là hai cảng container được đầu tư hoàn chỉnh phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá chỉ cách Hà Nội 120 km. Hà Nội là đầu mối giao thông của miền Bắc Việt Nam với hệ thống đường sắt, đường bộ khá phát triển.

Hà Nội còn là đầu mối trung chuyển hàng hoá của các tỉnh miền Bắc Việt Nam và nằm trong hành lang kinh tế các thành phố tiểu vùng Mê kông. Hệ thống giao thông của Hà Nội ngày càng được cải thiện, nhiều tuyến đường huyết mạch đang được xây dựng nối với cá tỉnh thành phố trên cả nước… là một điều kiện thuận lợi khá lớn trong việc phát triển kinh tế của thủ đô trong thời gian sắp tới. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đầu tư mở rộng và hoàn thiện về cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hà Nội là trung tâm bưu chính viễn thông lớn nhất cả nước. Mạng lưới bưu chính viễn thông với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại sẵn sàng đáp

ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc của khách hàng trong nước cũng như quốc tế.

Bên cạnh đó, với lợi thế là thủ đô nên Hà Nội là trung tâm của tất cả các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia, cùng với sự có mặt của đài truyền hình quốc gia và đài truyền hình riêng của thành phố. Tin tức, sự kiện, những thay đổi chính sách của quốc gia luôn được chuyển tải kịp thời qua hệ thống truyền hình. Đây là nguồn thông tin giúp cho việc phát triển của doanh nghiệp thủ đô.

Hệ thống cung cấp điện với 7 trạm điện và đường dây 200 kv và 500 kv, 23 trạm tải điện 110 kv. Dần dần xóa bỏ các mức điện áp 35,10 và 6 kv và chỉ giữ mức điện áp 22 kv/0.4 kv. Thiết kế đường dây tải điện 22 kv ở khu vực đô thị và khu vực lân cận nhằm ổn định việc cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh [28].

Hà Nội có nhiều tuyến đường cao tốc nối với các tỉnh thành phố lớn như tuyến đường quốc lộ 1A Bắc Nam; Quốc lộ 5 nối với thành phố Hải Phòng. Các tuyến đường vành đai I, vành đai II, vành đai III và vành đai IV đã từng bước được hoàn thành và đưa vào sử dụng để hạn chế tình trạng ách tắc giao thông trong nội đô cũng như đầu các cửa vào thành phố. Đây là một lợi thế quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa Hà Nội với các thành phố trong cả nước.

Bên cạnh những thế mạnh, hệ thống giao thông và cơ sơ hạ tầng cũng có một số hạn chế như sau:

Mạng lưới viễn thông của Hà Nội tuy có được đầu tư lớn, hệ thống kỹ thuật số, cáp quang khá phát triển, hòa mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu, nhưng tình trạng ngẽn mạch, rớt mạng và tự ý cắt chương trình, thuê bao ảo vẫn xảy ra.

Tiền thuê đất, mặt bằng kinh doanh của Hà Nội cũng là yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp vào thành phố. Hiện nay, giá văn phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn so với các địa phương khác, trong đó, văn phòng hạng A có giá thuê từ 55- 70 USD/m2/tháng, văn phòng hạng B là 35- 50 USD/m2/tháng, giá thuê nhà xưởng từ 1.6 - 2,5USD/m2/tháng [28].

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Hà Nội tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của thủ đô. Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở vùng nội đô vẫn diễn ra thường xuyên; hệ thống giao thông các vùng ngoại thành chưa đầu tư tương xứng;

Tình trạng cắt điện luân phiên do thiếu điện đã ảnh hưởng rất lớn đế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Giao thông được coi là một yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư, nó có vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của chủ đầu tư. Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới năm 2005 thì giao thông vận tải là một trong những trở ngại lớn nhất trong hoạt động kinh doanh [19].

Hà Nội là một trong những đầu mối giao thông hết quan trọng. Muốn phát triển Hà Nội thành một trung tâm kinh tế xứng tầm với các thành phố trên thế giới, tăng cường thu hút đầu tư, chúng ta phải đầu tư hơn nữa cho hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng để cải thiện môi trường đầu tư của thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng nguồn nhân lực: Hà Nội là trung tâm đào tạo lớn nhất của cả

nước với hàng trăm viện nghiên cứu khoa học đầu ngành, trên 50 trường Cao đẳng và Đại học đào tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng, có khả năng đáp ứng cho thị trường lao động với gần 80.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Hệ thống đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp 43 trường với quy mô đào tạo gần 40.000 lao động có tay nghề bậc trung cấp và 275 cơ sở đào tạo thuộc hệ

thống dạy nghề với 126.000 học sinh tốt nghiệp/một năm [4]. Số lao động có trình độ kỹ thuật tay nghề cao sẽ dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyên giao công nghệ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào các ngành công nghiệp - dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao. Với lợi thế đặc biệt này, nếu biết tận dụng Hà Nội sẽ có sức cạnh tranh rất lớn với các tỉnh thành khác trong thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao.

Sau khi mở rộng, với dân số gần 6,4 triệu người, Hà Nội có sẵn nguồn nhân lực tại chỗ để cung ứng cho các nhà đầu tư, giảm tải áp lực về nhà ở và sinh hoạt cho công nhân lao động.

