Nghiệp hoạt động có hiệu qua.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 91)

- Với các ngành nghề thủ công truyền thống.

nghiệp hoạt động có hiệu qua.

Trước hết là chính sách thuế, hiện nay, ở Việt nam, hệ thống thuế sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã có một sự thay đổi ỉớn. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm cần có những biện pháp khắc phục:

+ Để đạt được nguồn ngân sách ở mức cao nhất, thì chính sách thuế phải hợp lý, nhung nếu vượt qua điểm tối đa đó, thì người sản xuất sẽ nản lòng, dân chúng không muốn làm việc và tìm cách trốn thuế, chuyển sang hoạt độns kình tế ngầm và tổng thu nhập về thuế sẽ giảm sút. Do vậy, để đảm bảo chính sách thuế thực sự là cống cụ quản lý vĩ mô sắc bén và có hiệu quả, vừa kích thích sản xuất phát triển, vừa ổn định nguồn thu ngân sách thì hệ thống thuế cần có tầm nhìn dài hạn về chính sách thuế; chính sách thuế phải mang tính pháp lý cao, đảm bảo tính hiệu quả trong khi ban hành và thực hiện phải phù hợp với thực tiễn để đảm bảo tính khả thi; thuế cần đem giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thí hành và đặc biệt phải đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ nộp thuế trong mọi thành phần kinh tế.

+ Để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp, chính sách thuế đối với khu vực doanh nghiệp này có thể đổi mói theo hướng: bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc quy mô khác nhau; xác định đúng đối lượng được ưu đãi thuế; tăng mức độ ưu đãi...đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

+ Bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi ihành phần kinh tế. Tính công bằng thể hiện ở mức thuế phù hợp với khả năng đóng góp của các đối tượng. Tuy nhiên để khuyến khích nền công nghiệp nước nhà phát triển, chúng ta cẩn ưu tiên các doanh nghiệp trong nước hơn các doanh nghiệp nước ngoài.

của nhà nước thường mang tính xã hội như: ưu đãi các doanh nghiệp vùng núi, hải đảo, một số doanh nghiệp trong ngành chế biến nông sản. Chính sách thuế chưa ưu đăi quy mô, chưa tạo điều kiện để doanh nghiộp vừa và nhỏ vượt lên đứng vững và kinh doanh có hiệu quả. Do đó, trong chính sách ưu đãi cần xác định đúng đối tượng và tiêu thức ưu đãi; việc ưu đãi cần hướng tới tính hiệu quả kinh tế, thúc đẩy các xu hướng kinh doanh, hiệu quả và văn minh, đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá công nghệ, bảo vệ môi trường.

+ Tăng mức độ ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp, giảm mức thuế suất cho các doanh nghiệp này từ 3 đến 5 năm (mức giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là 1 đến 2 năm), để các doanh nghiệp có khả năng tích luỹ ban đầu cho phát triển sản xuất, đứng vững trên thị trường và miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cò n g nghệ hiện đại, công nghệ sạch, cũng như là đầu tư vào sản phẩm mới; giảm thuế lợi tức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều công nhân, các doanh nghiệp sử dụng ít vốn nhưng có hàm lượng lao động nhiều như doanh nghiệp dột may, sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ; giảm, thậm chí m iẽn thuế cho những doanh nghiệp đớng góp vào công cuộc phát triển nông Ihôn, khai hoá vùng sâu, vùng xa lạc hậu.

+ M ở rộng hoạt động tuyên truyền về thuế, đặc biệt là hệ thống thuế m ới, như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp... cho mọi đối tượng là người dân cũng như doanh nshìệp, đây là việc làm cần thiết và rất quan trọng.

+ Chính sách thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được đặt trong hệ thống chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, tạo nên tác đ ộn g tổng hợp, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta.

Hai là: chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghệpcó ý nghĩa rất to lớn cho sự tổn tại và phát triển của khu vực doanh nghiệp này, vì hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ c ó khó khãn lớn nhất về vốn. D o vậy, để đáp ứng được những nhu cầu cấp bách về vốn của các doanh nghiệp này, về phía nhà nước cần có những giải pháp cụ thể sau:

+ Cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý lành mạnh, tạo tiền đề và cơ sở cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thuận lợi như: tạo sự bình đẳng về uy tín vay giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước, cụ thể: tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng ngân hàng phù hợp với với đối tượng vay là doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nguyên tắc bảo đảm an toàn vốn ngân hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách thuận tiện nhanh chóng;tiếp tục mở rộng, đa dạn£ hoá các loại hình tổ chức tín dụng và nâng cao chất lượng dịch vụ đến với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Thực hiện lãi suất ưu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: có thể giới hạn sự ưu đãi đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có triển vọng, sản xuất có hiệu quả, những doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ hiện đại, đào tạo nghề. Đ ể thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với nhiều doanh nghiệp trong điều kiện nguồn tài chính còn hạn chế thì chúng ta có thể áp dụng hình thức trợ cấp lãi suất.

+ Thành lập hộ thống tín dụng có tính chất hỗ trợ của nhà nước. Ở phạm ví quốc gia, nhà nước nên thành lập “quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp”, ở các địa phương cũng nên triển khai hình thức này để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện vay vốn với mức lãi suất hợp lý để đầu tư vào phát triển sản xuất.

+ Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn, nhà nước cần thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp các doanh nghiệp này tiếp cận và vay được vốn. Nguồn vốn của quỹ có thể được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: nguồn O DA, nguồn từ ngân sách, nguồn đóng ?óp của hiệp hội các doanh nghiệp, nguồn đóng góp của ngân hàng lớn... Trong khi hoạt động thì nguồn thu của quỹ từ lệ phí thẩm tra dự án, kế hoạch kinh doanh và lệ phí thường niên, để từ đó có chi phí trả lương cho cán bộ, chi phí bồi thường cho các dự án bị rủi ro. Mặc dù vây, các lệ phí thu của quỹ phải nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nên quỹ bảo lãnh tín dụng phải hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận.

+ M ớ rộng, phát triển thị trường thuê m u a : đây là biện pháp thay thế vốn ngân hàng. Tín dụng thuê mua có đặc điểm của hoạt động tín dụng, nhưng vì tài sản sử dụng thuộc quyền sử dụng của công ty thuê mua nên trong thực tế các doanh nghiệp thuê quyền sử dụng đó đã mang tính thế chấp trong vay mượn. Đ iều này giúp cho các doanh nghiệp ít vốn hoặc không có tài sản thế chấp nhưng dễ dàng có được tài sản để tiến hành sản xuất.

+ Về phía n g â n hàng, th ủ tục cho vay cần đơn giản, tăng số lượng tiền cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong từng loại doanh nghiệp. Đổng thời, các ngãn hàng cần tham gia tích cực hơn trong việc hỗ trợ tư vấn, lập dự án, thẩm định dự án khả thi để cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp.

+ Hỗ trợ tín đụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay, nhưng để hoạt động có hiệu qua, đoi hỏi sự tác động đồng bộ của các chính sách khác. Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả thiết thực. Nên tránh những hoạt động mang tính hình thức, phong trào, dàn trải, cũng không nên quy các kết quả hoạt động kinh doanh thành các quan hệ hình sự, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt độ.

3.23. Đổi mới tổ chức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ. nhỏ.

Việc quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn nhiều vướng mắc, hiện tượng trùng lặp, chồng chéo trong quản lý siữa các bộ máy đang tồn tại gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, đã đến lúc cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo lĩnh vực. Cơ quan này cần được thành lập ít nhất hai lĩnh vực: công nghiệp và thương mại.

N ội dung quản lý các cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp được hệ thống hoá như sau:

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)