Tác động lên các kiểu nghề nghiêp và phân chia lao động ở nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 113)

Các thể chế kinh tế và xã hội và các mối quan hệđã thay đổi sâu sắc từ năm 1981 khi đổi mới đã bắt đầu hiệu quả tại các vùng nông thôn. Các mối quan hệ xã hội và kinh tế nổi lên kết hợp các yếu tố của truyền thống cũ, các kỹ thuật hiện đại và các khát vọng. Nông dân Việt Nam, nhất là phụ nữ, là những người chính tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa này. Chương này sẽđiểm lại một số thay đổi về thể chế và mối quan hệ xã hội do chính sách đổi mới.

Trước năm 1958 hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản trong tất cả các lĩnh vực của kinh tế nông thôn từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ. Tuy nhiên, từ năm 1958 đến năm 1980

mới thay thế, đó là hợp tác xã nông nghiệp. Tổ chức sản xuất theo cách này đã mang đến một số ảnh hưởng bất lợi ở nông thôn. Đất bị bỏ hoang không những ở các hợp tác xã thuộc Bắc Bộ mà còn ở các nhóm sản xuất hình thành ở Nam Bộ sau năm 1976. Lao động nông thôn thiếu việc làm. Tập thể hoá đã thúc đẩy sự tập trung sản xuất lương thực ở hợp tác xã, giảm các phương kế sinh nhai khác và sự độc canh cây lúa ở nông thôn. Vốn và tài sản của hợp tác xã không được sử dụng hiệu quả. Đầu tư trung bình cho lao động và đất tăng đột ngột từ năm 1960 đến năm 1980 cũng như các giá trị tài sản nhưng hiệu quả sử dụng của vốn này giảm chỉ còn 33% vào năm 1960. Sản lượng lương thực và sản lượng tính theo đầu người giảm. Năm 1959 năng suất lúa là 2.15 tấn trên một héc ta, năm 1980 chỉ còn 2.08 tấn trên một hécta. Sản lượng lương thực trên đầu người là 322 kg, năm 1980 giảm còn 268.2 kg. Sản lượng lương thực giảm nhanh trong khi quy mô của hợp tác xã giảm.

Khoán 100 và khoán 10 từ năm 1981 đến năm 1987 nông thôn Việt nam đã áp dụng hệ thống khoán, cùng với Nghị quyết 100 của BCH TW Đảng (do vậy có tên là khoán 100). Từ năm 1998 tiếp tục có sự thay đổi theo Nghị quyết 10 cuả Bộ Chính trị (gọi tắt là khoán 10). Hai hệ thống khoán này đều giống nhau ở chỗ nhà nước quay trở lại sự tự chủ của các hộ gia đình nông dân không có trong quá trình tập thể hoá. Theo khoán 100 nhà nước không xác định các hộ gia đình có quyền sử dụng các lô đất nào đó. Chỉđến khoán 10 mới có quyền này. Khoán 100 vẫn có hệ thống ngày công điểm kiểu hợp tác và các tổ đổi công vẫn chịu trách nhiệm làm đất, tưới và phun thuốc trừ sâu. Sản phẩm làm ra vẫn tiếp tục phân phối cho các hộ tuỳ vào số ngày công. Khoán 10 đã loại bỏ hệ thống ngày công điểm này. Các hộ gia đình bây giờ chỉ phải đóng cho hợp tác một số lượng khoán. Cuộc đổi mới kinh tế của nông thôn tiến nhan hơn các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Năm 1981 khi bao cấp tăng ở các lĩnh vực khác, hệ thống cô ta theo khoán đã thay thế tập thể hoá trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự trở về hộ dựa trên sản xuất là sựđảo ngược quan trọng nhất và là nguồn gốc các thay đổi đảo ngược trong chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế và giáo dục ở nông thôn Việt nam.

