Hệ thống nghề nghiệp trong tất cả các nước công nghiệp đã thay đổi đáng kể kể từ đầu thế kỷ 20. Năm 1900 hơn ba phần tư người dân có việc làm, làm các công việc lao động chân tay. Khoảng 28 % trong số này là các công nhân lành nghề, 35% bán lành nghề và 10% chưa thạo nghề. Các công việc bàn giấy và chuyên nghiệp khá ít. Đến giữa thế kỷ công nhân làm lao động chân tay chiếm ít hơn hai phần ba số lao động có trả lương và số việc làm không chân tay đã mở rộng tương ứng. Sự phát triển tại các xã hội kém phát triển hơn cũng tạo ra những thay đổi trong hệ thống nghề nghiệp.
Tại Vương Quốc Anh, người ta đã tiến hành cuộc điều tra dân số vào năm 1971 và 1981. Trong khoảng thời gian đó tỷ lệ người làm lao động tay chân giảm từ 62% đến 56,5% đối với nam giới và 43% đến 36,5% đối với nữ. Sự giảm các nghề lao động chân tay tương ứng với sự giảm tỷ lệ người làm trong ngành công nghiệp chế tạo.
Sự khác biệt về của cải và thu nhập
Marx tin rằng sự chín muồi của chủ nghĩa Tư bản Công nghiệp sẽ tạo nên khoảng khách ngày càng tăng giữa của cải của thiểu số và sự nghèo đói của đại bộ phận dân chúng. Theo ông, lương của giai cấp công nhân có thể không bao giờ vượt xa mức đủ để tồn tại, trong khi của cải sẽ chất chồng trong tay của những người nắm giữa vốn. ở tầng thấp nhất của xã hội, nhất là trong số những người thường xuyên hoặc vĩnh viễn thất nghiệp, sẽ có “sự tích tụ bần cùng, nỗi đau đớn cực độ về lao động, nô lệ, sự sự ngu dốt, hành động tàn bạo, suy đồi đạo đức…” (Marx 1970, tr. 645). Marx đã đúng, như chúng ta sẽ thấy, về sự dai dẳng của đói nghèo ngay trong lòng các nước công nghiệp và đón nhận sự bất bình đẳng về tài sản và thu nhập quy mô lớn sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên, ông đã sai khi giảđịnh rằng thu nhập của phần đông dân chúng sẽ tiếp tục cực kỳ thấp cũng như khẳng định rằng thiểu số sẽ trở nên ngày càng giàu đối với đa số. Phần lớn người dân tại các nước phương Tây về vật chất sống đầy đủ hơn rất nhiều hơn các nhóm so sánh ở thời của Marx. Để nghiên cứu tốt hơn bao nhiêu và tại sao chúng ta phải nhìn vào sự thay đổi trong việc phân bố của cải và thu nhập trong thế kỷ trước.
Của cải: bao gồm toàn bộ tài sản mà các nhân sở hữu (chứng khoán và cổ phiếu, tiền tiết kiệm và tài sản như nhà cửa hay đất đai; những vật mà có thể bán được). Thu nhập là lương được trả từ việc làm, cộng với khoản tiền “không tự kiếm” có nguồn gốc từđầu tư (thường là lãi suất hay cổ tức). Trong khi phần lớn người dân nhận được tiền do làm việc, những người giàu nhận được rất nhiều thu nhập từđầu tư.
Của cải
Khó mà có được thông tin tin cậy về việc phân bố của cải. Một vài quốc gia có những thống kê chính xác hơn những nước khác, nhưng bao giờ cũng có một số lượng lớn phỏng đoán. Những người giàu thường không công khai đầy đủ dãy tài sản của mình; người ta thường nhận thấy rằng chúng ta biết về người nghèo nhiều hơn là biết về người giàu. Một điều chắc chắn là sự giàu có tập trung trong tay của rất ít người.
