Xã hội trong thế giới hiện đại

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 59)

Hiện nay các nhà nước truyền thống đã hoàn toàn biến mất khỏi trái đất. Mặc dù tại một số khu vực vẫn còn các xã hội săn bắn và hái lượm, chăn nuôi và trồng trọt, người ta chỉ phát hiện thấy các xã hội này trên các vùng lãnh thổ khá hẻo lánh- và trong đa số các trường hợp ngay cả các cộng đồng cuối cùng còn sót lại này đang dẫn bị tan rã. Điều gì đã huỷ hoại các dạng thức xã hội thống trị toàn bộ lịch sử cho đến tận 200 năm trước? Câu trả lời một cách ngắn gọn - đó là công nghiệp hoá - sự xuất hiện nền sản xuất hàng hoá, dựa trên việc sư dụng nguồn lực vô tri vô giác ( như hơi nước hay điện ). Các xã hội đã công nghiệp hoá hoàn toàn khác về nhiều phương diện so với các kiểu trật tự xã hội trước đó và sự phát triển của chúng đã có ảnh hưởng vượt ra ngoài châu Âu.

Các xã hi công nghip hoá

Công nghiệp hoá hiện đại lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh do kết quả của “Cuộc cách mạng công nghiệp“ được khởi nguồn vào thế kỷ 18. Đây là tên tốc ký cho loạt các thay đổi công nghệ phức tạp, tác động đến phương kế sinh nhai của con người. Sự thay đổi này bao gồm sự phát minh ra các máy móc mới (như máy xe nhiều sợi, máy dệt sợi), việc khai thác và chế ngự các nguồn năng lượng (nhất là nước và hơi nước) để sản xuất, và việc sử dụng khoa học để cải tạo các phương pháp sản xuất. Do các phát minh và sánh

nghệ trong các xã hội công nghiệp khá nhanh chóng so với các kiểu hệ thống xã hội truyền thống.

Sự khác biệt quan trọng bậc nhất của xã hội công nghiệp hoá là phân lớn số dân cư có việc làm đêù làm việc trong các nhà máy hay văn phòng, hơn là làm nông nghiệp. Ngay cả các nhà nước truyền thống tiên tiến nhất chỉ có một bộ phận rất nhỏ dân cư là không làm nghề nông. Mức độ phát triển công nghệ khá sơ khai không cho phép nhiều hơn một bộ phận thiểu số thoát khỏi các việc trong sản xuất nông nghiệp. Trong xã hội công nghiệp hoá, trái lại, chỉ có 2%-5% dân cư làm nghề nông, cung cấp lương thực cho bộ phận dân cư còn lại.

Xã hội công nghiệp cũng bị đô thị hoá cao hơn các hệ thống xã hội truyền thống khác. Tại một số nước công nghiệp hoá, hơn 90% dân cư sống tại các thánh phố và thị trấn, nơi tập trung nhiều việc làm và các cơ hội việc làm mới liên tục được kiến tạo. Quy mô của các thành phố lớn nhất lớn hơn các khu định cư ở thành thị của các nền văn minh truyền thống. Tại các khu đô thị mới này, cuộc sống xã hội trở nên vô cảm và giấu mặt hơn bao giờ hết, nhiều cuộc gặp diễn ra hàng ngày với người là hơn là với những người đã quen. Các tổ chức quy mô lớn, như các tập đoàn kinh doanh hay các hãng của chính phủ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hầu như tất cả mọi người.

Một đặc trưng nữa của xã hội công nghiệp hoá là các hệ thống chính trị phát triển hơn rất nhiều so với các hình thức chính quyền trong nhà nước truyền thống. Trong nền văn minh truyền thống, chính quyền (nền quân chủ hay hoàng đế) ít có ảnh hưởng trực tiếp lên tập quán và thói quen cuảđa phần các đối tượng sống tại các làng khá khép kín. Cùng với công nghiệp hoá, giao thông và viễn thông ngày càng thuận tiện, tạo điều kiện cho một cộng đồng “quốc gia“ thống nhất hơn. Xã hội công nghiệp hoá là các nhà nước - quốc gia đầu tiên ra đời. Nhà nước quốc gia là các cộng đồng chính trị có những “đường biên giới phân định các cộng đồng này với các cộng đồng khác, hơn là các khu vực vùng biên” vốn dùng để tách biệt các nhà nước truyền thống. Trong các nhà nước - quốc gia, chính quyền có quyền lực bao trùm lên nhiều khía cạnh của cuộc sống công dân, khung luật pháp được áp dụng đối với mọi người sống trong phạm vi biên giới này.

