Quản lý công tác kế hoạch đào tạo hệ VLVH

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường cao đẳng sư phạm hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 42)

II. Sự cần thiết tuyển sinh hệ VLVH tại các cơ sở liên kết đào tạo trong và ngoài thành phố Hà Nộ

2.3.1.Quản lý công tác kế hoạch đào tạo hệ VLVH

a) Công tác quản lý công tác tuyển sinh hệ VLVH

Công tác tuyển sinh của Nhà trường cũng được thực hiện đúng theo các quy định của cấp chủ quản nhằm đảm bảo tính kế hoạch, thống nhất và được

43 đánh giá tốt.

Công tác tuyển sinh hệ VLVH của trường được thực hiện theo hình thức xét tuyển với hệ trung cấp và thi tuyển với hệ đại học do tổ tuyển sinh của trung tâm Liên kết đào tạo bồi dưỡng đảm nhiệm.

Thời gian tuyển sinh và xét tuyển không tập trung, mà chia thành nhiều đợt trong năm. Đối với các cơ sở liên kết đào tạo trường không chủ động thời gian tuyển sinh, thời gian tuyển theo hợp đồng liên kết đào tạo, vì các cơ sở liên kết đào tạo chỉ hợp đồng đào tạo khi họ chiêu sinh được. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch học tập và tổ chức thi theo từng học kỳ,…Mặt khác, công tác tổ chức thi học phần, tốt nghiệp phải tổ chức làm nhiều đợt gây tốn kém kinh phí , mất nhiều thời gian và công sức. Qua thăm dò ý kiến của 85 cán bộ quản lý – giáo viên về tuyển sinh hệ VLVH của trường, việc tuyển sinh nên tuyển bao nhiêu lần trong năm có 32,8% ý kiến cho rằng nên tuyển một lần trong năm; 47,5% ý kiến cho rằng nên tuyển hai lần một năm, 19,7% ý kiến cho là nên tuyển sinh nhiều lần trong một năm. Vì vậy, đây là vấn đề cần được nhà trường xem xét lại, để đảm bảo tốt công tác quản lý đào tạo của nhà trường.

Ngoài ra, vẫn còn một số khó khăn nhất định như việc lập kế hoạch tuyển sinh còn chưa được ổn định, việc phối hợp triển khai công tác tuyển sinh với các đơn vị liên kết đào tạo còn chưa đồng bộ, thống nhất dẫn đến việc chậm tiến độ, ảnh hưởng đến kế hoạch chung.

lãnh đạo

b) Công tác quản lý việc xây dựng chương trình đào tạo

Việc xây dựng các chương trình đào tạo trên xuất phát từ nhu cầu của xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng có nhu cầu học tập. Nhà trường giao cho các Khoa/Bộ môn chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện đào tạo của đơn vị mình. Sau khi hội đồng khoa học đào tạo cấp Khoa/Bộ môn phê duyệt chương trình đào tạo, Nhà trường

44

tổ chức nghiệm thu, chỉnh sửa và ban hành, đưa chương trình đào tạo vào tổ chức đào tạo.

Tuy nhiên trong quá trình quản lý việc xây dựng chương trình đào tạo vẫn còn bộc lộ những tồn tại như: Việc thực hiện điều chỉnh nội dung chương trình chủ yếu là biện pháp cơ học, hệ quả là chương trình thiếu tính hấp dẫn và cập nhật tri thức mới so với chương trình đào tạo chính quy. Đối với chương trình đào tạo liên thông, việc tổ chức xây dựng chương trình đào tạo còn nhiều bất cập trong việc so sánh, lựa chọn khối kiến thức sinh viên đã tích lũy ở bậc học cao đẳng để làm cơ sở xây dựng chương trình liên thông, do đó thời lượng đào tạo của mỗi ngành khác nhau, chưa thể có quy định thống nhất chung về thời lượng đào tạo

Chương trình đào tạo của hệ VLVH của trường gần như theo chương

trình đào tạo của hệ chính quy. Nhiều chương trình học vẫn mang ng tính

hàn lâm chưa phù hợp với đối tượng học VLVH, chưa tận dụng được kinh nghiệm nghề nghiệp của người học (chủ yếu là đối tượng đang đi làm, có kinh nghiệm thực tế). Trong khi đó, thời lượng lên lớp của giáo viên theo quy định của Quy chế đào tạo VLVH là 75%, 25% thời lượng còn lại là sinh viên tự học mà khả năng tự học của sinh viên VLVH hạn chế hơn rất nhiều so với

sinh viên chính quy. Vì vậy, vấn đề ra là cần xây dựng chương trình, nội

dung kiến thức theo hướng thảo luận gắn với thực tế nghề nghiệp của học

viên để vừa thu người học vào nghiên cứu, vừa nâng cao hiệu quả tiếp thu

kiến thức của người học.

c) Công tác quản lý việc vận hành chương trình đào tạo

Trung tâm liên kết đào tạo là đầu mối tập trung quản lý và theo dõi kế hoạch tổ chức đào tạo. Trong suốt năm học, việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên đều do bộ phận không chính quy của Trung tâm liên kết đào tạo phối hợp cùng các Khoa/Bộ môn, Ban Thanh tra Đào tạo đảm nhiệm. Tuy nhiên công tác quản lý việc vận hành chương trình

45

đào tạo còn một số hạn chế như: sự thay đổi mang tính chủ quan của giảng viên, một số môn học được thiết kế chung cho nhiều giảng viên dạy dẫn đến việc giảng dạy không bám sát đề cương, xa rời thực tế vẫn xảy ra trong một số chương trình đào tạo.

Nhà trường luôn chỉ đạo các đơn vị xây dựng và hoàn thiện và bổ sung hệ thống học liệu theo các tiêu chí của đơn vị mình. Mặc dù đã có những cố gắng tích cực, tuy nhiên với đặc điểm của hệ đào tạo VLVH nên công tác học liệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sinh viên phần lớn vẫn học theo tài liệu hướng dẫn của giảng viên và thụ động trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu phục vụ việc học tập của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường cao đẳng sư phạm hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 42)