Lợi nhuận được chia phù hợp với công sức đóng góp của xã viên Phát triển đào tạo, giáo dục xã viên.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

- Phát triển đào tạo, giáo dục xã viên.

- Các tổ chức trong hợp tác xã hợp tác với nhau ở tất cả các cấp, địa

phương, quốc gia, quốc tế, cần phải có bước đi quá độ để khuyến khích, tổ chức lại các hợp tác xã, tổ hợp tác xã và các hộ cá thể để không gây xáo trộn

ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người lao động.

Qua tìm hiểu những hợp tác xã đang tồn tại và phát triển tốt, tham khảo kinh nghiệm tổ chức hợp tác xã một số nước có hình thức này rất phát triển như Đan Mạch, Thuỵ điển, Canađa... chúng ta có thể rút ra những kinh nghiêm có thể nhân rộng như sau:

Trước hết phải giải quyết thoả đáng quyền lợi cho xã viên đã nhiều nâm gắn bó với hợp tác xã. Muốn làm được việc này phải đánh giá lại tài sản, vốn hiện có, giải quyết công nợ, tạo nguồn vốn để giải quyết chế độ cho xã viên.

Trên cơ sở điều lệ của nhà nước, điều lệ hợp tác xã phải đảm bảo tôn trọng sở hữu cá nhân và tài sản đã được bảo hộ.

Bộ máy quản lý hợp tác xã phải là những người có năng lực thực sự để lạo niềm tin cho xã viên góp vốn.

Hướng dẫn khuyến khích sự phát triển của kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đinh, tạo ra những chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Xét irên khía cạnh phát triển nẻn kinh tế, có thể coi kinh tế cá thể hộ gia đình là điều kiện để hình thành và phát triển thành phần kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã.

3.1.2. Phát triển doan h nghiệp vừa và nhỏ với m ọi trình độ công

ngh ệ, khuyến khích áp dụ n g công nghệ tiên tiến hiện đ ạ i, đồng thời chú trọn g phát triển ngành nghê truyền thống.

Đổi mới và hiện đại hoá kỹ thuật, cồng nghệ là một yêu cầu quan trọng mang tính sống còn đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp. Điều đó xuất phát từ thực trạng công nghệ, kỹ thuât còn lạc hậu tại khu vực doanh nghiệp này, do vậy việc phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần phải đặc biệt chú trọng đến các yêu cầu về việc áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất. Cần tập trung sự ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng sử dụng được công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất.

còng nghệ của mình phù hợp với đặc điểm, điều kiện, quy mô sản phẩm, trình độ tiếp nhận của công nhân với yèu cầu của thị trường trong và ngoài nước để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Kết hợp các trình độ công nghệ phù họp với từng điều kiện cụ thể của

doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề hết sức quan trọng để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

+ Áp dụng công n g h ệ nhiéu trìn h độ, tranh thủ công n g h ệ hiện đ ại với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu, có khả năng và có điều kiện. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng chế biến lương thực, thực phẩm... cần áp dụng công nghệ hiện đại, cần tăng cường đầu tư chiều sâu để nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Còn đối với đa số doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh còn lại áp dụng công nghệ ở nhiều trình độ khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, có chăng nên đầu tư có trọng điểm.

+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu chưa đủ điều kiện cho việc áp dụng công nghệ mới cần áp dụng côns nghệ phù hợp và cần tìm cơ hội tranh thủ công nghệ tiên tiến. Trước hết cần sắp xếp thứ tự ưu tiên để trong điều kiện vốn đầu tư còn hạn chế vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu này nâng cao trình

độ công nghệ những khâu cần thiết nhất, đặc biệt là những khâu có tác động

trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Trong điều kiện nước ta còn dư thừa nhiều lao động, vì vậy việc sử dụng công nghệ phải quán triệt hai mục tiêu vừa giải quyết đựơc việc làm, vừa từng bước áp dụng cỏng nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bót những khó khăn cho người lao động trong sản xuất, nhất là những khâu độc hại, nặng nhọc, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu vốn đầu tư.

+ Việc kết h ợ p giữa vấn đ ề giải quyết việc làm và từng bước n ân g cao trình độ công nghệ cần chú trọng áp dụng cụ thể đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành thị cần chú trọng nâng dần mức hiện đại, trước hết những khâu có tính

qjyết định đến chất lượng sản phẩm. Còn với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn, trước mắt vẫn c ố thể sử dụng lao động thủ công ở những khâu có thể giải quyết được nhiều việc iàm, song từng bước phải nâng dần mức hiện đại lên trong điều kiện cho phép và những mặt hàng mà nhu cầu thị trường cạnh tranh đòi hỏi.

+ Trong từng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi sử dụng trang thiết bị hiện đại phải tính đến triển vọng lâu dài chứ không chỉ nghĩ đến nhu cầu trước mắt. Đặc biệt là phải đáp ứng được nhu cầu đặt ra về vấn đề đảm bảo sự ổn định của môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)