Thu nhập
Một trong những thay đổi quan trọng nhất trong các nước phát triển trong thế kỷ qua là việc tăng thu nhập thực sự của đa số quần chúng lao động (thu nhập thực là thu nhập thực tế loại trừ tác động của lạm phát, sao cho cung cấp một chuẩn mực so sánh cố định từ năm nay qua năm khác). Người lao động chân tay ở các xã hội phương Tây ngày nay có thu nhập lớn hơn người cùng nghềở đầu thế kỷ khoảng từ ba đến bốn lần. Thu nhập của người làm công việc bàn giấy, người làm lãnh đạo và chuyên nghiệp hơi cao hơn một chút. Về thu nhập trên đầu người dân và loạt hàng hoá và dịch vụ có thể mua được, đa phần dân chúng ở phương Tây hơn bất kỳ người dân nào trong lịch sử loài người. Một trong những nguyên nhân quan trọng về sự tăng số tiền kiếm được là việc tăng năng suất - sản lượng trên một người công nhân được đảm bảo nhờ sự phát triển công nghệ trong công nghiệp. Giá trị của hàng hoá và dịch vụ sản xuất được trên một người công nhân đã ít nhiều tăng liên tục, ở nhiều nền công nghiệp ít ra là từ 1900. Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở các nước thuộc thế giới thứ ba, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế thí dụ Đài Loan, Nam Triều Tiên.
Sự phân chia giai cấp trong xã hội Tầng lớp trên
Tầng lớp trên trong xã hội Anh bao gồm một số lượng nhỏ các cá nhân và gia đình sở hữu lượng tài sản đáng kể.
Tài sản, như cả Marx và Weber nhấn mạnh trao quyền lực và các thành viên của tầng lớp trên được đại diện không tỷ lệ ở tầng mức quyền lực cao hơn. Ảnh hưởng của họ một phần bắt nguồn từ sự kiểm soát trực tiếp của tư bản công nghiệp và tài chính và một phần từ quyền của họđến các vị trí dẫn đầu trong giới chính trị, giáo dục và văn hoá.
Tầng lớp giữa
Cụm tầng lớp giữa bao gồm những người làm nhiều ngành nghề khác nhau. Cùng với sự phát triển kinh tế tầng lớp này thường mở rộng bởi vì tỷ lệ các công việc bàn giấy tăng một cách đáng kể so với công việc lao động chân tay.
Có ba khu vực khá khác nhau trong tầng lớp giữa, tầng lớp giữa cũ bao gồm chủ của những công ty nhỏ, chủ của các cửa hàng địa phương và những nông dân nhỏ.
Tỷ lệ của những người làm tưđang tăng lên tại các nước đang phát triển. Ngay cả khi đó người ta đã có thể tham gia vào một vài nghề kinh doanh. Các nghề kinh doanh nhỏ kém
ổn định hơn nhiều so với các nghề lớn hơn và đa phần sụp đổ vài năm sau khi tạo lập. Các hãng và cử hàng nhỏ thường không đủ khả năng cạnh tranh một cách có hiệu quả với các công ty, siêu thị và chuỗi nhà hàng lớn hơn. Nếu như tầng lớp trung cũ không giảm như một số người (có cả Marx) từng nghĩ thì đó sẽ là vấn đề, bởi vì có một bể những người muốn thử bàn tay mình vào việc bắt đầu một việc kinh doanh của chính mình. Đa số những người bị phá sản lại bị những người khác thay thế. Những người đàn ông và phụ nữ kinh doanh nhỏ thường có quan điểm xã hội và chính trị khác biệt.
Tầng lớp trung ở trên chủ yếu bao gồm những người có vị trí lãnh đạo hoặc chuyên nghiệp. Loại này bao gồm phần đông các cá nhân và gia đình và tổng quát hoá về thái độ và quan điểm của họ việc làm nhiều rủi ro. Đa phần đều trải qua dạng đào tạo đại học nào nó và tỷ lệ người có quan điểm trung lập về các vấn đề xã hội và chính trị nhất là trong số các nhóm chuyên nghiệp khá cao.
Tầng lớp trung lưu phía dưới là một nhóm không đồng nhất, bao gồm những người làm nhân viên văn phòng, đại diện bán hàng, giáo viên, y tá và các nghề khác. Cho dù điều kiện làm việc của một số người có thể hoà làm một phần đông các thành viên thuộc nhóm trung lưu phía dưới có thái độ xã hội và chính trị khác với những người lao động chân tay, đặc điểm khác biệt của cả tầng lớp trung lưu là những người này thấy mình trong hoàn cảnh “mâu thuẫn” của “sự khép đôi” với nghĩa là họ bị mắc kẹt giữa áp lực và ảnh hưởng xung đột. Nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu dưới chẳng hạn nhận dạng bởi các giá trị như các giá trị ở các vị trí được trả lương cao hơn, nhưng có thể thấy mình sống với mức thu nhập thấp hơn các công nhân lao động chân tay được trả lương cao hơn.
