Từ khoảng 6000 năm trước công nguyên chúng ta tìm thấy minh chứng của xã hội lớn hơn trước hoàn toàn khác biệt với các kiểu xã hội trước đó (Burns và Ralph, 1974 ). Những xã hội này dựa vào sự phát triển của các thành phố, biểu lộ sự bất bình đẳng về tài sản và quyền lực và được gắn với sự cai trị của các ông vua hay các vị hoàng đế. Do các xã hội này sử dụng chữ viết và sự nảy nở của khoa học và nghệ thuật, người ta thường gọi các xã hội này là văn minh. Tuy nhiên, do các xã hội này phát triển chính quyền liên kết hơn các dạng thức xã hội khác, người ta vẫn dùng khái niệm nhà nước truyền thống để chỉ các xã hội này.
Hoàng đế cũng là nhà nước truyền thống; họ có được kích thước như bấy giờ là nhờ các cuộc xâm lăng và đồng hoá các dân tộc khác ( eisenstadt, 1963; Claesen và Skalnik, 1978; Káutky, 1982 ). Điều này đúng với Trung Quốc và La Mã. Vào thời thịnh vượng nhất, vào thế kỷđầu tiên sau công nguyên, đế quốc La Mã trải dài từ anh ở Tây - Bắc Âu vượt qua cả Trung đông. Hoàng đế Trung Hoa, kéo dài hơn hai nghìn năm cho tới tận đầu của thế kỷ này, trải dài đa phần các vùng đất Trung á mà ngày nay là địa phận của Trung quốc. Không có một nhà nước truyền thống nào còn tồn tại đến tận ngày nay. Cho dù một số như Trung quốc và Nhật bản ít nhiều vẫn giữ nguyên cho đến tận đầu thế kỷ 20, tất cả đều đẫ bị tàn phá hay hoà tan thành các hệ thống hiện đại hơn.
Những nhà nước truyền thống sớm nhất phát triển ở Trung đông trường ở những vùng châu thổ màu mỡ (Kramer, 1959). Hoàng đế Trung hoa có nguồn gốc vào khoảng 2000 năm trước công nguyên, có những nhà nước mạnh vào thời đó nay là ấn độ và pakistan. Một loạt các nhà nước truyền thống lớn hơn có ở MEXICO và Châu Mỹ La tinh như người atecs ở bán đảo Mexico và Người Inca của Peru. Và nước Inca được thành lập khoảng một thế kỷ trước nhà thám hiểm tây ban nha, Cortes đặt chân đến. Cortes đã cập bến Nam Mỹ vào năm 1569 với một lượng hỏ lính. Tuy nhiên bằng cách thành lập liên minh với các bộ lạc bản xứ khác có thù địch với người Inca, ông đã nhanh chóng lật đổ nhà nước Inca và tuyên bố đó là đất của tây ban nha. Ông là một trong số một loạt các cuộc gặp gỡ giữa ảnh hưởng của Phương Tây và các nhà nước truyền thống, mà rút cục
Đặc tính của nhà nước truyền thống
Nhà nước truyền thống là kiểu xã hội duy nhất trong lịch sử trước khi xuất hiện công nghiệp hoá hiện đại. Trong đó một tỷ lệ lớn dân cư không trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm. Trong các cộng đồng săn bắn và hái lượm và trong các xã hội chăn nuôi và trồng trọt sự phân chia lao động khá đơn giản. Sự phân chia quan trọng nhất là giữa đàn ông và đàn bà. Trong các nhà nước truyền thống, trái lại có hệ thống nghề nghiệp phức tạp hơn. Vẫn có sự phân chia nghiêm ngặt theo giới tính, hoạt động phụ nữ chủ yếu gói gọn trong nội trợ hay đồng áng. Tuy nhiên trong sốđàn ông chúng ta thấy xuất hiện các thương mại chuyên \môn hoá như nhà buôn, hành chính của chính quyền và binh lính.
Cũng có sự phân tầng giai cấp cơ bản giữa nhóm quý tộc và bộ phân dân cư còn lại. Người cai trị đứng đầu “giai cấp thống trị“. Giai cấp này duy trì quyền giữ các vị trí có trong xã hội. Những người thuộc giai cấp này thường sống trong nhung lụa hay giàu sang. Điều kiện của số đông dân cư thường rất khổ cực. Chiếm hữu nô lệ là đặc trưng chung của các xã hội này.
Một vài nhà nước truyền thống được xây dựng thông qua thương mại và do các thương gia cai quản, tuy nhiên đa phần được thành lập nhờ xâm chiếm bằng quân đội hay xây dựng lực lượng vũ trang lớn ( McNeil, 1983; Mann, 1986 ). Các xã hội truyền thống thấy sự phát triển của quân đội chuyên nghiệp, đón đầu các hình thức tổ chức quân đội hiện đại, quân đội La mã chẳng hạn là một nhóm các đàn ông kỷ luật cao và được luyện tập thường xuyên và là cơ sở để mở rộng Hoàng đế La Mã. Chúng tôi cũng tìm thấy trong các nhà nước hiện đại việc chiến tranh bắt đầu được cơ giới hoá. Quân đội La Mã đeo kiếm, giáo, khiên và thiết bị vây hãm do các nghệ nhân chuyên dụng sản xuất. Trong các cuộc chiến giữa các nhà nước truyền thống và giữa các nhà nước này và các bộ lạc “man rợ“, số thương vong nhiều chưa từng có.