Đã có rất nhiều tác giả trong n−ớc và quốc tế, nghiên cứu giá trị của lactat để giúp chẩn đoán, tiên l−ợng độ nặng và theo dõi hiệu quả điều trị của SNK. Trong quá trình nghiên cứu, hầu hết các tác giả đều chọn ng−ỡng (cut- off point) lactat bằng 4 mmol/l, đều thấy rằng với ng−ỡng lactat này giúp
chẩn đoán và đánh giá độ nặng của SNK cho mức xác suất có ý nghĩa thống kê cao nhất.
Broder và Weil (1964) nghiên cứu 56 BN SNK, thấy tỉ lệ TV có liên quan với tăng nồng độ lactat máu: tăng 1 mmol/l TV 18%; tăng 1-2 mmol TV 40%; tăng 2-4 mmol/l TV 74%; tăng >4 mmol/l TV 89%. Tác giả kết luận, bất kỳ một tăng lactat >4 mmol/l dự đoán một tiên l−ợng nặng.
Blair và cộng sự (1974), nghiên cứu trên 51 BN SNK thấy tỉ lệ TV là 100% khi lactat >4 mmol/l.
Henning và cộng sự nghiên cứu trên 28 BN SNK, thấy các BN có nồng độ lactat máu tăng liên tục >4 mmol/l trong 12 giờ hay lâu hơn, tất cả đều TV.
Peretz và cộng sự nhận thấy tỉ lệ TV tăng từ 18% lên 73% ở các BN cấp cứu có nồng độ lactat máu >4 mmol/l.
Phạm Thị Khuê và cộng sự (1997), nghiên cứu giá trị lactat máu đã kết luận lactat máu tăng trong mọi tr−ờng hợp sốc, sự biến đổi của nồng độ lactat máu trong quá trình điều trị phù hợp với diễn biến lâm sàng của BN hồi sức. Lactat máu có giá trị trong chẩn đoán mức độ nặng và tiên l−ợng BN sốc. Khi nồng độ lactat máu >4 mmol/l thì khả năng sống sót khoảng 50% [7].
Bakker và cộng sự (1991), nghiên cứu trên 48 BN SNK kết luận lactat giảm rõ rệt ở nhóm sống. Định l−ợng lactat máu tại nhiều thời điểm một cách hệ thống có giá trị rất cao trong dự đoán sự tiến triển của suy đa tạng [18], [19].
I. Smith và cộng sự (2000) nghiên cứu trên 148 BN vào khoa điều trị tích cực rút ra kết luận lactat máu và kiềm d− (BE) hoặc phối hợp cả hai giá trị có tác dụng dự đoán kết quả điều trị của các BN HSCC [68].
Nh− vậy, lactat máu là một chỉ số xét nghiệm có giá trị thích hợp giúp cho các nhà lâm sàng đánh giá mức độ nặng và theo dõi diễn biến của SNK [43].
Ch−ơng 2
đối t−ợng vμ ph−ơng pháp nghiên cứu