Quản lý học viên hệ VLVH

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường cao đẳng sư phạm hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 49)

II. Sự cần thiết tuyển sinh hệ VLVH tại các cơ sở liên kết đào tạo trong và ngoài thành phố Hà Nộ

d) Công tác quản lý tổ chức đào tạo hệ VLVH

2.3.3. Quản lý học viên hệ VLVH

Học viên hệ VLVH thường không phải có mục đích chính là học để biết, để nâng cao nhận thức mà thường là học để có bằng, để hợp lý hóa vị trí

đang làm việc có cơ hội tìm việc làm tốt hơn… Với tâm lý đó, điểm số

là mục tiêu đầu tiên mà mọi học viên hệ này hướng tới. Chính điều này làm triệt tiêu mọi động cơ học tập. Học viên chỉ có tâm lý học đối phó, học để đủ

50

điều kiện thi và thi đạt kết quả. Quy chế đào tạo cũng đã có những quy định để học viên đi học chuyên cần hơn, nhưng học viên thường đối phó linh hoạt, chẳng hạn như thuê người học, báo cáo điểm danh hộ, bỏ các tiết không điểm danh,…Cũng không ít tình trạng học viên đóng tiền cho giảng viên để việc đánh giá được tốt hơn, thực chất đây là mua bán điểm. Một lớp học tại chức, nhất là những lớp của những học viên đã có kinh tế khá giả, thì việc đóng thêm “các loại quỹ” để “hỗ trợ nâng cao điểm” là rất phổ biến. Xã hội cũng coi đây là hiện tượng bình thường. Mặt khác, hầu hết các cơ quan của người đi học hệ VLVH chưa tạo điều kiện tốt cho người học kể cả về thời gian cũng như các điều kiện vật chất cụ thể khác để khuyến khích các thành viên trong cơ quan đó yên tâm học tập. Có nhiều trường hợp người đi học phải trả “tiền thuê” cho người đang làm tại cơ quan đã làm việc thay cho họ, như trong đào tạo giáo viên, người đi học phải trả tiền giờ dạy thay của các giáo viên không đi học khác trong trường. Việc bố trí lịch làm việc của cơ quan, do không quan tâm đến người đi học nên bị chồng chéo thời khóa biểu học tập buộc người học phải nghỉ học. Sự gắn kết, liên hệ giữa cơ quan quản lý

người học và cơ sở đào tạo cũng không chẽ nên khó phối hợp quản lý

người học.

Quản lý hoạt động học tập của học viên là quản lý việc thực thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của học viên trong quá trình đào tạo.

Công tác quản lý hoạt động học tập của học viên khá phức tạp, phải được tiến hành trong suốt quá trình từ khi học viên nhập học đến khi tốt nghiệp ra trường. Đối với học viên hệ VLVH ở trường CĐSPHN được thực hiện trên cơ sở theo Quy chế đào tạo hệ VLVH của Bộ GD-ĐT qui định. Tuy nhiên, công tác quản lý học viên hệ VLVH khó khăn hơn so với sinh viên chính qui, bởi vì đối tượng người học đa dạng về trình độ, về tuổi đời; họ vừa tham gia lao động sản xuất vừa tham gia học tập…do đó không thể quản lý như SV chính qui, việc quản lý học tập học viên chủ yếu là quản lý theo dõi về sĩ số, điểm học kỳ…,

51

thông qua tiến trình giảng dạy, thi hết học phần, tốt nghiệp,…nhằm đảm bảo tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Trong phạm vi giới hạn, tác giả xin đề cập đến vấn đề quản lý nề nếp học tập: sĩ số, tiến độ học tập, thi cử…của học viên hệ VLVH tai trường.

Việc theo dõi quản lý học viên tại Trường và các cơ sở liên kết đào tạo là do Trung tâm liên kết đào tạo – Bồi dưỡng phụ trách. Khi được hỏi về công tác quản lý học viên VLVH hiện nay của trường đại đa số cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là tốt chiếm tỉ lệ 85,12% (103/121 ý kiến cán bộ quản lý – giáo viên).

Thông qua tuần sinh hoạt giáo dục công dân vào đầu mỗi khóa học, Trung tâm Liên kết đào tạo – Bồi dưỡng phổ biến qui chế đào tạo và tiến trình học tập của học viên. Lịch thi học phần, thi tốt nghiệp …đều được thông báo chậm nhất trước một tuần và công khai trên lớp để học viên được biết. Giờ giấc lên lớp, thái độ học tập của học viên được tính vào mức độ chuyên cần và được GV đánh giá cho điểm thi khi kết thúc môn học. Kiểm tra đánh giá hoạt động học tập trên lớp của học viên và kết quả học tập của học viên được thực hiện theo qui chế đào tạo hệ VLVH của Bộ GD –ĐT

Khi khảo sát 121 CBQL-GV nhận xét về thái độ học tập và chất lượng đào tạo của nhà trường đối với học viên các lớp hệ VLVH, kết quả được đánh giá như sau:

-Về thái độ của học viên có 13/121 ý kiến cho rằng học viên hệ VLVH của trường có ý thức cao trong học tập (chiếm tỉ lệ 11,2%); 68/121 ý kiến cho rằng học viên có ý thức học tập (chiếm tỉ lệ 56,2%); 40/121 ý kiến cho rằng học viên chưa có ý thức học tập (chiếm tỉ lệ 32,6%)

- Về chất lượng đào tạo đối với học viên : có 78,2% ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo các lớp học tại trường là tốt; 69,3 % ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo các lơp học tại cơ sở liên kết là tốt.

52

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường cao đẳng sư phạm hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)