Thay đổi ti các hp tác xã

Trong quá trình đổi mới, hợp tác xã thay đổi theo các kiểu khác nhau ở các vị trí khác nhau. Hợp tác xã nông nghiệp chỉ tồn tại chủ yếu tại 3 vùng: đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng thuộc khu 4 cũ và các vùng bình nguyên của Trung Bộ. Ở đồng bằng Nam bộ, các vùng núi phía Đông nam và phía Bắc và cao nguyên Trung bộ các hợp tác xã đã tan rã. Ở những nơi hợp tác còn tồn tại chúng được điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống sản xuất dựa vào hộ gia đình. Ở đồng bằng bắc bộ chẳng hạn, một số hợp tác xã đã cải tổ thành công, cung cấp các dịch vụ khuyến nông, nhất là loại giống, phân bón và chăm sóc cây. kết quả là những hợp xã này đã giúp các hộ quản lý tốt hơn nguồn của họ, nhất là những hộ thiếu lao động và những hộ chỉ có phụ nữ. Tại nhiều hợp tác xã sống được tại các vùng ven biển Bắc và Trung bộ, nhiều gia đình chưa trở thành các đơn vị sản xuất tách biệt. Họ vẫn thụđộng và phụ thuộc vào hợp tác đa số các khâu sản xuất. Sự tham gia của người dân vào việc quản lý hợp tác xã vẫn còn hạn chế. Dịch vụ do hợp tác xã cung cấp vẫn có chất lượng thấp và đắt hơn so với các dịch vụ của tư nhân. Trên thực tế hợp tác xã thường cản trở sựđộc lập và sự tích cực của nông dân.

Có ý nghĩa là các tổ chức hợp tác tình nguyện mới xuất hiện khắp nơi trong cả nước ngay cả tại ba vùng vẫn còn hợp tác xã của nhà nước. Các tổ chức này dựa trên nguyên tắc là hai bên cùng có lợi. Các tổ chức kinh tế khác cũng tồn tại ở nông thôn như các Hội làm vườn ( có tên là VACVINA) và các trung tâm cung cấp nguyên vật liệu nông nghiệp của tư nhân. Tháng 12 năm 1993 có 35,000 tổ chức hợp tác tình nguyện ở Việt nam.

Ở đồng bằng Nam bộ, nông dân hợp tác với nhau dưới nhiều hình thức nhóm đường và nhóm nước, tín dụng, nhóm dịch vụ và các nhóm khuyến nông. Tại tỉnh Cần thơ, nông dân đã thành lập các hệ thống tín dụng tự quản lý. Ở Đông nam các hàng đồng tự nguyện tạo nên hệ thống đường điện và các cơ sở hạ tầng khác vượt qua khả năng của một hộ. Các hành động hợp tác cũng bao gồm sản xuất, làm vườn và chăn nuôi gia súc. Ở đồng bằng Bắc bộ và ven biển Bắc trung bộ hợp tác tình nguyện bao gồm hàng loạt các nhiệm vụ nông nghiệp và khai thác các nguồn lợi thuỷ sản. Các tổ chức hợp tác này xuất hiện bên cạnh các hợp tác đã có đem lại nhiều lợi ích cho nông dân.

Ở các khu vực núi phía Bắc trưởng tộc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các hội để tạo nguồn sống từ rừng và bảo hộ cho sản xuất, nhất là trong thời gian thiếu và ốm. Tại các vùng ven biển, nhiều hợp tác xã đánh cá đã bán thuyền, các dụng cụ khác và tiền thu được được phát cho các xã viên. Bây giờ các hộ đánh cá hình thành các nhóm riêng hay góp vốn để đóng các tàu đấnh cá có động cơ. Họ cũng giúp nhau về công nghệ, cung cấp và tiếp thụ những sản phẩm đánh bắt được. Trong các nông trường nông lâm thuộc sở hữu nhà nước các gia đình được giao đất và khoán trồng chè, cà phê và cao su. Bây giờ các hộ cùng nhau làm việc để cải tiến sản xuất và làm mới công nghệ.

Các tổ chức sản xuất nông nghiệp đa dạng chỉ ra sự chuyển đổi nhanh chóng các hợp tác xã kiểu cũ. Ở những nơi nông dân dám rút khỏi các hợp tác xã kiểu cũ nhà nước cam chịu mất quyền kiểm soát về quản lý sản xuất của nông dân. Nhưng ởđâu người dân dễ bảo và các hợp tác xã kiểu cũ còn tồn tại, nhà nước không cho phép nông dân rời bỏ dạng hợp tác này. Hồi chuông báo tử của các hợp tác xã kiểu cũ đã rung lên, nhiều hiệp hội nông thôn khác nhau kiểu mới đã xuất hiện và phát triển. Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức hợp tác kiểu mới và cũ là quyền sở hữu cá nhân tôn trọng mới và kết quả là được các hộ dễ chấp nhận hơn.

S phân hoá h

Khoán 10 công nhận hộ là một đơn vị kinh tếđộc lập. Kết quả là sự phân hoá về kinh tế xảy ra trong số các hộ. Một số hộ làm ăn phát đạt do sự thay đổi này, các hộ khác lại chịu ảnh hưởng bất lợi.

Ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh gia đình Nguyễn Văn Ót mỗi năm thu nhập 100 triệu đồng. Tuy nhiên năm 1975 anh Ót chỉ là một thợ sửa xe đạp khó khăn lắm mới kiếm đủ tiền nuôi cả gia đình. Với số tiền vay được vào năm 1978, gia đình thu lãi từ việc chăn nuôi lợn và bò sữa, hiện giờ có 50 con lợn và 20 con bò và mỗi năm bán 300 con lợn giống và mỗi ngày bán 100 lít sữa. Ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, gia đình ông Hùng cách sử dụng 3,680 m2 đất. Thay cho việc trồng hai vụ lúa mỗi năm, gia đình trồng một vụ lúa và nuôi cá trong thời gian còn lại. Kể từđó, thu nhập mỗi năm được tăng gấp đôi.

Nhiều hộ gia đình thu lợi từ việc làm VAC - chữ cái đầu của vườn (làm vườn), ao (thả cá), chuồng (chăn nuôi). Ở tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) chẳng hạn, 10% các hộ gia đình điều

tra thu được từ mỗi mét vuông đất vườn tương đương với tám đến mười mét vuông đất trồng luá; 30% thu nhập từ mỗi mét vuông vườn tương đương với ba đến năm mét vuông cánh đồng lúa và 60% thu nhập còn lại từ một mét vuông vườn tương đương hai mét vuông lúa. Thí dụ, gia đình ông Nguyễn Trọng Khánh ở huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà trồng quýt và hồng trên 720m2, thu nhập tương đương với gia đình thu được từ 7,200m2 đất trồng lúa.

Tại các vùng ven biển nhiều hộ nuôi tôm và cua. Gia đình ông Mai Xuân Hân là một minh hoạ, ông đã thực hiện thành công một hợp đồng sử dụng 50 hec ta đất vào năm 1989 cạnh biển ở tỉnh Thái Bình. Năm đầu tiên gia đình đầu tư 100 triệu đồng để cải tạo đất. Đến năm 1990 gia đình ông Hân thu được 50 triệu sau khi trừ các khoản chi phí; sau hai năm nuôi tôm, gia đình đã thu gấp đồi khoản đầu tư ban đầu.

Ở các vùng núi, nhiều hộđã phát triển nông lâm kết hợp để có thu nhập. Thí dụ, một gia đình ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã trồng 4 héc ta bạch đàn và một hec ta cây ăn quả và chè. Sau tám năm, gia đình thu mỗi năm 80 triệu đồng từ 4 hec ta bạch đàn và 10 triệu từ cây ăn quả và chè.

Ở cao nguyên Trung bộ, đất có sẵn và khí hậu thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và nuôi gia súc. Một số gia đình đã tận dụng đầy đủ tiềm năng này để ngày càng phát đạt hơn. Thí dụ, một gia đình ở huyện Krong Pac, tỉnh Đắc Lắc, nhận 3.5 hec ta đất khoán. Gia đình trồng cà phê và nuôi mười con bò. Gia đình ông Amalot còn có cả máy kéo và máy bơm dùng để phục vụ các hộ khác để có thêm thu nhập. Thu nhập thực của gia đình này là 75 triệu đồng mỗi năm, làm gia đình này khá giàu một thời.

Trong khi có những dấu hiệu mở rộng sự thịnh vượng tại nông thôn, cũng có dấu hiệu của đói nghèo. Hiện nay, số hộ nghèo chiếm 30% dân số nông thôn, tỷ lệ này lên tới 50- 60% ở vùng sâu vùng xa (Bộ Lao động thương binh và xã hội). Hơn 30% số hộ nghèo là do phụ nữ làm chủ. Nhiều hộ là của các đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu thu nhập của hộ gia đình dân tộc Kinh là 100, thì của một hộ người Tày là 83; người Dao là 43.7; người Mường là 58; người Thái là 55.8; người Hmông là 40; người Eđê là 72.2 và người Xê đăng là 29 ( Uỷ ban kế hoạch nhà nước 1993). Một điều tra về kinh tế xã hội tiến hành ở các vùng nông thôn tại tỉnh Quảng Trị cho thấy 61.2% hộ thiếu ăn quanh năm (đó là “nghèo tuyệt vọng”). Trong số những hộ túng thiếu, 21.5% có con cái bỏ học và 45.7% thiếu nguồn thu nhập dự trữđể mua thuốc men (Báo cáo từ KX- 08 1993).

Nguyên nhân của đói nghèo bao gồm thiếu đất, vốn và kinh nghiệm sản xuất hay kinh doanh hay có quá nhiều con. Kết quả của điều tra ở tỉnh Quảng Trị cho thấy 25.7% các hộ túng thiếu là nghèo bởi họ đông con nhưng lại có quá ít thành viên của gia đình đủ tuổi để đi làm; 15.7% không có đủ đất; 28.5% thiếu vốn; 14.3% thiếu kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh. Khoảng 7% hộ nghèo vì đau yếu (báo cáo từ KX - 08 1993).

