Các vấn đề của phát triển xã hội học

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 62)

Tại sao một số nhóm trong xã hội lại giàu có hoặc có quyền lực hơn những nhóm khác? Xã hội hiện đại bất công như thế nào? Một người từ địa vị thấp có bao nhiêu cơ hội để đạt được đỉnh của nấc thang kinh tế? Tại sao đói nghèo vẫn dai dẳng trong các nước giàu có? đây là một vài vấn đề cần đặt ra và tìm cách trả lời trong chương này. Nghiên cứu sự bất bình đẳng xã hội là một trong những lính vực xã hội học quan trọng nhất, bởi vì nguồn vật chất người ta có quyền sử dụng xác định cuộc sống của họ.

Bất công có trong mọi hình thức của xã hội loài người. Ngay ở các nền văn hoá đơn giản nhất, nơi hầu như không có sự khác biệt về của cải hay tài sản, chỉ có sự bất bình đẳng giữa các cá nhân, giữa đàn ông và phụ nữ, người trẻ và người già. Một người có thể có địa vị cao hơn những người khác do tài săn bắn chẳng hạn hoặc người ta tin họ có khả năng đặc biệt với tinh thần của tổ tiên. Để miêu tả sự bất bình đẳng, các nhà xã hội học nói đến phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng được cầu trúc giữa các nhòm người khác nhau. Sẽ có ích nếu nghĩ sự phân tầng như các phân tầng địa chất của đất trên bề mặt của trái đât. Người ta có thể xem xã hội bao gồm “các vỉa” có trật tự được ưu tiên ở phần trên và càng gần đáy thì càng ít đặc lợi.

Trong chương 10 của cuốn sách của mình Giddens đã xác định các vẫn đề là cơ sở để chúng ta thảo luận:

ƒ Các hình thức chiến lược để phát triển kinh tế xã hội, các cơ chế có liên quan và ảnh hưởng lên các nhóm xã hội, lên tác động qua lại giữ chúng với nhau và với nhà nước và thị trường.

ƒ Quyền sử dụng nguồn và cơ hội, sự bất bình đẳng và sự cơđộng xã hội

ƒ Sự thay đổi về cấu trúc nghề nghiệp và thu nhập do sự phát triển kinh tế xã hội.

ƒ Sự thay đổi trong phân chia lao động trong gia đình, cộng đồng và xã hội (giữa giống và nhóm).

ƒ Thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn.

ƒ Sự chênh lệch giữa các vùng và sự di dân.

2.2. Các loại hình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Trong suốt thế kỷ trước, các khái niệm về xã hội học về thế giới và lịch sử được đặc trưng chủ yếu bởi các định nghĩa về tiến bộ, tiến hoá và phát triển. Lúc đầu người ta nhấn mạnh đến tiến bộ và tiến hoá, tuy nhiên “phát triển” đã trở thành thuật ngữđược sử dụng rộng rãi nhất. Bất kể các định nghĩa đặc biệt hơn, có xu hướng rất phổ biến gắn kết những điều tích cực, những điều mong muốn, với từ “phát triển”. Điều này áp dụng bất kể sự phát triển ám chỉ xã hội, các nhóm dân cưđặc biệt.

Trong suốt nửa sau của những năm 40 và đầu những năm 50, xuất hiện các khái niệm phát triển khác nhau, gắn với các thoả thuận thành lập một trật tự kinh tế quốc tế mới lẫn

Thoả thuận về một trật tự kinh tế mới xảy ra giữa 44 nước gặp nhau tại Khu rừng Brêtton năm 1944. Sự thoả thuận dẫn tới việc hình thành Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Quốc tếđể tái thiết và phát triển, ngày nay có tên là Ngân hàng thế giới (chúng bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1947 và 1946).

IMF được thiết lập nhằm khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và dỡ bỏ các hạn chế trao đổi ngoại tệ, làm ổn định tỷ giá hối đoái và tạo điều kiện một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên. Mục đích của Ngân hàng thế giới là khuyến khích đầu tư vốn vào việc tái thiết và phát triển các nước thành viên.

