Những thay đổi đi kèm theo các cải cách kinh tế không những chỉ gói gọn trong các hoạt động kinh tế. Chúng đã có những ảnh hưởng sâu sắc tại nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống nông thôn. Các thể chế truyền thống, vai trò và giá trị của cộng đồng đã biến đổi
Thay đổi về thể chế cộng đồng
Song song với biên phát triển kinh tế của hợp tác xã là mất đi việc ra quyết định tại nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những ngày hoàng kim của hợp tác xã, những người lãnh đạo hợp tác, bên cạnh quản lý các hoạt động kinh tế, cũng dành quỹ cho giáo dục, phúc lợi xã hội và các trang thiết bị y tế cho cộng đồng cũng như cung cấp tài chính cho các hoạt động văn hoá và thể thao trong làng. Hợp tác xã cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức quần chúng ởđịa phương nhưđoàn thanh niên, hội phụ nữ và đội thiếu niên. Các chức năng xã hội này hiện nay đã chuyển cho chính quyền xã. Mặt khác, sự thay đổi địa vị của hợp tác xã cũng đòi hỏi sự điều chỉnh của dân làng. Thí dụ, các hội của làng như Hội Phụ Lão hoặc Hội cựu chiến binh bây giờ phải nghĩ đến việc gây quỹ hơn là chờđợi hợp tác xã giúp đỡ.
Một thể chế thách thức địa vị của hợp tác xã trong cuộc sống hàng ngày là gia đình và khỏi cần nói, vai trò của gia đình đã được mở rộng. Trước đây con đường hợp tác do hợp tác xã xếp đặt đã hạn chế vai trò của gia đình, nơi các thành viên giống như các thành viên của hợp tác xã phải làm các công việc đã được phân công. Điều vẫn còn tích cực trong các mối quan hệ gia đình là tình cảm của các thành viên trong gia đình với nhau. Nhưng cùng với vai trò là một đơn vị kinh tế của hộ, các quan hệ gia đình có không gian rộng lớn hơn, thí dụ hăng say làm kinh doanh gia đình hay giúp đỡ dịch vụ vay vốn. Trong hoàn cảnh đời sống nông thôn Việt Nam, nhất là ở miền bắc và miền Trung, các quan hệ gia đình vượt ra khỏi gia đình hạt nhân để ôm lấy gia đình mở rộng cũng như thành viên trong một của một dòng họ trong làng. Sự gắn kết và quan hệ họ hàng như vậy đã trở thành nguồn cho các hộ nông dân đối phó với các nguy cơ về thiên tai và sự lên xuống của giá cả thị trường.
Trong một điều tra tiến hành tại các tỉnh Nam Hà, họ sẽ quay sang nhờ ai giúp đỡ trong các tình huống khó khăn. Kết quả cho thấy 76,9% những người được hỏi trả lời là từ những người họ hàng, 12,8% là nhận sự gúp đỡ từ ban chủ nhiệm hợp tác và 7,7% là từ các tổ chức quần chúng. Mối quan hệ gia đình và họ hàng cũng ngày càng quan trọng bởi nhiều người nhận thấy để người khác làm giúp điều gì họ phải viện đến hối lộ hay các mối quan hệ. Quan hệ họ hàng cũng là một quan hệđể giúp đỡ lẫn nhau, đã từng được tổ chức trong những ngày của hợp tác. Điều này thực sự quay trở về những tập tục xã hội cũ của Việt Nam. Một dấu hiệu rõ ràng của sự sống lại này là nhiều thực thể họ hàng xây dựng nhà thờ họ, để tìm kiếm biên niên sử gia đình và bắt đầu quỹ tin cậy để giúp những thành viên trong dòng họ.
Một thể chế cũ cũng quay trở lại với sự ra đời của cải cách kinh tế là sự chiếm ưu thế trong xã hội của nam giới. Nông thôn Việt Nam đã đắm mình trong truyền thống đạo Khổng là phụ nữ bị hạ xuống đóng vai trò thứ yếu. Phụ nữ xưa kia thường phải nghe lời cha, chồng và con trai trưởng. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy sự bình đẳng giới ở Việt Nam. Đây là một xu hướng tích cực ở nông thôn trong thời kỳ phong trào hợp tác. Người ta tạo các điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và của xã hội nói chung. Nhưng cùng với sựđổi mới kinh tế, cải cách xã hội không theo kịp và điều này dẫn đến phụ nữ nói chung và những người nghèo hay sống ở vùng sâu vùng xa nói riêng vấp phải những khó khăn rất lớn. Những tư tưởng
phong kiến coi thường phụ nữ lại được tiến triển. Vai trò của phụ nữ và sự tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng giảm và nam giới chiếm ưu thếở tất cả các lĩnh vực hoạt động.