Ngoài ra, với vị thế thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá là sức hút đối với lao động từ các tỉnh thành khác. Nếu có cơ hội họ sẵn sàng gia nhập vào đội ngũ lao động thủ đô kể cả lao động có trình độ cao và lao động phổ thông.

Bên cạnh những lợi thế về nguồn nhân lực thì Hà Nội cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định, đó là:

Thứ nhất với lực lượng qua đào tạo rất lớn nhưng cơ cấu ngành nghề bất hợp lý, các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật có xu hướng giảm mạnh (từ 37,76% năm 2001 còn 16% năm 2010) [4]; các ngành kinh tế, thương mại lại có xu hướng tăng kể cả hệ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Vì thế, số học sinh tốt nghiệp rất lớn nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp về trình độ tay nghề.

Thứ hai số sinh viên tốt nghiệp đại học, thạc sĩ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao cấp của doanh nghiệp cũng rất hạn chế về trình độ tin học, ngoại ngữ và kỹ năng tác phong công nghiệp dẫn đến các doanh nghiệp tuyển dụng vẫn phải mất chi phí và thời đào tạo lại.

Thứ ba tâm lý của người lao động địa phương không thích làm công nhân tại các công ty nước ngoài vì lương thấp nhưng kỷ luật lao động lại chặt

chẽ. Trong khi đó, họ có thể tìm được việc làm đơn giản hơn nhưng thu nhập vẫn đảm bảo cuộc sống mà không phải làm ca vất vả.

Một trong những sự khác biệt giữa các địa phương về môi trường đầu tư đấy chính là chất lượng nguồn nhân lực. Bởi vì, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp chỉ mới là điều kiện cần để hoàn thiện môi trường lao động; chất lượng lao động mới chính là yếu tố quyết định sức hấp dẫn của môi trường lao động đó. Tuy nhiên, Hà Nội chưa tận dụng được lợi thế của mình trong thu hút đầu tư. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khu công nghiệp rất cao và chủ yếu được tuyển dụng từ các địa phương lân cận. Vấn đề này cũng tạo ra cho Hà Nội những khó khăn cần phải giải quyết trong vấn đề an sinh xã hội. Hà Nội cần có định hướng để tận dụng lợi thế sẵn có của mình tạo ra nguồn nhân lực

Công ty Nobland Việt Nam đang khá khó khăn khi tuyển dụng gần 1000 lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Mặc dù chính sách thu hút nhân lực khá phong phú như trợ cấp tiền ăn, tiền thâm niên, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, tham quan, du lịch, ốm đau, hiếu hỷ, tặng quà trong ngày lễ, Tết, các hoạt động vui chơi, giải trí... (ngoài các khoản theo quy định của nhà nước) nhưng công ty này cũng khá chật vật để tuyển được công nhân. Do vậy, ngoài việc cử cán bộ đi tuyển dụng ở các tỉnh Nam, Bắc, Nobland Việt Nam vẫn luôn có mặt tại các phiên giao dịch việc làm với một hy vọng lớn nhất là sẽ tuyển dụng được thêm người lao động. Ngoài ra công ty này còn huy động thêm nhiều kênh tuyển dụng khác như đăng tải trên các báo, đài truyền hình, phát tờ rơi, đăng thông báo trên các ngã tư, đường quốc lộ

Hộp 2.3: Khó khăn trong tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp tạo sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Công nghiệp hỗ trợ : Công nghiệp hỗ trợ là nền tảng cho sự phát triển

của các ngành công nghiệp chính yếu, nó cung cấp linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu… cho các ngành công nghiệp sản xuất. Công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp cung cấp các bộ phận, các chi tiết hoặc các sản phẩm trung gian khác, phục vụ cho quá trình lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp Việt Nam, giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm hợp tác phân công sản xuất có tính chuyên môn hóa cao.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ còn là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là FDI trong các ngành sản xuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Tỷ lệ của chí phí về công nghiệp hỗ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp hỗ trợ không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn.

Mặc dù công nghiệp Hà Nội có giá trị sản lượng và quy mô đang đứng vào top 5 của cả nước. Các khu công nghiệp thu hút các hãng lớn trên thế giới như Canon, Yamaha, Panasonic đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhưng phần lớn sản phẩm chi tiết của các hãng nổi tiếng trên lại có nguồn gốc nhập khẩu. Chính điều này đã khiến cho giá trị gia tăng của ngành công nghiệp Thủ đô không như kỳ vọng.

Nhìn chung ngành công nghiệp hổ trợ Hà Nội vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai. Số lượng các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị nội địa hóa rất nhỏ, chỉ

có một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất một số linh phụ kiện điện tử. Sau hơn 20 năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn khó len chân vào chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử của các tập đoàn nước ngoài.

Ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất phụ tùng linh kiện phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu lắp ráp trong nước. Thực tế cho thấy, nhiều năm qua ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội chưa thực sự có bước phát triển đột phá. Điều này đó dẫn tới một hệ quả là các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công nghiệp điện tử Việt Nam gặp không ít khó khăn. Công ty Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua được thùng các tông, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty Canon mặc dù đã đầu tư gần 300 triệu USD

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 60)