Không có việc làm và thiếu việc là mở nông thôn

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 85)

Tỷ lệ không có vic làm dao động khá lớn trong suốt thế kỷ. Tại các nước phương Tây, nạn thất nghiệp đã đạt đỉnh điểm vào đầu những năm 30 với khoảng 20% lực lượng lao động không có việc làm ở Anh. Ý tưởng cuả nhà kinh tế John maynard Keynes đã ảnh hưởng chính sách tập thể ở châu Âu và Mỹ trong giai đoạn sau chiến tranh. Keynes cho rằng, nạn thất nghiệp xuất phát từ việc thiếu sức mua hàng hoá; chính phủ có thể can thiệp để tăng nhu cầu trong một nền kinh tế, dẫn đến tạo ra các việc làm mới. Nhiều người tin rằng, sự quản lý của nhà nước về cuộc sống kinh tế, đã thuộc về quá khứ. Cam kết việc làm đầy đủ đã thành bộ phận của chính sách nhà nước tại hầu khắp các xã hội phương Tây. Cho đến những năm 70 các chính sách này dường như thành công và tiếp tục có tăng trưởng kinh tế.

Phân tích nn tht nghip

Tuy nhiên, diễn giải các thống kê thất nghiệp chính thức không phải là không khó khăn. Không dễ gì định nghĩa được thất nghiệp. Nó nghĩa là “không có việc làm”. Nhưng “việc làm” ở đây chỉ “việc làm được trả lương” và “việc làm ở nghề nghiệp được công nhận”. Những người đăng ký là thất nghiệp có thể hành nhiều nghề khác nhau như quét vôi, sơn tường hay chăm sóc vườn cây. Nhiều người làm các công việc nửa ngày được trả lương hoặc thi thoảng làm việc có trả lương; người về hưu không được tính là “thất nghiệp”.

Ti sao t l tht nghip li gia tăng

Tỷ lệ thất nghiệp dao động tại các nước phương Tây trong những năm gần đây và giữa các xã hội khác nhau cũng có sự khác nhau đáng kể. Bên ngoài quỹđạo phương Tây, nạn thất nghiệp ở Nhật thấp nhất. Sự kết hợp giữa các nhà máy có lẽ giải tích cho mức độ thất nghiệp khá cao tại nhiều nước phương Tây trong khoảng hai thập kỷ qua.

• Một yếu tố quan trọng là sự gia tăng cạnh tranh trong các ngành công nghiệp mà tại đó đã hình thành nên sự phồn vinh của phương Tây. Năm 1947, 60% sản xuất thép trên thế giới được tiến hành tại Mỹ. Ngày nay, con số này chỉ còn 15% trong khi việc sản xuất thép đã tăng ba lần ở Nhật và các nước thế giới thứ ba (chủ yếu là Singapo, Đài Loan và Hồng Kông, hiện giờ bán với giá rẻ hơn của Nhật ).

• Trong một số dịp, bắt đầu bằng “khủng hoảng dầu lửa” năm 1973 (thời kỳ mà các nước sản xuất dầu liên kết lại và thống nhất tập thể tăng giá dầu), nền kinh tế thế giới đã trải qua hoặc trì trệ nghiêm trọng hoặc giảm sản xuất.

• Việc gia tăng sử dụng vi điện tử trong công nghiệp đã làm giảm nhu cầu về sức lao động.

• Nhiều phụ nữ đang tìm kiếm các việc làm có trả lương, với kết quả là nhiều người rượt đuổi một số lượng việc làm hạn chế.

Còn chưa rõ tỷ lệ thất nghiệp cao hiện nay có còn tiếp diễn hay không - hay có lẽ trở nên rõ rệt trong tương tai gần. Một số quốc gia có vẻ giải quyết nạn thất nghiệp quy mô lớn tốt hơn các nước khác. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm thành công ở Mỹ hơn là ở anh hay một số cường quốc khác ở Châu Âu. Điều này có lẽ là do sức mạnh kinh tế của đất nước đã tạo cho nó quyền lực trên thị trường thế giới hơn là các nền kinh tế nhỏ, dễđổ vỡ khác. Cũng có thể là các khu vực dịch vụ lớn ở Mỹ cung cấp một nguồn việc làm nhiều hơn; là tại các nước có dân chúng từ trước đến giờ chỉ làm trong ngành sản xuất.

