Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường cao đẳng sư phạm hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 62)

II. Sự cần thiết tuyển sinh hệ VLVH tại các cơ sở liên kết đào tạo trong và ngoài thành phố Hà Nộ

d) Công tác quản lý tổ chức đào tạo hệ VLVH

3.2.2. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đào tạo

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch đào tạo chính xác sẽ đảm bảo cho quá trình đào tạo được vận hành một cách thông suốt không bị ách tắc và nâng cao được hiệu quả sử dụng nguồn lực từ cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành, máy móc...cho đến nguồn lực con người bao gồm các cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên giảng dạy, phục vụ giảng dạy, cán bộ phòng ban nghiệp vụ.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Kế hoạch đào tạo bao gồm kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch tổ chức đào tạo (giảng dạy, kiểm tra, thi kết thúc học phần, xét điều kiện tốt nghiệp, thi tốt nghiệp, cấp phát văn bằng). Kế hoạch tổ chức đào tạo được xây dựng theo năm học và khóa học.

- Là kế hoạch tổ chức quá trình đào tạo theo những biện pháp và hình thức thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của một ngành nghề cụ thể.

- Sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực của nhà trường: Nhân lực, cơ sở vật chất, tiền vốn.

- Hướng tới việc sử dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý.

3.2.2.3. Các bước tiến hành

- Là một khâu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý, lập kế hoạch là hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của một tổ chức, chỉ ra những hoạt động, biện pháp cơ bản và các điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định

63

lựa chọn đường lối hành động của một tổ chức và các bộ phận của nó phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

- Kế hoạch đào tạo phải thể hiện phân bổ thời gian đào tạo cho từng khóa học, môn học, quy định các môn học phải được bố trí theo trình tự hợp lý, khoa học, quy định các môn, thi, kiểm tra hết môn, thi học kỳ, thi tốt nghiệp. Nghiên cứu chương trình từng học phần, môn học, để triển khai cụ thể hóa nội dung, chương trình nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra:

- Thời gian học tập được tính bằng giờ học, tiết học, thời gian học lý thuyết, thực hành (tham quan trường học, rèn nghề) thời gian ôn thi (học kỳ, hết môn, tốt nghiệp)

-Thời gian dành cho các hoạt động chung được tính bằng tuần như: Thời gian khai giảng, bế giảng, tổng kết năm học, thời gian nghỉ hè, tết, quốc khánh, thời gian dự phòng thiên tai (lũ lụt).

- Thời gian cho các khối kiến thức (khối kiến thức các môn học chung, cơ sở và khối kiến thức các môn chuyên ngành)

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, khai thác một cách tốt nhất các nguồn lực hiện có của nhà trường trên cơ sở nâng cao các kỹ năng xây dựng kế hoạch, sử dụng các công cụ toán học, phần mềm vi tính trong việc xây dựng kế hoạch, sắp xếp thời khóa biểu.

- Thông báo các kế hoạch, thời khóa biểu, lịch làm việc... của nhà trường trên Web và thường xuyên cập nhật thông tin.

- Việc chỉ đạo và quản lý chặt chẽ kế hoạch đào tạo cần phải được tiến hành ở các cấp quản lý từ lãnh đạo trường đến lãnh đạo các khoa, phòng ban và các tổ nhóm thực hiện. Phải xác định mỗi bộ phận là một cấp kế hoạch tạo ra một sự thống nhất trong một kế hoạch tổng thể. Trong đó chủ đạo là kế hoạch cấp trường, các khoa lập kế hoạch tác nghiệp trên cơ sở kế hoạch cấp trường. Các tổ bộ môn, giáo vụ khoa lập kế hoạch chi tiết thực hiện trên cơ sở kế hoạch tác nghiệp của khoa.

64

- Hiện nay trường CĐSPHN tổ chức học tập theo niên chế, vì vậy công tác kế hoạch được xây dựng cho toàn khóa học và từng năm học. Căn

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường cao đẳng sư phạm hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)