Cộng đồng và lý thuyết học thuyết hệ thống xã hội liên quan tới cộng đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 33)

Ngày nay hầu hết các nhà xã hội học đều sử dụng từ cộng đồng để chỉ các đơn vị tổ chức về xã hội và lãnh thổ như thôn xóm, làng bản, tỉnh, thành phố và các khu vực. Nói ngắn gọn, khái niệm cộng đồng chỉ nơi người ta duy trì ngôi nhà của họ, kiếm sống, nuôi con và nói chung tiến hành hầu hết các hoạt động sống. Do đó, Hillery đã phát hiện ra rằng, ít nhất có 3 yếu tố tham gia vào định nghĩa xã hội của cộng đồng. Đó là : (i) khu vực địa lý, (ii) giao tiếp xã hội và (iii) sự ràng buộc chung. Do nền tảng của nó khi nghiên cứu chúng ta chấp nhận sự khẳng định của Hillery “cộng đồng bao gồm những người giao tiếp xã hội trong một khu vực địa lý và có một hay nhiều hơn các mối ràng buộc chung”. Cần ghi nhận rằng định nghĩa này bao gồm một biến số lãnh thổ (khu vực địa lý), một biến số xã hội học (giao tiếp xã hội) và một biến số văn hoá tâm lý (các mối ràng buộc chung) . Cần phân tích kỹ lưỡng cả ba yếu tố này.

Cng đồng, mt đơn v lãnh th

Định nghĩa của Hillery nhắc chúng ta là cộng đồng tồn tại trong một môi trường không gian. Nhiều cách biến đổi môi trường vật lý với tư cách là sản phẩm phụ của hoạt động kinh tếđều có ý nghĩa như nhau. Thật không may, điều này thường liên quan đến sự tàn phá đất trồng rừng, sự phá huỷ các dãy núi và sự ô nhiễm không khí và nguồn nước. Do con người có vẻ sẵn sàng và có khả năng phá huỷ môi trưòng vật lý của chính họ, trong những năm vừa qua chúng ta đã thấy sự gia tăng mối quan tâm về việc cải thiện môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cách tiếp cn hc thut vi các biến s lãnh th

Cần nói rõ là không thể bỏ qua các biến số lãnh thổ trong việc nghiên cứu cộng đồng. Thực ra người ta đã sử dụng một số phương pháp để nghiên cứu cộng đồng như một thực thể lãnh thổ. Trong số những điều khác sự chú ý được tập trung vào kiểu định cư. Chúng ta nhận thấy rằng người đàn ông phải sống gần với người cùng hội cùng thuyền với anh ta, nhưng có thể đáp ứng nhu cầu này bằng 2 cách trở lên. Tương tự , nhiều nghiên cứu tập trung vào việc vạch ra ranh giới của cộng đồng. Việc thành lập một cộng đồng đầy ý nghĩa và nghiên cứu sự ràng buộc tồn tại giữa cộng đồng và đất đai của nó có vẻ quan trọng đối với một số nhà xã hội học. Cuối cùng cách tiếp cận sinh thái học với việc nghiên cứu cộng đồng thành thị hầu như không cần phải nhắc tới. Một lượng lớn học thuyết và nghiên cứu xuất hiện cố gắng lý giả “ nguyên nhân “ và “ cách “ phát triển của thành phố và mối quan hệ về thời gian giữa con người và môi trường của họ, tổ chức của họ và người đồng hành của họ.

Cng đồng, mt đơn v t chc xã hi

Có một sự thống nhất rất phổ biến : cộng đồng là một đơn vị cơ bản cảu tổ chức xã hội. tuy nhiên, ngay cả việc nghiên cứu lướt qua tài liệu đề nghị rằng có rất ít sự thống nhất về cách miêu tả tốt nhất một cộng đỗng như một thực thể xã hội học. Nói rộng ra, có hai cách tiếp cận với vấn đề này. Thứ nhất, người ta nhìn cộng đồng như một nhóm xữ hội hay gần đây hơn như một hệ thống xã hội. Thứ hai, cộng đồng được phân tích như một

nghiên cứu cộng đồng. Thảo luận tiếp sau đây sẽ cho chúng ta thấy hai cách tiếp cận này có nhiều điểm chung.

