3 Phát triển cách ình thức Hên kết kinh tế giữa các loại doanh

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 84)

- Với các ngành nghề thủ công truyền thống.

3.13 Phát triển cách ình thức Hên kết kinh tế giữa các loại doanh

n g h iệ p vừ a và n h ỏ tro n g c ô n g n g h iệ p và gỉữ a c h ú n g vớỉ c á c d o a n h n g h iệp

Quá trình cạnh tranh trong cơ ch ế thị trường tất yếu dẫn đến các hình thức liên kết kinh tế giữa các loại doanh nghiệp, đó là một tất yếu khách quan bắt nguồn tự sự phàn công lao động. Thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam có quy mô rất nhỏ so với các nước, đồng thời mất cân đối về năng lực sản xuất, do vậy, việc liên kết giữa các loại doanh nghiệp là rất cẩn thiết.

Sự liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp cũng chính là hình thức tổ chức sản xuất nhằm khai thác sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế.

Kinh nghiêm ở các nước đã cho thấy nhờ sự liên kết kinh tế giữa các loại doanh nghiệp sẽ hình thành cơ cấu kinh tế hai tầng, thực hiện phân công có hiệu quả: tầng 1 được tập trung đầu tư công nghệ cao, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp, còn tầng hai thực hiện gia công các chi tiết, sản xuất theo đơn đặt hàng, sự liên kết này giúp cho cả hai loại doanh nghiệp có điều kiện giải quyết khó khăn về kỹ thuật và thị trường.

Đ ối với nước ta, sự liên kết này cần được thực hiện theo phương hướng sau:

Thực hiện đa dạng hoá các hình thức liên kết, có thể liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng sản xuất một loại sản phẩm với nhau theo kiểu Cacien hoặc Xanhđica. Cũng có thể liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế trong việc làm gia công một số chi tiết (linh kiện, phụ tùng) hoặc hoàn thành một khâu trong dây chuyền sản xuất (ví dụ: khâu đóng gói, bảo quản với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất dược phẩm, một bộ phân gia công trong công nghiệp cơ khí, một số chi tiết trong các doanh nghiệp may mặc...)- Cung cấp cho doanh nghiệp lớn nguyên liệu, bán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm... Các doanh nghiệp lớn có thể làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ, trang bị đầu tư chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ.

Chú trọng liên kết các cụm công nghiệp nông thôn với các doanh nghiệp thành thị dưới những hình thức khác nhau để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng.

việc phân vùng phát triển, mối quan hệ kết hợp giữa các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn và việc phân nhóm doanh nghiệp chuyên ngành. Theo đó thì với các khu công nghiệp tập trung đã được hình thành từ trước cần sắp xếp lại. Đôi với các khu công nghiệp mới được xây dựng phải có quy hoạch ngay từ đầu trong việc quy hoạch xây dựng để có một cụm công nghiệp bao gồm nhiều quy mò xí nghiệp hỗ trợ nhau.

- Liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước với

doanh nghiệp nước ngoài.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở, việc đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam tham gia liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài cần được coi là một trong những phương hướng cơ bản để phát triển doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp nói riêng. Vì vậy, nhà nước đã có những chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam.

Tuy nhiên, để việc liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước với doanh nghiệp nước ngoài đạt hiệu quả cao, chúng ta cần quan tâm một số vấn đề sau:

Lựa chon các hình thức liên doanh, hợp tác thích hợp phù hợp với quy mô, khả năng của doanh nghiệp Việt nam. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta có quy m ô rất nhỏ và trình độ thấp so với nước ngoài. Do vậy, để có hình thức hợp tác thích hợp đạt hiệu quả cao trong hợp tác cần thực hiện hình thức họp tác lừ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Lựa chọn lĩnh vực và đối tác thích hợp: trong quá trinh hợp tác cần chọn các lĩnh vực hợp tác thích hợp cả hai bén có ưu thế, đảm bảo những điều kiện tối cần thiết để sự hợp tác có hiệu quả, đặc biệt phía V iệt nam cần lựa chọn những đối tác năng động, biết ỉàm ăn và có quan hệ quốc tế. Trong quá trình hợp tác, phía Việt nam cần có sự nỗ lực về m ọi mặt để vươn lên tích luỹ về vốn, kinh nghiệm quản lý, sản xuất, kinh doanh, phương thức giao tiếp quốc tế...

Về phía chính phủ, cần có sự hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp có sự tiếp xúc hiểu biết lẫn nhau, đồng thời trao đổi thông tin, kinh nghiệm

quản lý sản xuất kinh doanh, cần hỗ trợ đào tạo cho các chủ doanh nghiệp Việt nam thông qua các khoá học cũng như tham quan thực tế sản xuất kinh doanh để có điều kiện YUơn lên.

Nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp, giữ gìn môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 84)