Giai cấp lao động
Giai cấp lao động bao gồm những người làm các công việc lao động chân tay. Cũng như giai cấp trung lưu, có sự phân chia bên trong giai cấp lao động. Một nguồn quan trọng của sự phân chia đó là trình độ tay nghề. Giai cấp lao động phía trên bao gồm những công nhân có tay nghề cao, thường được nhìn nhận như “quý tộc của lao động”, thành viên của nhóm “quý tộc” này có thu nhập, điều kiện làm việc và việc đảm bảo họ làm tốt hơn rất nhiều so với những người lao động chân tay khác. Mặc dù một số kỹ năng bị sự phát triển công nghệ làm xói mòn và các vị trí của những người công nhân này bị suy yếu đi - như những người sắp bản in chẳng hạn - nhưng nhìn tổng thể hoàn cảnh kinh tế của các công nhân tay nghề cao đã trở nên thuận lợi trong những năm vừa qua. Trong nhiều ngành thương mại, số tiền họ kiếm được khá cao và việc làm của họ cũng ổn định; họ ít bị tác động bởi nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng hơn những người có tay nghề kém hơn.
Giai cấp lao động tầng thấp bao gồm những người không lành nghề hay bán lành nghề, đối với họ cần một ít đào tạo. Đa phần các công việc này có thu nhập thấp hơn và sự bảo đảm công việc thấp hơn so với các công việc lành nghề.
Giai cấp lao động khác nhau về mặt họ làm cả ngày hay nửa ngày và người công nhân được đảm bảo công việc đến đâu. Sự khác biệt giữa khu vực trung tâm và ngoại vi của nền kinh tế giúp minh hoạđiều này. Khu vực trung tâm là những khu, ởđó công nhân làn việc cả ngày, nhận được khoản tiền khá lớn và có đảm bảo việc làm trong thời gian dài. Khu vực ngoại vi là những khu, trong đó việc làm không được đảm bảo có thu nhập thấp
và tỷ lệ công nhân làm nửa ngày lớn. Công nhân tay nghề cao và một tỷ lệ nhân công bán và không lành nghề chiếm ưu thế trong khu vực trung tâm - thường cũng thành lập công đoàn nhiều hơn Những người khác thấy mình ở khu vực ngoại vi, nơi mức tổ chức thành công đoàn thấp.
Tầng lớp dưới
Đường ranh giới chính trong giai cấp lao động là giữa đa số về sắc tộc và thiểu số không có đặc quyền đặc lợi - những người tạo thành tầng lớp dưới. Thành viên của tầng lớp dưới có điều kiện làm việc và mức sống kém hơn đại bộ phận dân chúng. Nhiều người trong số họ là những người không có việc làm trong thời gian dài hoặc bị cuốn vào rồi lại bị cuốn ra khỏi việc làm. Ở Anh, người da đen và Châu Á được đại diện trong tầng lớp dưới. Ở một số nước Châu Âu, những công nhân di cư tìm được việc làm vào thời kỳ thịnh vượng hơn hai mươi năm trước hiện giờ chiếm phần lớn giai cấp lao động này. Điều này đúng chẳng hạn người Angiêri ở Pháp và Người Thổ Nhĩ Kỳở Tây Đức.
Bản chất của tầng lớp dưới đang được tranh cãi kịch liệt trong xã hội học.
Sự thay đổi về cấu trúc giai cấp
Sự tan rã của tầng lớp thượng lưu?