Cng đồng, mt nhóm xã hi

Thật đáng khen cho E.T. Hitler đã giả định rằng rằng cộng đồng là một trong số nhiều nhóm xã hội. theo Hitler các nhóm xã hội đều có một vài đặc tính cơ bản, bao gồm một nhóm thành viên, một hay nhiều hơn sự kiểm tra tính thành viên, một tập hợp các vai trò đã chỉ định và một bộ các quy tắc. Có lẽ tất cả các đặc tính này đều là phần thống nhất của cấu trúc cộng đồng và do vậy việc nhìn nhận cộng đồng như một nhóm xã hội là có lý.

Rõ ràng là cộng đồng có những đặc tính này. Mọi cộng đồng đều có một nhóm thành viên (hay dân cư) và đòi hỏi những điều nhất định từ những người muốn là thành viên đầy đủ của cộng đồng này. Tương tự như vậy mỗi cộng đồng chỉ định các vai diễn khác nhau cho các thành viên và có một bộ các quy tắc mà các thành viên của cộng đồng phải tuân theo, tuy nhiên, nếu nhìn nhận cộng đồng là một nhóm xã hội, thì phải phân biệt cộng đồng với các nhóm xã hội khác. Khi nghiên cứu tác phẩm của Hitler, Albert J. Reiss đã xử lý vấn đề này một cách đơn giản bằng cách chỉ ra rằng “ hệ thống cộng đồng khác các hệ thống khác ở chỗ vị trí là một dữ liệu trong sự thống nhất của hệ thống”, nói một cách ngắn gọn, sự khác biệt giữa cộng đồng và các nhóm xã hội khác là cộng đồng có lãnh thổ.

Một câu hỏi khó hơn là liệu việc nhìn nhận cộng đồng như một nhóm xã hội có lợi về mặt khoa học hay không. Điều quan trọng nhất cần nghiên cứu về cộng đồng bằng cách coi nó như một dạng nhóm xã hội đặc biệt hay nên chăng vì mục đích nghiên cứu xử lý nó như dạng tổ chức xã hội ? Câu trả lời phụ thuộc vào sự hiểu biết của từng nhà xã hội học. Một mặt phải đạt được nhiều điều bằng cách chỉ ra sự giống nhau giữa những điều thoạt nhìn có vẻ là các đơn vị tổ chức xã hội khác nhau. Giữa cộng đồng và các nhóm xã hội khác có điểm gì đó chung và nên nhận dạng các phần tử chung này. Mặt khác nếu chúng ta coi cộng đồng là một nhóm xã hội chúng ta có thể mở rộng thuật ngữ nhóm xã hội đến điểm tại đó nó mất nhiều sức mạnh khái niệm. Nếu cả cuộc tụ tập không chính thức của hai hay ba người lẫn khu thủ phủ lớn đều được gọi là nhóm xã hội , thì bản thân thuật ngữ này đã mất nhiều tiện ích cho mục đích giao tiếp khoa học.

Ngày nay cách dùng nhóm xã hội để tiếp cận phân tích cộng đồng có ít người ủng hộ. Thay vào đó việc phân tích cộng đồng như một hệ thống xã hội ngày càng trở thành mốt. Roland L. Warren chẳng hạn định ngghĩa cộng đồng là “sự kết hợp của các đơn vị và nhóm xã hội tiến hành những chức năng xã hội chính mang định hướng vị trí “. mặc dù phương pháp phân tích cộng đồng do Warren đề xuất phức tạp và đa dạng, lý lẽ của ông có vẻ như là cộng đồng là hệ thống tổng thể bao gồm các hệ thống con nhỏ hơn. Các hệ thống con này lại tiến hành các chức năng thụ mang định hướng vị trí gồm xã hội hoá, kiểm soát xã hội, tham gia xã hội, giúp đỡ lẫn nhau và sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Trên thực tế, phương pháp hệ thống xã hội có thể là chính xác hơn cả, được nhìn nhận như một phiên bản đã được trau chuốt của phương pháp cộng đồng là một nhóm xã hội. Các hệ thống xã hội tương tự như nhóm xã hội có nhiều thành viên, một cấu trúc được tiêu chuẩn hóa và một hay nhiều hơn kiểm tra về tư cách thành viên. Trong học thuyết về

hệ thống xã hội tư cách thành viên có dạng ranh giới địa lý, tâm lý và xã hội. Tất cả những điều này bổ sung cho một điều: việc áp dụng lý thuyết hệ thống xã hội cho cộng đồng có vẻ như không phải sự đổi mới toàn bộ như người ta nghĩ lúc đầu. Hơn thế, lý thuyết hệ thống xã hội sát nhập phương pháp nhóm xã hội vào khung tham chiếu đầy đủ hơn.

