mmol/l tại các thời điểm với ng−ỡng lactat bằng 4 mmol/l.
Kết quả đ−ợc trình bày tại bảng 3.6
Tại từng thời điểm với ng−ỡng lactat là 4 mmol/l, kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 thời điểm, lactat đều có độ kết hợp d−ơng tính với tình trạng sống TV của BN, mức cao nhất tại T3: OR= 8 với p<0,05; tại T4 có 7 BN với lactat
≥ 4 mmol/l tất cả đều TV với p<0,05; tại T5: OR= 7,9 với p<0,05. Các thời điểm khác nguy cơ TV cao hơn ở nhóm lactat ≥ 4 mmol/l nh−ng không có ý nghĩa thống kê.
Tại 3 thời điểm T3, T4, T5 lactat ≥ 4 mmol/l có vai trò trong tiên l−ợng TV có lẽ phản ánh đ−ợc sự thiếu oxy tổ chức, sự đáp ứng với điều trị do đó đánh giá đ−ợc mức độ nặng của bệnh và có liên quan tới tỉ lệ TV tại khoa hồi sức. Các thời điểm khác lactat ≥ 4 mmol/l không có giá trị tiên l−ợng TV, có lẽ khi đó sự thiếu oxy tổ chức không phản ánh tốt bởi tại 2 thời điểm đầu (T1 và T2) không có sự t−ơng đồng giữa các BN về nguyên nhân gây SNK, mức độ sốc, quá trình điều trị tr−ớc khi đến bệnh viện,...Tại thời điểm T7, lúc này số BN còn quá ít.
Tác giả Nguyễn Thành Nam và cộng sự (2006) [9], nghiên cứu giá trị tiên l−ợng của lactat máu động mạch trên 46 BN nhi NKN và SNK cho thấy: giá trị lactat của BN NKN và SNK tại thời điểm lúc vào khoa HSCC tăng cao chiếm 82,7%, trung bình là 6,28 ± 4,12 mmol/l. Nồng độ lactat trung bình của
nhóm TV cao hơn rõ rệt so với nhóm sống tại thời điểm lúc vào viện (7,18 ± 4,26 mmol/l so với 4,64 ± 3,39 mmol/l), sau 12 giờ (7,53 ± 5,21 mmol/l so với 3,31 ± 2,46 mmol/l) và sau 24 giờ vào viện (5,58 ± 3,15 mmol/l so với 3,02 ± 2,13 mmol/l). Tác giả này không phân tích giá trị của lactat cho nguy cơ TV, điểm tách biệt của lactat giữa nhóm sống và TV.
Theo Phạm Thị Khuê và cộng sự, nghiên cứu trên 50 BN sốc, trong đó có 28 BN SNK (1997), kết quả cho thấy: nồng độ lactat máu của nhóm sống 4,51 ± 1,21 mmol/l thấp hơn nhóm TV 7,35 ± 4,02 mmol/l. Khi nồng độ lactat máu của BN sốc > 4 mmol/l thì khả năng sống sót chỉ khoảng 50% [7].
Theo H.Bryant Nguyen [49] sử dụng độ thanh thải lactat sớm để đánh giá tiên l−ợng BN NKN và SNK, thấy có nhiều yếu tố có ý nghĩa tiên l−ợng bệnh nh−: tiểu cầu giảm, thời gian thrombin kéo dài, albumin máu thấp, bilirubin toàn phần cao, tăng lactat máu và độ thanh thải lactat thấp. Sau khi sử dụng phép phân tích đa biến thì tác giả nhận thấy chỉ có độ thanh thải lactat là có giá trị tiên l−ợng TV, đặc biệt trong 6 giờ đầu cấp cứu.
Theo Sat Sharma và cộng sự (2004), những BN có lactat > 5 mmol/l và pH < 7,35 có tỉ lệ TV tới 75% [65]. Barry A. Mizock [46] và cộng sự, nhận thấy tỉ lệ TV tăng từ 18% lên 73% ở các BN cấp cứu có nồng độ lactat máu > 4,4 mmol/l.
4.3. Giá trị của lactat trong theo dõi diễn biến của SNK 4.3.1. Nồng độ lactat trung bình của nhóm nghiên cứu tại các thời điểm 4.3.1. Nồng độ lactat trung bình của nhóm nghiên cứu tại các thời điểm
Kết quả đ−ợc trình bày tại bảng 3.7
Nồng độ lactat trung bình cao nhất (3,62 ± 2,06 mmol/l) tại thời điểm T1, giảm hơn ở các thời điểm sau.
Theo tác giả Phạm Thị Khuê (1997) [7], nồng độ lactat máu trung bình khi vào viện của bệnh sốc là 5,76 ± 3,12 mmol/l. Theo tác giả Nguyễn Thành
Nam (2006) [9], nồng độ lactat máu tại thời điểm lúc vào viện là 6,28 ± 4,12 mmol/l và giảm dần theo thời gian điều trị, giảm nhiều tại thời điểm 24 giờ sau khi vào viện. Có điểm t−ơng tự giữa nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả khác là nồng độ lactat đạt mức cao nhất tại thời điểm lúc vào viện và đều giảm hơn ở các thời điểm sau đó.
4.3.2. Nồng độ lactat trung bình của nhóm nghiên cứu tại các thời điểm theo nhóm sống và TV. nhóm sống và TV.
Kết quả đ−ợc trình bày tại bảng 3.8
Tại thời điểm lúc vào viện nồng độ lactat trung bình của nhóm sống (3,83 ± 1,78 mmol/l) cao hơn nhóm TV (3,48 ± 2,26 mmol/l), nh−ng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). ở các thời điểm khác từ T2 đến T7, nồng độ lactat của nhóm TV luôn luôn cao hơn nhóm sống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) tại hai thời điểm T5, T6.
Theo tác giả Phạm Thị Khuê (1997) [7], đối với nhóm BN sống nồng độ lactat máu giảm 19% sau 12 giờ điều trị đầu tiên so với giá trị ban đầu. Đối với nhóm TV mặc dù đ−ợc điều trị t−ơng tự nh−ng nồng độ lactat vẫn tăng dai dẳng hoặc giảm không đáng kể. Theo tác giả Nguyễn Thành Nam (2006) [9], giá trị lactat máu ở nhóm BN TV cao hơn hẳn so với nhóm BN sống tại thời điểm lúc vào viện, 12 giờ và 24 giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Barry A. Mizock và cộng sự [46], trong một nghiên cứu các BN bị SNK, nhận thấy nồng độ lactat máu lúc bắt đầu xuất hiện SNK không thấy khác biệt giữa nhóm sống và nhóm TV. Tuy vậy, một sự giảm lớn hơn nồng độ lactat trong khi điều trị đ−ợc nhận thấy ở các BN sống sót so với các BN TV. Vincent. JL và cộng sự nhận thấy các BN bị sốc tuần hoàn có giảm lactat > 5% so với giá trị ban đầu trong giờ đầu điều trị có tiên l−ợng tốt hơn so với các BN không thấy có dấu hiệu này [72].
của nhóm sống luôn thấp hơn nhóm TV nh−ng sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê tại T5 và T6. Có lẽ do giữa các BN không có sự đồng nhất về các yếu tố nh−: nguyên nhân gây SNK, mức độ sốc khác nhau, quá trình đ−ợc chẩn đoán và xử trí khác nhau tr−ớc khi đến bệnh viện, hơn nữa do số l−ợng BN nghiên cứu còn hạn chế. Do đó dẫn đến sự phân bố lactat không chuẩn.