kinh tế, đa dạng hoá các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức kinh doan h .
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, trong thời kỳ nền kinh tế bình thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không được chú ý tới, thảm chí khi mà doanh nghiệp lớn thống soái thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng bị chèn ép và thôn tính, nhưng chúng vẫn tổn tại, sinh sôi và phát triển.
Đặc biệt trong thời kỳ suy thoái, khi nền kinh tế chao đảo, hầu hết các doanh nghiệp ỉớn thua lỗ, giảm quy mô, sa thải bớt nhân công thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn duy trì hoạt động bình thường và tiếp tục có các doanh nghiệp nhỏ ra đời. Từ đó người ta bắt đầu xem xét để ý đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngày nay nó được thừa nhận ở tất cả các quốc gia trên thế giới và
trở thành một hiện tượng cố tính toàn cầu.
Đối với nước ta, trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều lạc hậu thì một trong những vấn đề quan trọng là phải huy động được tiềm năng của đất nước cho sự phát triển kinh tế. V ì vậy, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Đây chính là động lực trong việc khơi dậy những tiềm năng của các thành phần kinh tế đối với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trẽn thực tế, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm từ sự thất bại trong những năm trước đổi mới. Đó là bằng mọi cách gộp các doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp lớn một cách cơ học, khóng khuyến khích, thậm chí hạn chế và nhiều nơi còn muốn xoá bỏ các doanh nghiệp nhỏ vì coi đó là “mẩm mống từng giờ, từng ngày sinh ra chủ nghĩa tư bản” và cản trở việc thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa... mà không thấy được quan hệ sản xuất cẩn phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sau thời kỳ đổi mới, những nhận thức lệch lạc đã được chấn chỉnh lại và vấn để sở hữu được xem xét, phân tích một cách thực tế hơn. Do vậy, đã đạt được một số kết quả bước đầu trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Đa dạng hoá hình thức sở hữu không chỉ là hình thức phát huy tiềm năng của các thành phần kinh lế-vốn là đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ, mà còn là hình thức phát triển lực lượng sản xuất thông qua kết hợp các loại quv mô sản xuất kinh doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ với sản xuất lớn, kết hợp các trình độ công nghệ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật còn lạc hậu.
+ Để thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu cần quán triệt phương hướng, định hướng phát triển bền vững, phải tiếp tục đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa sản xuất và lực lượng sản xuất trên thực tế và nhất là đội ngũ quản lý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cẩn phải sắp xếp lại các doanh nghiệp, đổi mới các hợp tác xã, khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân theo hướng đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ngoài quốc doanh, đảm bảo khuyến khích phát triển các hình thức sở hữu khác nhau.
Mục tiêu của phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta với mục đích huy động vốn trong dân, giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập của dán cư, nâng cao nguồn thu ngân sách cho nhà nước. Trong những năm qua, kinh tế tư nhân đã có sự khôi phục và phát triển, nhiều hình thức sở hữu, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng trong việc đáp ứng các mục tiêu nói trên, phát triển đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp sẽ cho phép khắc phục được các nhược điểm, phát huy các ưu điểm của mỗi loại hình, đáp ứng một cách tốt nhất mục tiêu đã đề ra.
Việc lựa chọn và tập trung ưu tiên cho các loại hình doanh nghiệp có thể theo hướng cần tập trung ưu tiên các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, công ty, trước hết là các loại công ty trách nhiệm hữu hạn, tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn các loại hình công ty cổ phần, các hình thức liên kết với nhà nước và nước ngoài.
Đổi mới các hợp tác xã theo hướng đa dạng hoá sở hữu và khôi phục
các loại hình kinh tế hợp tác để ngăn chặn nguy cơ suy giảm, giải thể, tạo đà cho sự ổn định và phát triển. Cần chuyển đổi các hợp tác xã kiểu cũ thành hợp tác xã theo đúng nghĩa đích thực của nó đảm bảo tôn trọng 6 nguyên tắc đã được liên minh hợp tác xã Quốc tế thông qua tại Đại hội lần thứ 23 ở Viên (1963) là: