Kết quả đ−ợc trình bày tại biểu đồ 3.1
Trong 46 BN nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nam 30 BN chiếm 65,2%; nữ 16 BN chiếm 34,8%.
Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Marjut Varpula: nam chiếm 59% [40]; Simru Turnaoglu: nam chiếm 52% [67]; River EP: nam 50,4% ở nhóm điều trị, 50,8% ở nhóm chứng [60].
Sat Sharma nhận xét SNK th−ờng gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ bệnh ở nam chiếm 52 – 66% tổng số BN SNK [65].
4.1.3. Nguyên nhân gây SNK
Kết quả đ−ợc trình bày tại bảng 3.2
Trong nghiên cứu của chúng tôi nguyên nhân gây SNK chủ yếu xuất phát từ bệnh lý hô hấp chiếm 56,5%, đứng thứ hai là nhiễm khuẩn đ−ờng tiêu hoá chiếm 19,6%.
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Khuê [7], có 28 BN SNK, trong đó nguyên nhân gây SNK chủ yếu là do nhiễm trùng đ−ờng mật.
Theo tác giả D−ơng Thị Hoan [4], với đa số là BN sau mổ. SNK với nguyên nhân chủ yếu là bệnh lý sỏi mật chiếm 58,3%.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Sunit S: bệnh lý gây SNK gặp nhiều là nhiễm khuẩn đ−ờng hô hấp chiếm 36,7%.
Đa số BN nghiên cứu của chúng tôi đều là BN nhiễm khuẩn đ−ờng hô hấp và thuộc loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Có lẽ kết quả này một phần do nghiên cứu của chúng tôi đ−ợc thực hiện tại cơ sở nội khoa lớn nhất của miền bắc n−ớc ta, th−ờng xuyên nhận các BN nặng từ các khoa trong bệnh viện Bạch mai, hoặc từ các bệnh viện khác trong thành phố và các tỉnh thành khác
chuyển đến. Hơn nữa ở Việt Nam hiện nay tỉ lệ nhiễm khuẩn đ−ờng hô hấp rất cao, đặc biệt những năm gần đây có sự xuất hiện của các bệnh viêm phổi do virus cúm A-H5N1, cúm A-H1N1. Một tình trạng khá phổ biến là ng−ời bệnh th−ờng tự mua thuốc kháng sinh để điều trị khi bị một bệnh viêm nhiễm ở đ−ờng hô hấp dẫn đến tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh rất lớn. Khi BN đến bệnh viện khám chữa thì bệnh đã khá nặng, kèm theo nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao. Do đó, bệnh lý nhiễm khuẩn đ−ờng hô hấp tiềm tàng nguy cơ SNK cao hơn các nhóm bệnh lý khác.
4.1.4. Kết quả điều trị
4.1.4.1. Tỉ lệ BN sống và TV
Kết quả đ−ợc trình bày tại biểu đồ 3.2
Trong 46 BN nghiên cứu có 27 BN TV, chiếm 58,7% và 19 bệnh sống, chiếm 41,3%.
Theo tác giả Phạm Thị Khuê [7], nghiên cứu trên BN sốc tỉ lệ TV chung: 44% (trong đó tỉ lệ TV của nhóm SNK là 59,09%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi).
Nguyễn Ngọc Thọ nghiên cứu trên BN SNK điều trị tại bệnh viện Việt Đức tỉ lệ TV giai đoạn 1977-1980 là 68,85%; giai đoạn 1987-1990 là 56,25% [11].