Hộ và sự thay đổi cấu trúc xã hội
Cho dù các cải cách tiến hành trong nông nghiệp trong 15 năm qua thế nào, nông dân Việt Nam vẫn sống với một hiện thực địa lý khắc nghiệt: Mảnh đất dể họ kiếm sống rất nhỏ. Theo các số liệu có được trong cuộc điều tra năm 1991 của bảy tỉnh do Tổng cục Thống kê tiến hành, diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ là 4.805,7 mét vuông (820 mét vuông cho mỗi thành viên trong gia đình và 1.840 mét vuông cho mỗi lao động chính). Một điều tra khác do tác giả giúp tiến hành ở tỉnh Thanh Hoá năm 1991 cho con số tương tự, cho thấy 71,1% số hộ có trong tay ít hơn 0,4 hecta đất để trồng trọt. Ngay tại Đồng bằng sông Cửu Long nơi người ta nói rằng nông dân canh tác trên các mảnh đất lớn nhất trong cả nước, mỗi hộ có trung bình 1,25 hecta đất ruộng và 0,122 hecta đất vườn (theo các số liệu có từ Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991). Tại các tỉnh miền Bắc diện tích đất của mỗi hộ là 0,487 hecta, với những hộ ở vùng Châu thổ sông Hồng có mật độ dân số cao con số này có thể còn thấp hơn. Tại một làng nơi tác giả có cơ hội tiến hành điều tra (Làng Đa Tốn thuộc ngoại thành Hà Nội), tận 75% số hộ vẫn có ít hơn 0,22 hecta đất ruộng và số còn lại có không nhiều hơn 0,43 hecta.
Kích thước diện tích đất được sửo hữu ở một chừng mực nào đó xác định phương pháp canh tác. Với việc canh tác trên những mảnh đất nhỏ, theo truyền thống đa phần nông dân Việt Nam sản xuất một lượng lương thực chỉ vừa đủ nuôi cả gia đình và sản xuất lương thực vĩnh viễn mang đặc điểm : Phong trào hợp tác và tập thể hoá chỉ sự bẻ gãy của việc sản xuất nhỏ thông qua việc hợp các nguồn lực của hàng trăm hộ để tạo ra điều kiện sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên, nhưđã nêu lên ở các phần trước, hiện thực không được như mong đợị. Việc chuyển dịch từ phương thức sản xuất tập thể cũng nghĩa là tái lập nền kinh tế nhỏ của nông dân. Và tất cả các khiếm khuyết của hệ thống kinh tế cũ sẽđến. Một trong những dấu hiệu bề ngoài mà nông dân đối mặt là sự thay đổi đột ngột của thị trường, có thể tàn phá một số người cũng như làm giàu cho những người khác. Chính trong xu hướng trở về mà sự khác biệt kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn lại được tăng cường.
Trong thời kỳ kế hoach hoá tập trung xã hội chủ nghĩa, việc phân phối và cung cấp các nhu yếu phẩm và phúc lợi xã hội đều do nhà nước tiến hành với quan điểm thúc đẩy công bằng và bởi vậy hạn chếđến mức tối đa xung đột giữa người giàu và người nghèo và các mối quan hệ xã hội không bị căng thẳng ngay cả khi đất nước trải qua sự thiếu thốn của chiến tranh. Cấu trúc xã hội của cộng đồng nông thôn trong thời kỳđó cũng đơn giản hơn rất nhiều bởi ai cũng là thành viên của hợp tác xã bất kể họ có trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình hay chuyên môn thế nào. Bây giờ ở lĩnh vực nông thôn không còn như vậy nữa, sựđộc lập của hợp tác xã đã giải thoát người dân khỏi sự giống nhau về mức sống, áp đặt cho tất cả các xã viên. Cùng với nó là sự khác nhau về thu nhập trong các cộng đồng ở nông thôn. Cái điều có ý nghĩa nhất về xã hội về sự phát triển này đó là nó sinh ra bài thuyết trình về sựđói nghèo: Đói nghèo là gì và người ta định nghĩa nó thế nào. Điều này không phải là trong thời kế hoạch hoá tập trung không có thiếu thốn. Nhưđã chỉ ra ở
các phần trước, thiếu thốn về kinh tế là chuyện thường ngày, nhưng sự thiếu thốn này được chia sẻđể tránh tình trạng người này có mà ngưòi kia lại không có.