Khái nim và định nghĩa vic làm và thiếu vic làm

Theo Tổ chức lao động quốc tê ILO (1992), việc làm là một trong ba nhóm chính của khung việc làm; hai nhóm còn lại là thất nghiệp và không hoạt động. Khung lực lượng lao động ghỉ việc làm đo bằng một thời gian so sánh ngắn (khoảng một tuần hay một ngày) trên cơ sở khái niệm về hoạt động kinh tế.

Việc làm, với tư cách là thuật ngữ chỉ số người làm việc, có một định nghĩa rộng trong khung sức lao động. Nó bao gồm những người đang làm việc, thậm chí chỉ làm một giờ trong thời gian tham chiếu và những người tạm thời nghỉ việc ( ILO 1993). Chỉ tiêu một giờ trong định nghĩa về việc làm bao quát tất cả mọi việc làm có tại nước đã cho, bao gồm việc làm ngắn hạn, lao động theo hợp đồng, việc làm dự phòng và các kiểu việc làm không thường xuyên khác. Bên cạnh đó, định nghĩa quốc tế về việc làm bao gồm những người nhất định trong số những người có việc làm tại thời gian tham chiếu không làm việc. Đó là những người tạm thời nghỉ việc, có phép hoặc kghông phép do nhiều lý do khác nhau, như ốm, nghỉ phép, học tập hay đào tạo, v.v… Khái niệm tạm nghỉ việc chỉ các tình huống trong đó thời gian làm việc bị ngắt quãng bởi thời gian nghỉ. Điều này nghĩa là những người nhìn chung bị coi là tạm thời nghỉ lại làm , nếu họđã làm công việc hiện tại và sẽ trở về công việc của mình sau thời gian nghỉ (ILO, 1993).

Theo định nghĩa quốc tế về việc làm năm 1982 ( trong ILO, 1993 ) những người có việc làm bao gồm cả những người vượt qua độ tuổi nhất định dùng để đo lượng dân tích cực về kinh tế. Định nghĩa quốc tế về việc làm cung cấp chỉ tiêu tách biệt đối với những người làm được trả lương và những người tự trả lương:

- Việc làm được trả lương bao gồm những người trong thời gian tham chiếu làm công việc nào đó để nhận lương bằng tiền mặt hay bằng hiện vật cũng như những người gắn bó chính thức với công việc của mình nhưng tạm thời không làm việc.

- Việc làm tự trả lương là những người trong thời gian tham chiếu làm công việc gì đó vì lợi luận hay thu nhập cho gia đình, bằng tiền mặt hay hiện vật, và những người với doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp kinh doanh, một việc làm ở nông trang hay một dịch vụ nhưng tạm thời không làm việc trong thời gian tham chiếu do lý do riêng nào đó ( ILO, 1993).

Sự phân biệt giữa việc làm được trả lương và tự trả lương với mục đích nhấn mạnh rằng việc làm không chỉ bao gồm những công việc để lính lương mà còn cả những công việc

vì lợi nhuận hay lợi lộc của gia đình, bao gồm sản xuất để tự tiêu thụ và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự thiếu việc làm đặc biệt tại các vùng nông thôn của Việt nam. Cũng giống như tại các nước phát triển khác, tự trả công đã ngày càng trở nên phổ biến tại Việt nam trong những năm qua nhất là tại các vùng nông thôn. Các số liệu trong bản điều tra về mức sống 1992-1993 cho thấy, tận 88,62% người dân tự trả công vào năm 1993.

Khái niệm việc làm ở Việt nam cũng tương tự như khái niệm về việc làm do ILO đưa ra. Theo điều tra về lao động -việc làm (1997), việc làm là mọi hoạt động tạo thu nhập, không bị luật pháp và quy định hiện thời cấm. Các hoạt động trên bao gồm việc làm hưởng lương, hoặc dưới dạng tiền mặt hay hiện vật và việc làm tự trảđể đem lại lợi ích cho bản thân hay các hoạt động tạo thu nhập cho gia đình nhưng không được trả lương.