Đặc trưng của khái niệm phát triển chính thức và các chiến lược thực thi trong thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai tập trung vào các nước công nghiệp hoá và sự tăng trưởng kinh tế của chúng, từ giữa những năm 50 khái niệm phát triển như một cái gì đó tích cực được gắn đặc biệt với các nước và các nhóm dân cư trong thế giới thứ ba. Song song với sự xoá bỏ thuộc địa tại Châu Á và Châu Phi, các điều kiện xã hội tại các châu lục này ngày càng trở thành đối tượng chú ý của thế giới. Tại các nước công nghiệp lớn cũng như các tổ chức đa phương, cùng với Ngân hàng Thế giới làm tiên phong, người ta nhận thấy các điều kiện này là kết quả thiếu phát triển hay kém phát triển. Các nước thuộc thế giới thứ ba - bao gồm châu Mỹ La Tinh - được gọi là lạc hậu so với các nước ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Cùng lúc đó người ta cho rằng cả các nước “lạc hậu” và các xã hội phương Tây phát triển cao sẽ hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại hoá ở thế giới thứ ba. Sự tăng trưởng và hiện đại hoá trong ngữ cảnh này chỉ sự thay đổi dần đần tới sự gống nhau ngày càng lớn với các nước công nghiệp hoá cao ở phương Tây.

Khái niệm phát triển này, khi các quá trình thay đổi dẫn đến sự các điều kiện ở Mỹ và các quốc gia công nghiệp khổng lồ ở Tây Âu vào những năm 50 không được chấp nhận như nhau. Trái lại, chưa bao giờ có được sựđồng lòng lúc đó cũng như bây giờ về hướng phát triển. Trong một bản điều tra từ giữa những năm 1990, người ta đã ghi lại được 72 nghĩa khác nhau của khái niệm (Riggs, 1984). Chúng ta không nên cố nhân thêm sự vô số này. Tuy nhiên bởi vì khái niệm đầy đủ hay không đầy đủ về phát triển là một bộ phận rất cần thiết về lý thuyết và chiến lược được bàn luận tiếp theo trong cuốn sách này, chúng ta thử tổng kết những khái niệm và ý tưởng phát triển cơ bản nhất, quan trọng nhất.

Trình tự trình bày ở các đoạn sau không phản ánh bất kỳ một trình tự theo thời gian nào, nhưng cần được nhìn nhận là một chuỗi các khái niệm phát triển cạnh tranh. Một số khái niệm vẫn được sử dụng rộng rãi, những khái niệm khác đã bị các nhà nghiên cứu và thực hành loại bỏ hoặc người ta đã điều chỉnh chúng để đưa các khía cạnh mới vào. Trong sáu mươi năm gần đây, xu hướng chung về khía cạnh này đã laọi bỏ các khái niệm một chiều tập trung vào sự tăng trưởng kinh tế và thay thế chúng bằng các khái niệm đa chiều đã đưa vào các khái niệm phi kinh tế.

Các miêu tảđầy đủ hơn về các khái niệm phát triển chọn lọc sẽ xuất hiện với sự bàn luận đầy đủ hơn các học thuyết khác nhau. Phần này có thể xem như một kiểu tổng quan các phương pháp khác nhau, với nghĩa là các khái niệm phát triển xác định các đặc trưng đặc biệt của các phương pháp khác nhau.

S tăng trưởng kinh tế

Sự khác biệt giữa sự tăng trưởng và phát triển mà Schumpeter nhắc đến ở trên không được chấp nhận chung trong sự phát triển kinh tế. Người ta quan niệm sự tăng trưởng kinh tế là mục đích tối cao, chính sự tăng trưởng kinh là điều các nước nghèo cần. Do vậy sự tăng trưởng kinh tế, các yếu tố xác định và cản trở là điểm hội tụ tự nhiên cho việc hình thành học thuyết.

Không có sự thống nhất về nghĩa chính xác của khái niệm “tăng trưởng kinh tế”. Đó là một chút thần thoại khi các nhà phê bình các nhà kinh tế phát triển sớm cứ khăng khăng là họ nhìn nhận sự tăng trưởng đồng nhất với sự tăng thu nhập trên đầu người. Không có ai trong các nhà học thuyết tiên phong quan niệm vấn đề bằng các khái niệm đơn giản như vậy. Tuy nhiên, cần phải hài lòng với các chỉ thị tăng trưởng khá đơn giản, bởi vì số liệu và thống kê liên quan đến kinh tế của Thế giới thứ ba không cung cấp cơ sở cho các phép đo phức tạp hơn.

