Kết quả đ−ợc trình bày tại biểu đồ 3.5 và bảng 3.11
Khi xét nghiệm thấy pH máu giảm có nghĩa là cơ thể đang trong tình trạng toan hoá máu mất bù, có thể là toan chuyển hoá hoặc toan hô hấp. Trong SNK do tình trạng thiếu oxy mô, dẫn đến chuyển hoá glucose theo con đ−ờng yếm khí sinh ra nhiều lactat làm toan hoá máu. Theo các tác giả A.Farah và cộng sự (2003) [28], tình trạng nhiễm toan, pH máu giảm và tăng lactat máu có mối liên quan chặt chẽ với tỉ lệ TV. Nguyễn Thành Nam nhận xét: có mối t−ơng quan chặt chẽ giữa lactat và pH đặc biệt ở hai thời điểm vào viện và 12 giờ [9].
Trong nghiên cứu chúng tôi tiến hành đánh giá mối t−ơng quan tuyến tính giữa lactat với pH qua các thời điểm, nhận thấy chúng có mối t−ơng quan nghịch biến t−ơng đối chặt chẽ tại các thời điểm từ T4 đến T6. Còn ở 3 thời điểm đầu không thấy có mối t−ơng quan có lẽ do không có sự t−ơng đồng về các yếu tố trong SNK, hơn nữa pH máu còn chịu ảnh h−ởng của rất nhiều yếu tố khác nữa nh− hô hấp, tuần hoàn, huyết động, sự tác động của điều trị nh− việc truyền bicarbonate, thông khí nhân tạo, thận nhân tạo,...đều có thể làm
thay đổi pH máu. Đối với lactat ít bị ảnh h−ởng hơn bởi điều trị ngoại trừ liệu pháp lọc máu liên tục có thể làm giảm nồng độ lactat máu. Mối liên quan giữa lactat và pH đặc biệt ở thời điểm 18 giờ và các thời điểm sau đó, là thời điểm đánh giá lại bằng xét nghiệm sự đáp ứng với điều trị. Cả hai yếu tố lactat và pH đều có giá trị theo dõi diễn biến của SNK nh−ng nếu xem xét đơn lẻ từng yếu tố thì rõ ràng yếu tố có giá trị hơn vẫn là lactat. Nh− vậy nếu kết hợp cả hai yếu tố này để đánh giá độ nặng và theo dõi diễn biến của SNK sẽ càng tốt hơn.