Như đã nhận xét ở trên, tầng lớp thượng lưu (giống như tất cả các giai cấp khác) luôn bị phân chia trong nội bộ. Một số tác giả tranh cãi rằng tầng lớp thượng lưu ngày nay đã bị phân ra đến mức nó không còn là một nhóm gia cấp chặt chẽ nữa. vào thế kỷ 19 và phần đầu của thế kỷ hai mươi, các thành viên thuộc tầng lớp thượng lưu được dựa vào sở hữu tài sản - việc kinh doanh, các tổ chức tài chính hay đất đai. Ngày nay, nhưđã nói, đất đai không còn là một nguồn sức mạnh quan trọng nữa và nền kinh tế bị các tập đoàn kinh doanh lớn không phải cá nhân làm chủ chiếm ưu thế. Họ có hàng ngàn cổđông, những người có ít ảnh hưởng về việc điều hành công ty. Việc kiểm soát các tập đoàn lớn rơi vào tay những người điều hành trên cao, hững người không sở hữu các công ty mà họ điều hành: họđơn thuần là những người làm công việc bàn giấy cao cấp hay chuyên nghiệp. Vì thế trong sơ đồ của John Goldthorpe về các tầng lớp trong xã hội hiện đại, không còn tầng lớp thượng lưu nữa, chỉ có “ tầng lớp dịch vụ”, tạo thành ở mức cao nhất từ các nhà quản lý kinh doanh, các nhà chuyên nghiệp cao cấp và các nhà hành chính. Những tác giả khác đã chỉ ra hiện tượng giữ cổ phiếu thể chế, “Việc làm và đời sống kinh tế” như một sự nhấn mạnh sự thoát khỏi tầm quan trọng của sở hữu tư nhân về vốn. Một tỷ lệ lớn cổ phiếu ngày nay thuộc sở hữu của các hãng bảo hiểm, quỹ lương hưu và sự uỷ thác những người này phục vụ nhiều khu vực dân cư. Khoảng nửa dân cư của Anh chẳng hạn ngày nay đầu tư vào các sơ đồ hưu trí tư nhân. Tuy nhiên, quan điểm không còn tầng lớp thượng lưu có thể phân biệt được vẫn còn gây tranh cãi. John Scott, người phân tích bản chất đang thay đổi của tầng lớp thượng lưu đã tranh luận là tầng lớp thượng lưu đã thay đổi hình dạng, nhưng vẫn giữ lại vị trí khác biệt của mình. Nó bao gồm những người gắn kết với nhau bởi cái mà ông gọi là “giống nhau về lợi ích” với quyền lực của kinh doanh lớn. Những người điều hành cấp cao trong các tập đoàn lớn có thể không sở hữu hãng của họ, nhưng họ thường có khả năng tích cổ đông và điều này liên kết họ với nhà kinh doanh kiểu cũ và các nhà tư bản tài chính. “ Nhà tư bản tài chính”, một nhóm bao gồm
những người điều hành các hãng bảo hiểm và các tổ chức khác, là những cổđông thể chế lớn và là hạt nhân của tầng lớp thượng lưu ngày nay.
Người chuyên nghiêp, nhà điều hành, nhà hành chính
Số lượng đang gia tăng của những người làm các nghề chuyên nghiệp, điều hành hành chính có liên quan đến tầm quan trọng của các tổ chức quy mô lớn trong các xã hội hiện đại. Điều này cũng liên quan đến số lượng người làm việc ngày càng tăng trong các khu vực kinh tế mà nhà nước đóng vai trò chủ chốt, thí dụ như trong chính quyền, giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội. Mặc cho việc tư nhân hoá ngày càng trở nên phổ biến, năm 1994 khoảng 28% lực lượng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp của nhà nước. Đại bộ phận những người làm các nghề chuyên nghiệp - bác sĩ, kế toán viên, luật sư v.v… trên thực tếđều làm cho nhà nước.
Các nhà chuyên nghiệp, quản lý hay hành chính cấp cao phần lớn giành được vị trí từ việc có “giấy uỷ nhiệm” - bằng cấp, bằng và các văn bằng chứng chỉ khác. Nhìn chung họ có nghề nghiệp khá đảm bảo và được trả lương cao và việc tách họ khỏi những người làm các công việc không phải lao động chân tay nhưng thường lệ hơn đã trở nên rõ rệt hơn trong những năm gần đây. Một số người thấy những người chuyên nghiệp và các nhóm “cổ trắng” cấp cao khác hình thành nên một tầng lớp riêng, tuy nhiên họ dường như không sâu sắc hay đủ rõ ràng để có thể bảo vệ các vị trí như vậy.
Cổ trắng, cổ xanh, gelatin hoá và vô sản hoá
Ngày nay rất nhiều người làm những công việc không dính đến lao động chân tay hơn trước là một chuyện; những việc họ có thể trở thành “tầng lớp trung lưu” hay không lại là một vấn đề gây trang cãi kịch kiệt trong xã hội học. Ởđây liên quan đến hai vấn đề. Thứ nhất, nhiều công việc không lao động tay chân được phụ nữđảm trách. Ởđó diễn ra một quá trình được gọi với cái tên vụng về một chút, đó là nữ hoá lao động cổ trắng thường