.4 Phát triển doanh nghiệp vừa vàn hỏ phải gán liền với hoàn

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)

- Với các ngành nghề thủ công truyền thống.

3.1 .4 Phát triển doanh nghiệp vừa vàn hỏ phải gán liền với hoàn

th iệ n h ệ th ô n g p h á p lu ậ t, tă n g cư ờng q u ả n lý v ĩ m ó, g iữ gìn m ôi trư ờng

sin h th ái và cả n h qu an th ièn n h iên .

Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay đã đảm bảo nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp nói riêng đi vào nền nếp, vận hành theo đúng pháp luật có sự kiểm soát cúa nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật còn bộc lộ nhiều thiếu sót, nhiều điểm chưa theo kịp với sự thay đổi của thực tiễn hoạt động kinh tế.

D o vậy, cùng với quả trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần hoàn thiện dần hệ thống pháp luật để đảm bảo sự điều chỉnh và điều tiết các hoại động kinh tế của xã hội và của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đ ối với vấn đề này chúng ta cần phải quán triệt hơn nữa nguyên tắc binh đẳng trong hệ thống

p h á p luật giữa các thành phần kinh tế, đồng thời cần quán triệt hơn nữa tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cổng nghiệp nói riêng phải được đặt trong quá trình không ngừng kiện toàn và tăng cường các chính sách và biện pháp quản lý vĩ mô của nhà nước. Quan điểm này xuất phát từ thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước còn yếu kém đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp. Thực trạng hiện nay, việc quản lý của nhà nước vừa buông lỏng, vừa thiếu hướng dẫn trong quản lý cụ thể là: Sau khi ra đời quá trình hoạt động của doanh nghiệp phải chịu quá nhiều cơ quan kiểm tra (theo kết quả tìm hiểu có trên 10 cơ quan từ ưỷ ban nhân dân các cấp đến các ngành chức năng [28, 128] nhưng nhiều doanh nghiệp đóng

cửa hoặc thay đổi địa điểm cũng không ai biết, hoặc có những doanh nghiệp lại phải chịu quá nhiều đợt kiểm tra (nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh)... Do đó, cần có sự kiện toàn và tăng cường quản lý nhà nước nhầm tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và đặc biệt là ỏ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đi theo hướng: vừa hoàn thiện và cải tiến bộ máy tổ chức quản lý, vòira hoàn thiện tãng cường các chính sách quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, vừa không ngừng tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm sự phát triển đúng hướng.

Giữ gìn môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên là một yêu cầu quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững. Kinh nghiệm của các nước phát triển đã chỉ ra rằng nếu bỏ qua yếu tố này, sau một thời gian phát triển chắc chắn sẽ gặp những cuộc khủng hoảng lớn giữa yêu cầu của sự phát triển và việc phải đảm bảo môi trường sống trong sạch cho dân cư. Mặc dù Việt nam chưa phải đối phó nhiều với ô nhiễm công nghiệp như một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cống nghiệp còn mang tính tự phát và chưa đồng bộ (đặc biệt là việc mở rộng các hoạt động công nghiệp tư nhân), mặt khác việc phát triển mạnh ngành công nghiệp để công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện công nghệ còn lạc hậu do thiếu vốn... sẽ làm cho nguy cơ ô nhiễm công nghiệp có khuynh hướng gia tăng. “Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, các biện pháp phòng ngừa thì quan trọng hơn và hiệu quả hơn là các biện pháp “chữa chạy” trong nền kinh tế đang phát triển, mà tại đó khu vực công nghiệp vẫn đang còn nhỏ nhưng mở rộng nhanh chóng” [40, 144]. Vì vậy, điều cốt yếu là Việt nam phải thực hiện các chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp ngay từ đầu chứ không phải để khi ô nhiễm quá nặng mới “chữa chạy”. Cụ thể các biện pháp chính sách này có thể bao gồm:

+ Thiết lập chính sách ngân ngừa ô nhiễm, quy định tiêu chuẩn của trung ương và địa phương về mối trường dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.

+ Xác định rõ các biện pháp kinh tế phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp áp đụng các công nghệ sản xuất sạch hơn và các thiết bị xử lý chất thải.

+ Tăng cường việc đánh giá môi trường đối với các dự án công nghiệp mới bằng đánh giá tác động môi trường và lồng ghép chúng với các chiến lược xác định khu công nghiệp.

+ Khuyến khích tham gia của công chúng trong các hoạt động quản lý ô nhiễm công nghiệp thông qua ban Khoa học công nghệ và m ôi trường.

+ Lập kế hoạch cho đầu tư cóng cộng và tư nhân nhằm ngăn ngừa kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.

+ Lập các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp cụ thể cho các ngành công nghiệp trọng điểm như thực phẩm, luyện kim và hoá chất.

+ T ă n g cường các hoạt động nghiên cứu của các Viện nghiên cứu địa phương về ô nhiễm công nghiệp và xây dựng chương trình của trường đại học cho các bộ môn về môi trường.

+ Phát triển các khu công nghiệp, đưa doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp vào sản xuất và kinh doanh tại đó nhằm ngãn ngừa và kiểm soát ô nhiễm.

Tóm lại, trong sự nghiệp đổi mới, việc xác định phương hướng phát triển các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới là cần thiết. Có thể có nhiều phương hướng nhằm thúc đẩy quá trình này, trong đó có những phương hướng như: đa dạng hoá hình thức sở hữu trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực công nghiệp, phát triển ngành nghể truyền thống, kết hợp các trình độ cống nghệ, từng bước hiện đại hoá từng loại doanh nghiệp, từng khâu, từng mặt hàng... phù hợp với năng lực vốn, tài chình và yêu cầu của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong cạnh tranh, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế dưới những hình thức khác nhau giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với đoanh nghiệp lớn trong và ngoài nước... Đ ó là những phương hướng không thể thiếu.

Đ ể thực hiện những phương hướng chủ yếu trên, cần phải thực hiện hàng loạt các biện pháp.

3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN d o a n h n g h i ệ p v ừ a

VÀ NHỎ TRONG CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NA M HIỆN NA Y .

Đ ể thực hiện tốt những định hướng đã nêu ra trên đây, nhằm giải quyết những mâu thuẫn, và khắc phục các mặt yếu kém hiện tại, trong quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp cần tổ chức thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)