Cốt lõi của các quan niệm về tăng trởng trong số các nhà kinh tế phát triển trong những năm 50 là tăng sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tăng việc làm và cải thiện mức sống. Người ta tưởng tượng rằng tiến bộ trong các khía cạnh này sẽ phản ánh trong các con số của quốc gia để tổng hợp thu nhập. Đồng thời họ muốn tính đến sự tăng trưởng dân số, bởi vì sự tăng sản xuất và tiêu dùng do sự tăng trưởng này hoặc tỷ lệ với nó không thể quan niệm là tăng trưởng thực sự. Thu nhập quốc gia do vậy được tính là thu nhập trên đầu người.

Ngân hàng thế giới lúc đầu đặt cho mình vai trò là một thể chế quốc tế hàng đầu trong việc thu thập, phân tích và công bố các con số, liêm quan dến các điều kiện kinh tế và tăng trưởng trong các nước phát triển, vận hành với sốđo tập hợp này trong suốt khoảng thời gian trước những năm 1970. Tuy nhiên cả Ngân hàng thế giới và các nhà kinh tế phát triển nói cung đều nhận thức đầy đủ rằng việc đo mức tăng trưởng theo thu nhập đầu người là sai (vấn đề độ tin cậy) và không đưa ra một ấn tượng đúng về điều kiện và sự thay đổi (các vấn đề giá trị).

Trở lại vấn đề độ tin cậy - các thống kê thường có giá trị thấp. Các nước nghèo đơn giản không có khả năng tập hợp các thông tin cần thiết. Thêm vào đó, báo cáo tổng thể của quốc gia dựa vào cách đo sản xuất và tiêu dùng theo thừa nhận sự trao đổi trên thị trường về tất cả các sản phẩm. Tuy nhiên do một tỷ lệ lớn sản xuất của các nước phát triển được sử dụng trong sinh hoạt hoặc đem trao đổi theo cách khác - thông qua mạng lưới xã hội, mối quan hệ người tuần tra - khách hàng hoặc các dạng thay đổi khác không có định giá các nguồn thiếu chính xác trầm trọng trong các báo cáo quốc gia hiển nhiên được gắn vào. Các điều kiện này đã thay đổi tại một số nước phát triển, nhưng nhìn chung tình hình cũng gần giống như thế, nhất là tại các nước châu Mỹ.

Về tính giá trị của các con số báo cáo, vấn đề nghiêm trọng nhất là nó không phản ảnh sự phân bố thu nhập trong đó có sự phản ảnh mức tăng thu nhập đáng kể đối với những người có thu hhập cao và sự giảm hay trì trệđối với nhóm thu nhập thấp.

Nói một cách chính sác vấn đề phân bố trở thành mối quan tâm trọng tâm của các nhà kinh tế phát triển từ khoảng những năm 60. Mối quan tâm mới này cũng được thúc đẩy bởi việc vào thời điểm này các con số bắt đầu xuất hiện , cho thấy sự tăng thu nhập

thường phân bố không đồng đều về mặt xã hội, địa lý hay giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Kết quả là sựđiều chỉnh lại các khái niệm ban đầu để có thể tính đến ảnh hưởng lên sự phân phối. đồng thời khái niệm dòng được mở rộng bao trùm lên cả sự tăng trưởng lẫn sự thay đổi kinh tế trong các khía cạnh khác.

Không có sự thống nhất chung nào về cách định nghĩa sự tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển; cũng không có cách để đo sự thay đổi về kinh tế xã hội trong các xã hội đang phát triển. Tuy nhiên, hiện nay đã đạt được sự thông qua về quan điểm định nghĩa phát triển kinh tế. Đây là mt quá trình trong đó mc thu nhp trên đầu người ca mt nước tăng trong mt quãng thi gian dài, trong khi sđối nghèo gim đi và s bt bình đẳng trong xã hi nhìn chung gim hay ít nhất không tăng.

