II. Sự cần thiết tuyển sinh hệ VLVH tại các cơ sở liên kết đào tạo trong và ngoài thành phố Hà Nộ
d) Công tác quản lý tổ chức đào tạo hệ VLVH
3.1.3. Nguyên tắc kế thừa và phát triển
Phải xuất phát từ yêu cầu đổi mới tư duy về giáo dục đào tạo và thực trạng quản lý quá trình đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường CĐSPHN. Bối cảnh mới của đất nước trong thế kỷ 21 đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với việc phát triển của giáo dục và đào tạo. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tạo động lực cho sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho thị trường lao động được mở rộng và nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao và ngày càng đa dạng. Tính chất đa dạng được biểu hiện ở cấp độ đào tạo, ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo (hệ đào tạo), tuổi tác của người có nhu cầu đào tạo, nguồn kinh phí đào tạo.... có thể nói quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường đã điều tiết quá trình giáo dục đào tạo. Nhà trường không chỉ đào tạo những gì mà họ có
59
sẵn mà đòi hỏi phải điều chỉnh theo ngành nghề, loại hình đào tạo... Nói một cách khác cần thiết phải thay đổi tư duy về quản lý trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, không chỉ đối với hệ đào tạo chính quy mà ngay cả đối với hệ đào tạo vừa làm vừa học, tự học có hướng dẫn, đào tạo từ xa....
Mặt khác các biện pháp đổi mới quản lý phải xuất phát từ thực trạng quản lý hệ vừa làm vừa học của trường CĐSPHN. Điều đó một mặt góp phần hoàn thiện quá trình quản lý, mặt khác đảm bảo tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp cần khai thác các mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu của quá trình quản lý. Nói một cách khác các biện pháp cần nhằm vào các khâu yếu, các mắt xích có thể sẵn sàng kiểm soát được của hệ thống.
+ Các biện pháp cần hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế.
Ngày nay hội nhập khu vực và quốc tế là một xu thế tất yếu, điều này diễn ra trong mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Hội nhập khu vực và quốc tế một mặt nâng cao nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác, có thể “đi tắt” “đón đầu” trong việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới trong giáo dục đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần phải phát huy nội lực cạnh tranh của mình không chỉ ở trong nước mà còn có thể vươn ra ngoài. Để có thể đứng vững trong cạnh tranh đòi hỏi trường CĐSPHN phải khai thác và sử dụng tốt tất cả các nguồn lực, một mặt nâng cao chất lượng đào tạo một mặt có thể mở rộng quy mô. Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở kế thừa những thành quả giáo dục đào tạo của đất nước, phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới.