quan đến các hình thức tố tụng và xử lý tài sản doanh nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên đề nghị xác định lại nhiệm vụ, quyền hạn của các sớ, ban ngành, hộ thống quản lý nhà nước các cấp từ uỷ ban nhân dân, phường đến quận (huyện), tỉnh (Thành phố), cũng như các ban ngành liên quan khác. Chỉ trên cơ sở đó mới tránh được sự chồng chéo, trùng lắp và bỏ sót chức năng quản lý nhà nước-vốn không rõ ràng hiện nay, và trong hiện tại, các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung vào các vấn đề sau:
Một là: Cần sớm chấm đứt tình trạng hoạt động không đúng chức năng kinh doanh, lợi dụng giấy phép để kinh doanh phi pháp, qua đó, xác định việc tuân thủ định hướng và quy hoạch của nhà nước và địa phương.
Hai là: Cần sớm chấm dứt tình trạng trốn lậu thuế, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Ba là: Chống buôn lậu, làm hàng giả, làm lành mạnh hoá thị trường. Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. Giám định chặt chẽ chất lượng hàng hoá để vừa thúc đẩy các cơ sở sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, và bảo về được lợi ích người tiêu dùng.
3.2.4. Đổi mới và phát triển các chính sách tư vấn hỗ trợ, giúp đỡ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cả nước còn gặp nhiều khó khãn về vốn, về thông tin thị trường, trinh độ quản lý và lao động nên cần thiết có sự hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giảm bớt những khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, phát huy hết vai trò to lớn của nó trong công tác đổi mới.
Trong thời gian tới, công tác tư vấn, hỗ trợ cần tầp trung vào các vấn đề sau:
Một là: Nhà nước giao cho Bộ Công nghệ Môi trường hướng dẫn việc lựa chọn công nghệ thích hợp đối với từng loại doanh nghiệp, thông qua việc cung cấp thông tin thị trường công nghệ.
Công nghệ có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt công nghệ có ý nghĩa lâu dài đối với quá trình phát triển của m ọi doanh nghiệp. Song đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như đã phân tích ở trên, việc áp dụng khoa học công nghệ cần phải quán triệt phương hướng kết hợp, trình độ công nghệ một cách có hiệu quả, cụ thể là:
+ Thực hiện phân loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tính chất ngành nghề, cũng như tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân như: Giải quyết việc làm, đóng góp sản phẩm hàng hoá... đặc biệt là căn cứ vào điều kiện, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến để định hướng mức độ hiện đại hoá.
+ Cần có những thông tin về công nghệ và chính sách khuyến khích tiếp thu công nghệ mới một cách hiệu quả thỏng qua chính sách, chính sách nhập khẩu công nghệ, chính sách tín dụng, chính sách đào tạo...
+ Cần tăng cường việc khuyến khích lựa chọn công nghệ thích hợp không có nghĩa là công nghệ hiện đại mà trái lại nó có khả năng khai thác và phát huy được công nghệ truyền thống, kết hợp truyền (hống với hiện đại, mà chi phí không cao, dễ làm chủ, dễ phổ biến đến người lao động, không đòi hỏi kỹ năng quá phức tạp nhưng có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và nang cao thu nhập cho người sản xuất.
+ Các cơ quan quản lý công nghệ và tư vấn chuyển giao công nghệ cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn công nghệ thích hợp thông qua việc cung cấp thông tin thị trường công nghệ, phương hướng phát triển công nghệ chung, kiểm tra cho phép nhập công nghệ, tránh lựa chọn cỏng nghệ quá lạc hậu, nhất là công nghệ bẩn.
+ Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng kiến thức công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như mở lớp đào tạo, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trên thế giới...
Hai là: Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống:
Đây là một trong những phương hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ như đã nêu trên. Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống cần phải thực hiện các công việc sau:
+ Điều tra phân loại các ngành nghề truyền thống, để nắm chác số lưựng, cơ cấu, thực trạng, ... trên cơ sở đó cẩn xác định rõ ngành nghề cần ưu tiên, phương hướng phát triển và biện pháp hỗ trợ.
+ Nhà nước cần hỗ trợ các ngành nghề thủ công truyền thống theo thứ lự ưu tiên, s ự hỗ trợ đó nhằm vào một số khâu trọng điểm như: hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về thị trường thông qua việc cung cấp thông tin như giúp đỡ quảng cáo, giỏi thiệu loại hàng và nếu có thể hỗ trợ một phẩn bao tiêu sản phẩm với những sản phẩm xuất khẩu; hỗ trợ trong việc tiến hành thu nhập, nghiên cứu, phục chế những mẫu mã cũ và mới, áp đụng công nghệ mới trong những khâu cần thiết trong dây chuyền công nghệ; có chính sách khuyến khích động viên các nghệ nhân truyền thụ bí quyết nghề nghiệp rộng rãi cho thế hệ sau.
Ba là: Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đào tạo các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và lao động có tay nghề cao.
Một trong những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp là trình độ quản lý còn thấp của đội ngũ chủ doanh nghiệp do không được bồi dưỡng về kiến thức quản lý doanh nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến... tay nghề của người lao động chưa cao. Riêng ở Hà nội, nơi tập trưng phẩn lớn những lao động có tay nghề cao của miền bắc, hiện nay tỷ lệ thợ lành nghề cũng chỉ chiếm 12% [29, 125]. Để khắc phục tình trạng trên, ngoài việc tổ chức mạng lưới ở các cơ sở dạy nghề trong toàn quốc, một việc hết sức quan trọng là tổ chức đào tạo kiến thức kinh doanh cho đội ngũ quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể là:
cơ bản về kiến thức kinh doanh, về những điều kiện, thủ tục và cơ hội cần thiết cho việc hình thành một doanh nghiệp mới và được tham gia các khoá tập huấn... Còn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thì tổ chức các khoá học với những chuyên đề khác nhau về quản trị kinh doanh như Marketing, huy động và quản trị tiềm năng (vốn, nhân lực, kỹ thuật công nghệ, vật tư...), quản trị sản xuất, quản trị tài chính, k ế toán, kiểm toán, quản trị chất lượng toàn diện, đào tạo về tin học, ngoại ngữ, kinh doanh, cung cấp cho họ những thóng tin, những kiến thức mới, những phương thức quản lý tiên tiến phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
+ M ở rộng và đẩy mạnh hoạt động các tổ chức, các trung tâm dạy nghề,
các cơ sở đào tạo hiện có, và sớm thành lập với các trung tâm dạy nghề cho các doanh nghiệp công nghiệp. Thông qua các tổ chức đào tạo trên, nhà nước
có thể thực hiện sự tài trợ về tài chính cho việc đào tạo, tài trợ đội ngu cán bộ giảng dạy.
+ Thành lập các trung tâm tư vấn về quản lý cho các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp. Khi trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ của chủ doanh nghiệp và người lao động được nảng cao, thì doanh nghiệp vừa và nhỏ mới có thể tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế, vào quá trình hội nhập ngày càng khắt khe của nền kinh tế thị trường hiện đại.
+ Kết hợp với các trường, các viện nghiên cứu tại các trung tâm khoa học lớn của đất nước, tổ chức các ỉớp đào tạo, bồi dưỡng chủ doanh nghiệp.
+ Xem xét lại các chương trình đào tạo hiện có, đồng thời tăng cường các mối liên hộ, hợp tác trao đổi giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiộp trong việc xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo để nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, gắn kết chặt chẽ lý thuyết với thực hành nhằm phục vụ có hiệu quả trực tiếp hơn cho các doanh nghiệp.
Bốn là: Nhà nước cần có sự hỗ trợ tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản
phẩm.
- Nhà nước cần có những biện pháp bảo đảm thị trường cho doanh
hết phải bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng đó, khóng có hiện tượng độc quyền. Tuy nhiên, bảo đảm sự bình đẳng không có nghĩa là không cần sự hỗ trợ của riêng của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trái lại, sự hỗ trợ của nhà nước lại góp phần bảo đảm sự binh đẳng đó vì thực chất doanh nghiệp vừa và nhỏ với tiềm lực tài chính, công nghệ, tay nghề rất hạn chế,khó có thể cạnh tranh được vói doanh nghiệp lớn.