Khi xem xét vấn đề đói nghèo mới nổi lên ở nông thôn Việt Nam, sẽ có ích nếu ghi nhớ hai khái niệm: Đói nghèo tuyệt đối và đói nghèo tương đối. Đói nghèo tuyệt đối là mức khi ngay cả những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống- ăn, mặc và ở cũng không đáp ứng được. Đói nghèo tương đối là mức sống dưới chuẩn trung bình của cộng đồng địa phương. Điều này sẽ tạo ra các phương pháp tính khác nhau cho các vùng khác nhau, sau đó lại cung cấp những tổng hợp khác nhau để đo đói nghèo tương đối với điều kiện địa phương. Thí dụ, khi Ngân hàng thế giới giữ quan điểm thu nhập hàng năm trên đầu người là 370 USD (tương đương với hơn 30 USD mỗi tháng) là dấu hiệu của ngưỡng đói nghèo, mỗi nước lại có dấu hiệu của riêng mình: Đối với Malaisya là 28 USD, Sri Lanka 17 USD, Bangladesh 11 USD, Nepal là 9 USD và Pakisstan 6 USD.
Ở Việt Nam theo một đánh giá vào tháng 5/1993 do Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và Bộ Nông nghiệp Thực phẩm phối hợp tổ chức, thu nhập trên đàu người tính theo thóc là 15 kg thóc mỗi tháng, đổi ra tiền mặt theo giá thị trường thời đó là 30.000 đồng (tương đơng 3 USD một người một tháng). Con số này có thể là mức đo đói nghèo tuyệt đối. Thu nhập 15 kg thóc tương đương với một nửa thu nhập trung bình của dân cưở nông thôn trong cả nước và với cấu trúc tiêu thụ hiện tại là 70% được dành cho lương thực. Do vậy, những gia đình có thu nhập 15 kg thóc một tháng chỉ có 10,5 kg thóc dùng đểăn. Số này cung cấp cho họ một lượng calo tối thiểu để tồn tại.
Sử dụng chuẩn 15 kg thóc một tháng làm thu nhập của những người nghèo tuyệt đối, người ta thấy là các vùng nông thôn Việt Nam có 2.847.000 hộ nghèo như vậy bao quanh 13,8 triệu người, chiếm gần 30% tổng số hộở nông thôn. Ở các vùng khác nhau, tỷ lệ này cũng khác nhau:
• Đồng bằng và Trung du Bắc bộ: 35%
• Ven biển miền Trung: 35-37%
• Đồng bằng Nam bộ: 14-34%
• Vùng núi phía Bắc: 39%
• Cao nguyên Trung bộ: 37%
Thay cho việc dựa vào chuẩn cố định cho cả nứơc về nghèo tuyệt đối, tỷ lệ số hộ nghèo tương đối phụ thuộc vào thu nhập trung bình ởđịa phương, cũng thay đổi theo từng vùng. Tỷ lệ số hộ nghèo tương đối ở các vùng nông thôn tại các vùng khác nhau của cả nước sẽ là:
• Nông thôn Đồng bằng và Trung du Bắc bộ: 58%
• Nông thôn Ven biển Trung bộ : 55%
• Nông thôn Đồng bằng Nam bộ:60 %
• Nông thôn Vùng núi phía Bắc:56%
• Nông thôn Cao nguyên Trung bộ: 55%
Theo các số liệu điều tra do Bộ lao động Thương binh và Xã hội công bố, so sánh tình hình năm 1992/1993 với tình hình năm 1990, tỷ lệ số hộ nghèo tuyệt đối đã giảm đi 6%, điều này phản ánh sự cải thiện về giảm sự khác biệt xã hội. Tuy nhiên, số hộ nghèo tương
đối vẫn tăng khoảng 5-10% về số lượng ở cả thành thị lẫn nông thôn. Điều này lại làm gia tăng sự khác biệt về xã hội.