Thiếu vic làm: Khái nim và thước đo

Thiếu việc làm đặc biệt phổ biến tại các nước đang phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Người ta nhận thấy rằng tại nhiều quốc gia đang phát triển nạn thất nghiệp đo được khá thấp (ILO, 1992). Có thể giải thích điều này bằng nhiều lý do. Một là hiện tượng làm tư phổ biến ở các nước này và nguy cơ khái niệm tìm kiếm việc làm có thể được những người trả lời bản điều tra hiểu là tìm việc làm được trả lương. Thêm vào đó, nguyên nhân nữa giải thích cho nạn thất nghiệp đo được tại các nước đang phát triển thấp, theo ILO, là do số công nhân được bảo hiểm thất nghiệp hạn chế cũng như các kế hoạch giảm nhẹ khác. Trong các điều kiện này, chỉ có một số ít người có thể cho phép thất nghiệp trong một thời gian. Tuy nhiên, số dân cư phải than gia trong tất cả các thời kỳ không đủ trong hoạt động kinh tế nào đó, bất kể họ có thể tìm việc làm phụ vào cùng thời gian đó, họ cũng không được coi là thất nghiệp ( ILO, 1992). Do vậy, thiếu việc làm đa phần được khuyến cáo để miêu tả tình hình có việc làm tại các nước đang phát triển, nhất là tại các vùng nông thôn, nơi nông nghiệp là giường cột của cả nước.

Như ILO đã cho thấy, người ta phân biệt hai kiểu thiếu việc làm: thiếu việc làm có thể nhìn thấy phản ánh sự thiếu số công việc; và thiếu việc làm không nhìn thấy, phản ảnh sự mất cân bằng về nền tảng giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác, đặc trưng bởi thu nhập thấp, không sử dụng hết kỹ năng, năng suất thấp và các yếu tố khác ( ILO, 1992). Bài báo này sẽ tập trung chủ yếu vào thiếu việc làm trông thấy được. Mặc dù, có một số nhà kinh tế Việt nam đồng tình với các quan điểm của thiếu việc làm không nhìn thấy do ILO đưa ra và cũng có những thước đo về năng suất lao động trong nông nghiệp nông thôn, cho đến bây giờ Việt Nam vẫn chưa công nhận một cách chính thức nạn thiếu việc làm không trông thấy đi liền với năng suất và thu nhập thấp. Điều này chủ yếu là do những khó khăn trong việc thiếu việc làm nhìn thấy. Vấn đề này vẫn còn đang được bàn luận.

Thiếu vic làm nhìn thy được

Turnham (1971) tranh luận rằng, một cách để xác định mức thiếu việc làm ở nông thôn có thể là thiếu việc làm nhìn thấy được. Theo ông ta, cách tiếp cận này dựa trên giảđịnh là nhiều người ở nông thôn hay các khu vực truyền thống ở các nước đang phát triển nơi mà không có một công việc gì cho một phần thời gian của họ. Điều này có nghĩa là nạn

thiếu việc làm nhìn thấy được xác định là sự khác biệt giữa số giờ làm việc đưa ra trên mức lương trung bình hiện có so với số giờ làm việc thực tế (Turham,.D., 1971).

Các tiêu chuẩn quốc tế xem xét hai yếu tố trong việc đo sự thiếu việc làm trông thấy được, thứ nhất là số người thiếu việc làm nhìn thấy và thứ hai là số thiếu việc làm thiếu nhìn thấy. Yếu tố đầu tiên cho kết quả về số người và yếu tố thứ hai được dựđoán theo số đơn vị thời gian, số ngày làm việc cụ thể, nửa ngày hay, đầy đủ hơn số giờ ( ILO, 1992). Trong cuộc gặp các chuyên gia về số liệu lao động từ việc làm và thiếu việc làm, diễn ra ở Geneva vào tháng 10, 1997, người ta nhận thấy rằng thiếu việc làm nhìn thấy ít phổ biến hơn các dạng thiếu việc làm khác (thiếu việc làm không nhìn thấy trong các nước phát triển nhất là trong các khu vực nông thôn), nơi lao động tập trung chủ yếu vào khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, việc đo thiếu việc làm nhìn thấy dễ hơn là đo thiếu việc làm không nhìn thấy.

Nhng người thiếu vic làm nhìn thy

Theo định nghĩa quốc tế thiếu việc làm nhìn thấy ban đầu là một khái niệm thống kê phản ảnh sự thiếu số việc làm và điều này xảy ra khi một người làm việc ít hơn thời gian làm việc bình thường và đang tìm hay sẽ nhận một việc làm phụ trong thời gian tham chiếu (ILO, 1985). Theo ILO (1992), thiếu việc làm nhìn thấy được định nghĩa là một nhóm nhỏ trong việc làm và dựa vào ba tiêu chí: thứ nhất, làm việc ít hơn thời gian làm việc bình thường; thứ hai: cũng như vậy trên cơ sở không tự nguyện; và thứ ba: tìm hoặc sẵn sàng làm việc phụ trong thời gian tham chiếu. Như ILO chỉ ra, để xét một người thiếu việc làm nhìn thấy, tất cả ba tiêu chí trên đều phải thoả mãn cùng một lúc.