Phương pháp hệ thống xã hội làm rõ tầm quan trọng của cộng đồng là một đơn vị tổ chức xã hội. Khi chúng ta xem xét trật tự bắt đầu từ nhóm hai người và kết thúc bằng xã hội của quốc gia, cộng đồng nổi lên là một hệ thống con đầu tiên có khả năng đáp ứng được loạt nhu cầu sinh lý, tâm lý và xã hội. Nhóm nhỏ không thể làm được điều này. Gia đình hạt nhân, nhà thờ, chính phủ hay tổ chức tình nguyện cũng vậy. Điều này có thể cũng là điều Robert H. McIver có trong đầu khi ông nói

Cng đồng là mt mng lưới giao tiếp

Một vài người thích nhìn cộng đồng như một mạng lưới giao tiếp, đây là một phương pháp thay thế cho phương pháp hệ thống xã hội. Trước khi xem xét phương pháp giao tiếp, cần lưu ý hai điều. Thứ nhất, cả hai phương pháp, hệ thống xã hội và giao tiếp, đều không tách rời nhau, khác xa nhau mà chúng có nhiều điểm chung. Thực ra điểm nối chính giữa hai phương pháp là ở giảđịnh là sự giao lưu xảy ra không những giữa những cá nhân và còn giữa các nhóm và tổ chức. Hai là, cần phân biệt phương pháp coi cộng đồng là hệ thống giao tiếp và lý thuyết hạng động cộng đồng mà ai cũng biết. Lẽ dĩ nhiên giao tiếp là công cụ khái niệm tiêu chuẩn trong xã hội học và việc các nhà xã hội học sử dụng công cụ này trong nỗ lực phân tích cộng đồng là hoàn toàn có thể hiểu được. Mặt khác lý thuyết hành động cộng đồng tìm cách phân biệt các hoạt động về bản chất mang tính cộng đồng và các hoạt động không mang tính cộng đồng. Các nhà theo lý thuyết hành dộng cộng đồng thường có mục đích rõ ràng là chiếu ánh sáng vào động thái thay đổi và phát triển cộng đồng theo kế hoạch. Theo cách đó, một người viết hàng đầu về hành động của cộng đồng đưa ra kết luận cho một trong các tranh cãi của ông, tuyên bố rằng mối quan tâm của ông “ với sự phát triểm của lý thuyết ủng hộ nghiên cứu mà sẽ đống góp một cách hiệu quả vào tổ chức cộng đồng và phong trào phát triển đang lớn mạnh “.

Với những bình luận này trong đầu chúng ta có thể xét cộng đồng là một mạng lưới giao tiếp. Một trong những vấn đề chính vốn có trong phương pháp giao tiếp khi phân tích cộng đồng là các điều kiện trong cộng đồng hiện đại không phù hợp hoàn toàn với những định nghĩa về giao tiếp mà được đa phần các nhà xã hội học chấp thuận. Nói ngắn gọn, giao tiếp thường được định nghĩa là cuộc gặp gỡ trực diện giữa hai hay nhiều người, trong đó một người tính đến người kia. Hiển nhiên sự tham gia của mỗi thành viên trong cộng đồng vào mạng lưới giao tiếp kiểu này chẳng bao giờ xảy ra, ngoại trừ trong các thôn xóm rất nhỏ. Trong phần lớn các cộng đồng, số lượng diễn viên (tức là lượng lớn dân cư) và thiếu những lợi ích chung sẽ ngăn không cho các cuộc tiếp xúc như vậy xảy ra.

Những người coi cộng đồng là một mạng giao tiếp cổ thử vượt qua vấn đề khái niệm này bằng một trong hai cách. Nhưđã lưu ý trước đó, một giải pháp là giữ nguyên lập trường là không chỉ các cá nhân mà cả những nhóm và tổ chức tạo nên cộng đồng cũng giao

tiếp. Những người đứng trên quan điểm này thường coi cộng đồng là một chuỗi các mối quan hệ vào, ra trong đó mỗi hệ thống con nhận đầu vào cần thiết từ các hệ thống con khác và bản thân lại đóng góp vào các hệ thống con khác nữa và vào hệ thống cộng đồng chung. Các đầu vào và đầu ra này có thể có dạng các đóng góp về tài chính, áp lực xã hội, sức lao động, v.v… Tương tự, những người coi cộng đồng là một mạng các hệ thống con giao tiếp thường gọi là các trục tung và trục hoành cuả cộng đồng. “Trục hoành” là mối quan hệ của cá nhân với cá nhân hay của nhóm với nhóm trong cùng một khu vực, trong khi “trục tung” là mối quan hệ của cá nhân với một nhóm địa phương hay của một nhóm với một tổ chức khu vực, “bang hay quốc gia”. Đây đơn giản là một cách tốc ký chỉ ra rừng giao tiếp có thể xảy ra giữa hai đơn vị xã hội có vị trí ngang bằng trong hệ thống xã hội hoặc giữa hai đơn vị xã hội, một trong số chúng bao gồm cả cái kia.