Nhìn chung, các số liệu thống kê dường như chỉ ra sự khác biệt ngày càng tăng trong thu nhập. Theo các điều tra sử dụng các mẫu đại điện cho dân cư, từ năm 1989 đến nay, số hộ giàu đã tăng lên 2,4 lần, trong khi số hộ nghèo tuyệt đối tăng 1,7 lần. Trong thời kỳ 1976- 1980, sự khác biệt về thu nhập giữa người giàu và nghèo tuyệt đối mới từ 3 đến 4 lần; Vào thời kỳ 1981-1989 dã tăng lên 6-8 lần và cho dến nay được ta dựđoán còn cao hơn nữa. Trong khi các số liệu này có thể khác nhau về các con số chi tiết tất cảđều chỉ ra sự khác biệt trong thu nhập vẫn tăng lên.
Sự khác biệt về thu nhập có liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tại các trung tâm đô thị và các vùng phát triển của đất nước, sự khác biệt có xu hướng lớn hơn. Hơn nữa, do mức tiêu thụ ở ccá khu đô thị lớn hơn, sự bất cong về xã hội cũng dễ thấy hơn. Tại nhiều làng ở ngoại ô Hà Nội, bên cạnh những toà nhà cao tầng với các trang thiết bị hiện đại là các ngôi nhà tranh rách nát. Những hộ nông dân có thu nhập cao thường là những người làm nghề thủ công hay kinh doanh nhỏ. Những người có thu nhập thấp là những người chỉ sống bằng nghề làm ruộng.
Trong số những hộ nghèo là những người thiếu sức người để sản xuất đủ mức khoán của hợp tác. Gánh nợ này chồng chất từ vụ mùa này sang vụ mùa khác và cách giải quyết của những người lao động trong các hộ nay là thuê mướn lao động. Thách thức của kinh tế thị trường hoá ra là làm suy yếu các gia đình như vậy. Đáng tiếc là, số người bị ảnh hưởng nghiêm trọng (tức là có thu nhập dưới 8 kg thóc một tháng) vẫn không hề suy giảm. Số này chiếm 5,7-7,9% vào những năm 1989-1991 và 5-7% vào năm 1992.
Sự khác nhau về của cải cũng gây ra những vấn đề xã hội khác đối với nông thôn. Ở xã Nam Giang, cách Nam Định 9 km có 12 ổđánh bạc chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp và một số nhà chứa bán công khai. Tại những làng chỉ có thể làm ruộng, 3-5% số gia đình bởi không được học hành, thiếu lương thực hay thiếu chăm chỉ đã không thể sống tử tế. Các điều tra về xã hội học đã cho thấy đa số các gia đình này là nguồn gốc của các vấn đề luật pháp và trật tự ở nông thôn. Vậy là, vấn đề an ninh cũng đã đến nông thôn Việt Nam, nơi mà từ trước đến giờ chưa hề nghe tới.
Một điều tra nhỏ ở xã Đông Hoa, tỉnh Than Hoá cho thấy 84% người được hỏi có quan điểm cho rằng tăng cường trật tự an toàn của xã đã trở thành một trong những yêu cầu hàng đầu. Sự khác biệt về mức thu nhập cũng tạo ra sự trái ngược về tâm lý, thói quen và lối sống, tạo ra cảm giác phân cực âm ỉ trong các nhóm xã hội. Các vấn đề pháp luật và trật tự thường được coi là do những người nghèo gây ra. Khái niệm “công bằng xã hội” đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi.
Tuy nhiên, Việt Nam khác với nhiều nước khác ở chỗ đa số những người nghèo vẫn có những mảnh đất nhỏ để trồng trọt. Đây là một di sản của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Luật của cuộc cách mạng này ngăn cản việc tước đoạt đất của những người nghèo, chưa kểđến việc duy trì chế độ phân phối đất đai công bằng cho những người dân cày. Điều này tạo điều kiện cho những người nghèo cấy cày trên mảnh đất của mình để ăn mặc dù thu nhập họ nhận được từ làm ruộng không đủ. Tuy nhiên, cải cách lướt qua 15 năm gần đây cũng đặt ra những thách thức cho sự sắp đặt này. Điều này đặc biệt rõ trong
chính sách mới cho cá nhân thuê đất lâu dài để sử dụng và cho phép họ chuyển nhượng quyền thuê đất cho người khác. Điều này sẽ lôi kéo những nông dân nghèo chuyển quyền thuê đất lấy tiền, trên thực tế là bán đất. Họ nhận số tiến này và đi đến các trung tâm đô