Trong nghiên cứu của River EP tỉ lệ TV tại bệnh viện ở nhóm chứng là 46,5%; ở nhóm điều trị là 30,5% [60]. Reinhart K nghiên cứu trên 11 BN SNK điều trị tại phòng hồi sức thấy tỉ lệ TV 7/11 (63%) [58]. Nghiên cứu của Marjut Varpula thấy tỉ lệ TV là 55,3% [40] . Kortgen nghiên cứu trên BN sốc tỉ lệ TV của nhóm điều trị (gồm điều trị sớm, kiểm soát đ−ờng huyết tốt, điều trị hydrocortisone và sử dụng protein C hoạt hoá) là 27%, trong khi ở nhóm chứng (điều trị thông th−ờng) tỉ lệ TV là 53% [34].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Djillali Annane nhận xét tỉ lệ TV sớm do NKN và SNK trong những năm gần đây đã giảm đáng kể từ 62% trong những năm 1990 xuống 56% trong năm 2000. Tỉ lệ TV thay đổi từ 35 – 70% tuỳ thuộc vào tuổi, giới, yếu tố nguy cơ, bệnh lý mạn tính, điều trị sớm hay muộn, tại phòng hồi sức BN có bị suy thận, tổn th−ơng phổi cấp hay không, có nhiễm trùng bệnh viện không, có bị nhiễm nấm hay không [24].
4.1.4.2. Thời gian thở máy, thoát sốc và nằm điều trị tại khoa HSTC
Kết quả đ−ợc trình bày tại bảng 3.3
Thời gian thở máy trung bình 5 ± 3,1 ngày, thời gian thoát sốc là 96,6 ± 76,95 giờ, thời gian nằm tại khoa HSTC là 8 ± 8,7 ngày.
Theo tác giả D−ơng Thị Hoan [4], thời gian thở máy 5,9 ± 4,6 ngày, thời gian BN nằm phòng Hồi sức sau mổ là 6,7 ± 4,8 ngày.
Nguyễn Ngọc Thọ: thời gian thở máy trung bình ở nhóm nghiên cứu: 31giờ [11].
River EP: thời gian thở máy ở nhóm điều trị là 9,0 ± 13,1 ngày, ở nhóm chứng: 9,0 ± 11,4 ngày [60].
4.2. Giá trị của lactat trong xác định mức độ nặng của SNK của SNK
4.2.1. Đặc điểm chung của lactat
Kết quả đ−ợc trình bày tại bảng 3.4
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ lactat trung bình: 3,14 ± 2,47 mmol/l, mức thấp nhất là 0,6 mmol/l, mức cao nhất 15,0 mmol/l. Trong đó tại thời điểm lúc vào viện lactat trung bình 3,62 ± 2,06 mmol/l và giảm dần ở các thời điểm sau.
tất cả các BN đ−ợc chẩn đoán sốc tuần hoàn đều có tăng lactat máu, nồng độ lactat trung bình 5,76 ± 3,12 mmol/l, mức thấp nhất 3,0 mmol/l và cao nhất là 18,2 mmol/l. Sự biến đổi của nồng độ lactat máu trong quá trình điều trị phù hợp với diễn biến lâm sàng của các BN.
Tác giả Nguyễn Thành Nam (2006) [9], nghiên cứu sự biến đổi nồng độ lactat trung bình của nhóm nghiên cứu qua các thời điểm, lactat tại thời điểm lúc vào viện là cao nhất (6,28 ± 4,12 mmol/l), giảm dần ở thời điểm 12 giờ (6,09 ± 4,87 mmol/l), và giảm hơn nữa ở thời điểm 24 giờ sau nhập viện (4,48 ± 3,09 mmol/l).
Nồng độ lactat trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Khuê có lẽ do có sự khác nhau trong các quá trình chẩn đoán và điều trị: ngày nay với sự tiến bộ của y học nói chung và của ngành HSCC nói riêng trong vấn đề chẩn đoán và điều trị SNK. Sự ra đời của các phác đồ h−ớng dẫn chẩn đoán và điều trị SNK đã giúp các nhà lâm sàng phát hiện, chẩn đoán SNK sớm hơn tr−ớc đây. Hơn nữa phác đồ điều trị SNK ngày càng tiến bộ hơn tr−ớc nh− sự tiến bộ trong quá trình thông khí nhân tạo, sự kết hợp của lọc máu liên tục, lọc máu ngắt quãng, việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc vận mạch,...hơn nữa các BN của chúng tôi đồng nhất là SNK.