Yếu tố này liên quan đến tất cả những người tạo nên bộ phận có việc làm. Do vậy, những người thiếu việc làm nhìn thấy được có thể bao gồm tất cả những người làm việc được hưởng lương và những người làm tư và họ không chỉ là những người hiện tại đang làm việc mà gồm cả những người tạm thời nghỉ việc. theo khung khái niệm được các tiêu chuẩn quốc tế chấp thuận, mọi người không có việc làm hoặc người không hoạt động kinh tế không thể là thiếu việc làm (ILO, 1992).

Người ta chấp nhận chung là tiêu chí đầu tiên để phân loại người có việc làm vào nhóm thiếu việc làm là người đó phải làm việc dưới thời hạn làm việc bình thường trong thời gian tham chiếu. Về nguyên tắc, điều này nghĩa là người ta phải xác định số công nhân làm việc bình thờng và so sánh giá trị này với số làm việc trong thời gian tham chiếu bằng một công nhân đăc biệt đang xét và theo ILO (1992) “thời gian làm việc bình thường cho một hoạt động phải được xác định dưới ánh sáng của hoàn cảnh quốc gia, phản ánh trong luật của quốc gia đó ở mức đố áp dụng được một việc hành nghề bình thường trong các trường hợp khác hay về mặt tiêu chuẩn thông thường đã thống nhất”. Đối với tiêu chí thứ hai, người ta có thể làm việc ít hơn thời hạn làm việc bình thường một cách tự nguyện hay không tự nguyện, nhưng chỉ có những người làm việc không tự nguyện ít hơn thời gian bình thờng mới được coi là thiếu việc làm trông thấy được. Khi đánh giá sự không tự nguyện làm việc dưới mức làm việc bình thường đóng vai trò quan trọng cùng với thực tế có nhiều lý do khác nhau cho việc người ta có thể làm việc một thời gian ngắn hay không làm việc trong thời gian tham chiếu. Trong hoàn cảnh nhất định, người ta bị ép làm việc trong thời gian ngắn vì lý do kinh tế, điều này có nghĩa là họ

đang đối mặt với thời kỳ bê trễ, chẳng hạn, mùa không làm việc hay họ không thể kiếm thêm việc làm (ILO, 1992). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người thiếu việc làm trông thấy mà không tự nguyện làm ít hơn số giờ thông thường phải tìm hay sẵn sàng làm thêm công việc trong thời gian tham chiếu. “Tìm những việc làm bổ sung” được coi là tiêu chí đo thích hợp nhất xác định thiếu việc làm nhìn thất được bởi vì nó khách quan và khả thi (ILO, 1992).

Khi lượng thiếu vic làm trông thy

Theo các tiêu chuẩn quốc tế, khối lượng thiếu việc làm trông thấy chỉ “thời gian sẵn có để làm thêm việc trong thời gian tham chiếu đối với mỗi người thiếu việc làm trông thấy, được tính bằng số ngày, nửa ngày hay giờ làm việc, thích hợp với hoàn cảnh của quốc gia, tuỳ theo bản chất của số liệu thu thập được” ( ICLS, 1982 in ILO, 1992). Điều này được giải thích là khối lượng việc làm thiếu trông thấy, được định nghĩa là số giờ làm thêm mà người ta sẵn sàng và có khả năng làm cả ngày (thời gian làm việc bình thường) sẽ quan hệ mật thiết với số người thiếu việc làm trông thấy, và số việc làm thiếu trông thấy sẽ nhận được bằng cách cộng ngày làm việc sẵn sàng.

Ch tiêu đo s vic làm thiếu nhìn thy và người thiếu vic làm nhìn tht nông thôn Vit Nam

Đặc điểm nổi bật nhất của tình trạng việc làm ở miền quê Việt Nam có thể biểu thị bằng thực tế là tỷ lệ thiếu việc làm được coi là không cao lắm, chỉ có 4,19% cho đến năm 1993 (Vietnam, Điều tra về Mức sống, 1992-1993, SPC-GSO), trong khi thiếu việc làm vẫn còn phổ biến tại các vùng nông thôn. Người thiếu việc là người thiếu việc hoặc không có việc cho một phần thời gian làm việc và chỉ tiêu để xác định sự thiếu việc làm ở nông thôn Việt Nam là thời gian làm việc thực tế so với thời gian làm việc bình thường theo

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 85)