Có ít nhất một ưu điểm khi coi cộng đồng là một mạng các hệ thống con giao tiếp: nó sẽ là công cụ để miêu tả một cách hệ thống mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị khác nhau tạo nên cộng đồng. Đồng thời những người đề xuất ra phương pháp này cần chỉ ra rõ hơn nữa bản chất giao tiếp giữa các nhóm và phân tích kỹ cơ chế xảy ra giao tiếp. Có lẽ câu hỏi mấu chốt cần nêu ra liên quan đến cơ chế các nhóm thực sự giao tiếp với nhau. Nói ngắn gọn, các thành viên của các nhóm giao tiếp hợp lại và hình thành nên nhóm lớn hơn hay là các thành viên của các nhóm có liên quan được các nhóm trưởng đại diện trong quá trình giao tiếp.

Phương pháp chính thứ hai của những người coi cộng đồng là mạng giao tiếp chỉ ra rằng giao tiếp ở mức cộng đồng thường bộc lộ những chủđề và kiểu đặc trưng. Khi những chủ đề và kiểu này được chung hoá đến mức mà chúng là đặc trưng giao tiếp giữa cá nhân và nhóm, người ta sẽ gọi chúng là các quá trình xã hội cơ bản. Đó là hợp tác, cạnh tranh và xung đột. Quá trình con đểđể thúc đẩy cộng tác và giảm nhẹ xung đột là nhà ở, hợp nhất và đồng hoá.

Việc nghiên cứu các làng xóm, thành phố và các khu thủ phủ về mặt hợp tác, cạnh tranh và xung đột có thể tạo ra những cách nhìn ý nghĩa vào kích thước xã hội học của cuộc sống cộng đồng. Trong số những điều khác phải khám phá điều rất cơ bản để tổ chức cộng đồng dựa vào: cộng tác dường như là chủđề nền tảng nằm dưới tất cả các quá trình xã hội khác ở mức cộng đồng. Hơn thế, phương pháp “ quá trình xã hội “ cung cấp một công cụ có ích để phân tích đồng thái của bất kỳ một cộng đồng đã cho nào. Các mối quan hệ trong một số cộng đồng có thể mang bản chất cộng tác, trong khi trong các cộng đồng khác cạnh tranh hay thậm chí xung đột có thể ngự trị tối cao. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cả ba quá trình này có thể gắn với nhau đến mức việc khắc hoạ xã hội là diễn đàn của hợp tác, cạnh tranh hay xung đột không có ý nghĩa. Cả ba quá trình đều có mặt ở các mức độ khác nhau.

Kích thước tâm lý văn hoá.

Trước khi xem xét hậu quả chức năng của tình cảm cộng đồng, sẽ là việc tốt nếu chỉ ra một số yếu tố cấu thành. Nên nó là một biến số văn hoá, trước nhất tình cảm cộng đồng là chia sẻ các giá trị, tín ngưỡng và mục đích chung. điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn trước hết là môi trường lịch sử, từđó cộng đồng lớn lên. Những giá trị, tín ngưỡng và mục đích có thể tập trung vào nhiều điều. Florence Kluckholm và Fred Strodtbeck

chẳng hạn giảđịnh rằng phần lớn các hệ thống văn hoá có những định hướng giá trị liên quan đến mối quan hệ của con người với tự nhiên, với siêu tự nhiên, với thời gian và tình thái hoạt động của con người và những người khác. Tương tự, là một biến số lịch sử, tình cảm cộng đồng cũng bao gồm những chuẩn mực, tức là các thành viên trong cộng đồng có một bộ các hành vi chung phải tuân thủ. Là một khái niệm tâm lý học tình cảm cộng đồng chứa đựng nhiều điều, bao gồm cả cảm giác “ cái chúng tôi “. Có thể, nhiều thành viên của cộng đồng nghĩ về nhau là “chúng ta“ và về những người khác là : ”bọn họ“.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)