Tuy nhiên, người ta thường không nhắc tới nghèo cũng do các chính sách vĩ mô của chính phủ và các hoạt động của các địa phương gây ra. Từ 20 đến 40% hộ, tại hầu hết các xã ở cả tỉnh miền bắc và miền Trung bị bắt phải trả lại một phần (có khi lên đến 30- 40%) đất do không trảđược nợ hay không thực hiện được nghĩa vụ khoán cho hợp tác xã. Việc này có liên quan đến hệ thống định mức (theo Khoán 100 ) trong đó các hộ không có quyền quản lý các hoạt động kinh tế của mình và phải đóng góp 70-80% sản phẩm

làm ra cho hợp tác xã. Những hộ không nộp đủ sẽ bị nợ năm tiếp theo. Nợ là nguyên nhân hợp tác thu lại một phần đất của họ. Những gia đình bị thu mất đất (đa phần do phụ nữ làm chủ) lại gặp phải những khó khăn tiếp theo do thiếu đất. Những gia đình như vậy ngày càng nghèo, dần dần mất mọi khả năng có thể loại bỏđói nghèo. (Trần Đức 1993). Các chính sách của địa phương cũng góp phần làm đói nghèo, dưới khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các hợp tác xã và chính quyền địa phương, ngoài việc thu thuế nông nghiệp và thuếđặt do luật quy định, còn bắt nông dân đóng góp mười đến hai mươi khoản khác. Theo một điều tra vào tháng 9 năm 1993 tiến hành tại Thái Bình, nông dân mỗi năm phải nộp 15 khoản tổng cộng lên đến 100 kg thóc trên đầu người ( Nguyễn Mạnh Huân 1993). Một hộ có 5 người sẽ phải đóng góp mỗi năm 500 kg hay 500,000 đồng. Đây là một nguyên nhân quan trọng giải thích vì sao người nghèo cứ nghèo mãi. Từ cuối năm 1992 và đặc biệt là sáu tháng đầu năm 1993, nhà nước đã mở phong trào xoá đói và giảm nghèo. Cho đến giờ hiệu quả của phong trào này còn rất thấp. Yếu tố quan trọng nhất của phong trào là cho người nghèo vay với lãi suất thấp. Đến tháng 6 năm 1993, khoảng 3,000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước được cho người nghèo vay. Trung bình mỗi hộ vay 167,000 đồng. Nhưng những người nghèo chỉ chiếm 30% số người được nhận tiền vay. đa phần không phải là ngưòi nghèo; có một số người thuộc gia đình của các cán bộ giả làm người nghèo.

Nn tht nghip

Nạn thất nghiệp ở Việt nam đang gia tăng ở mức báo động. Khoảng tám triệu người của cả nước được dựđoán là không có việc làm. Mỗi năm khoảng 1,2 triệu người đạt độ tuổi lao động, đa phần (840,000) trong số đó sống ở nông thôn. Trong khi đó diện tích đất trồng trên một nhân khẩu rất thấp (0,51 hec ta trên một hộ). Diện tích này đang giảm do đô thị hoá. Số việc làm trong khu vực nhà nước giảm 200,000 và gần 120,000 trong số này trở về nông thôn mỗi năm trong năm 1991 và 1992. Khoảng sáu đến bảy triệu người thất nghiệp hiện đang ở nông thôn. Cùng thời gian đó ngày càng có nhiều người dân từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm. Chợ lao động hiện giờ rất phổ biến. Chỉ riêng ở Hà Nội, có hàng chục địa điểm nơi người dân nông thôn tụ tập để bán sức lao động. Trong tình huống nàyphụ nữ phải chấp nhận làm những công việc nặng nhọc hơn và được trả công ít hơn ở thành thị lẫn nông thôn. ( Báo cáo Kết quảđiều tra 1993).

Còn nhiều cản trở đối với tạo việc làm ở nông thôn. Những ngành công nghiệp nhỏ ở nông thôn kém phát triển do thị trường và cơ sở hạ tầng kém. Nông dẫn miễn cưỡng đầu tư vào sản xuất và nhà nước không khuyến khích phát triển nhà máy tư nhân. Vốn thiếu lại được huy động để tạo việc làm. Mặc dù nhà nước đóng vai trò, khoảng hai triệu đồng cần để tạo ra việc làm. Các điều tra của chương trình phát triển nông thôn của quốc gia

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)