Các khái niệm kiểu này cũng được chấp nhận trong các phân tích của Ngân hàng thế giới. Hơn thế, người ta cũng thông báo về chiến lược của Ngân hàng từ đầu những năm 70. Tuy nhiên có thể thấy sự lên xuống đáng kể trong thời gian này. Cho đến khoảng năm 1980, Ngân hàng thế giới quan tâm chủ yếu đến việc kết hợp tăng trưởng trên đầu người với sự giúp đỡ đặc biệt cho những người nghèo. Một trong những chiến lược được miêu tả là “phân phối lại cùng với sự tăng trưởng”, một chiến lược khác có tên là “chiến lược nhu cầu thiết yếu”. Vào những năm 1980, trọng tâm đã dịch chuyển về hướng tăng trưởng tập hợp gắn với khôi phục lại cán cân kinh tế vĩ mô, điều chỉnh cấu trúc và tăng trao đổi ngoại hối. Từ năm 1990, một lần nữa ngân hàng nhấn mạnh sự tăng trưởng cho những người nghèo và các nước có nguồn lực yếu- song song với tăng trưởng gộp - trong khái niệm phát triển tổng thể.

Tăng thnh vượng và phát trin nhân lc

Định nghĩa phát triển kinh tế trên bao gồm sự mong muốn về nguyên tắc cải thiện điều kiện sống và sự phồn vinh của tất cả các công dân trong xã hội. Tuy nhiên chỉ số của điều này vẫn nằm trong đa số tài liệu và các cuộc tranh cãi quốc tế vẫn chỉ giới hạn ở việc đo mức thu nhập ở dạng này hay dạng khác. Hệ quả tất yếu là người ta tự khẳng định là sự tăng trưởng thu nhập thực là mục tiêu chính.

Điều này đã gây tranh cãi cho các nhà kinh tế có tiếng như Amartya Sen, Paul Streeten, Mabbubul Haq và những ngời khác. Họ tin rằng tăng thu nhập nên coi như một phương thức để cải thiện sự phồn thịnh của con người chứ không phải là điểm cuối. Với những nhà kinh tế này, sự phồn thịnh của con người là mục tiêu tổng thể - tinh hoa của sự phát triển. Tăng thu nhập là điều kiện tiên quyết nhưng không phải là duy nhất. Điều này dễ minh hoạ thí dụ khi so sánh thu nhập trên đầu người với các chỉ số giáo dục hay tiêu chuẩn sức khoẻ. Những con số của giữa những năm 1980 cho thấy tuổi thọ trung bình tại nhiều nước thấp hơn rất nhiều so với điều người ta mong đợi từ các con số thu nhập. SriLanka, với thu nhập trung bình là 530 USD có tuổi thọ trung bình là 70 năm, trong khi Brazzil, với thu nhập là 1700 USD, chỉ có tuổi thọ trung bình là 64.

Cùng với “Báo cáo Phát triển Con người” đầu tiên từ năm 1990, được chuẩn bị dưới sự lãnh đạo của Mahbubul Haq, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã chọn sự chỉ trích về cách đo mức thu nhập này và đưa ra một khái niệm đầy đủ hơn về phát triển con người (UNDP, 1990). Bản báo cáo đã định nghĩa phát triển con người là quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người. Lúc đầu, sự chú ý chỉ tập trung xung quanh sự lựa

chọn trong ba lĩnh vực cơ bản: cơ hội sống lâu và lành mạnh; cơ hội thu nhận được kiến thức; cơ hội được sử dụng các nguồn cần cho mức sống đàng hoàng. Sau đó người ta lại bổ sung thêm sự xem xét liên quan đến tự do chính trị vào quyền con người; phát triển con người đối với phụ nữ cũng như nam giới; môi trường và các khía cạnh bền vững khác; và các chủđề liên quan đến sự tham gia của công dân và cơ hội gây ảnh hưởng đến các quyết định chính trị trong xã hội.

Điều mà lúc đầu được đặt ra làm mục tiêu phát triển dần dần trở thành khung nghiên cứu mới cũng như hợp tác phát triển, thường được xem như “sự biến hoá” cho phát triển con người. Một vài khía cạnh và chủ để trong “ sự biến hoá” mới này tập hợp thành khái niệm phát triển mà chúng ta sẽ thảo luận dưới cái tên “phát triển bởi con người”.

Hin đại hoá

Khía niệm phát triển cơ bản xoay quanh các điều kiện kinh tế và vật chất, mặc dù khái niệm phát triển con người gần đây đã đợc mở rộng đến các khía cạnh phi kinh tế. Tuy

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)