Nếu một số lượng lớn các xã hội và nền văn hoá truyền thống biến mất, điều này không phải là do lối sống của họ “hướng nội”, mà là vì họ không cỏ khả năng chịu được tác động của sức mạnh công nghiệp kết hợp vơí sức mạnh quân sự cảu các nước phương Tây. Khái niệm quyền lực và một khái niệm có quan hệ mật thiết - khái niệm hệ tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng trong xã hội học. Khi nói đến quyền lực người ta muốn nói đến khả năng của các cá nhân hay nhóm tự thực hiện những mối quan tâm hay sở thích của mình ngay cả khi người khác phản đối. Quyền lực đôi khi bao gồm sử dụng vũ lực trực tiếp, những hầu như lúc nào cũng có sự phát triển tư tưởng (hệ tư tưởng) đi kèm, hợp pháp hành động của quyền lực. Khi Phương Tây nở rộng, những kẻ xâm lăng hợp pháp hoá các hành động của họ bằng cách coi mình đi “khai hoá“ những người “không văn minh “ mà họ tiếp xúc.

Ba “ thế gii “

từ thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18, các nước Phương Tây đã thiết lập các thuộc điịa tại nhiều khu vực trước đây là của các xã hội truyền thống bằng cách sử dụng các sức mạnh

quân sự hơn hẳn khi cần thiết. Mặc dù hầu hết các thuộc điịa này hiện nay đã giành được độc lập. Quá trình thuộc điịa hoá đã chia lại bản đồ xã hội và văn hoá của thế giới.

Kết lun

Các xã hội thứ nhất, thứ hai và thứ ba đều khác các kiểu trật tự xã hội truyền thống ngự trị thế giới trong hàng ngàn năm đến tận hai thế kỷ trước. Cuộc khai phá các nhà thám hiểm phương Tây tiến hành xuyên suốt thế giới đã khởi nguồn cho các quá trình thay đổi, tàn phá nhiều nền văn hoá trước hiện đại. Vẫn còn sự đa dạng văn hoá rất lớn bên trong vá giữa các cộng đồng. Là loài người, tất cả chúng ta đều có những điểm chung chính- tuy nhiên tất cả chúng ta cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các giá trị và tập tục văn hoá của xã hội chúng ta đang sống. Trong chương sau, chúng ta sẽ xem xét một số quá trình ảnh hưởng tới sự phát triển cá nhân từ lúc sinh ra đến các giai đoạn cuối của cuộc đời. 1. Văn hoá bao gồm các giá trị của một nhóm, các chuẩn mực cần tuân thủ và của cải vật

chất họ tạo ra.

2. Loài người xuất hiện do kết quả của một quá trình lâu dài tiến hoá sinh học. Loài người là một bộ phận của nhóm động vật bậc cao, động vật linh trưởng. Dường như có những bằng chứng sự phát triển văn hoá trước đó và có lẽ hình thành nên sự tiến hoá của loài người.

3. Sinh xã hội học rất quan trọng trước hết vì cách nhìn của nó vào hành vi của động vật; những tư tưởng cảu các nhà sinh xã hội học về cuộc sống xã hội của con người mang tính tư biện cao. Hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng bởi di truyền, nhưng khả năng bẩm sinh có thể chỉ tạo điều kiện cho tiềm năng của hành động, chứ không phải nội dung hành động.

4. Loài người không có bản năng về các kiểu hành vi phức tạp không được dạy. Tập hợp các phản xạđơn giản, cộng với một loạt các nhu cầu hữu cơ là các đặc tính bẩm sinh của con người.

5. Các kiểu hành vi trong tất cả, hay hầu như mọi nền văn hoá được đặt tên là phổ biến về văn hoá. Ngôn ngữ, cấm loạn luân, thể chế kết hôn, gia đình, tôn giáo và tài sản là những dạng phổ cập văn hoá cơ bản nhất- tuy nhiên trong các loại chung này cũng có nhiều biến thể về giá trị và kiểu hành vi giữa các xã hội khác nhau.

6. Có thể phân biệt một số kiểu xã hội trước hiện đại. Trong các xã hội săn bắn và hái lượm, người ta không trồng hoa màu hay nuôi súc vật mà sống bằng cách thu nhặt cây và săn thú. Trong xã hội chăn nuôi việc nuôi các thú vật đã thuần dưỡng cung cấp một nguồn sống chính. Xã hội trồng trọt phụ thuộc vào việc canh tác một số mảnh đất cố định. Các xã hội lớn hơn, phát triển hơn hình thành nên các nhà nước hay nền văn minh truyền thống.

7. Sự phát triển và mở rộng phương Tây dẫn đến sự xâm chiếm nhiều khu vực của thế giới, thay đổi căn bản các hệ thống xã hội và các nền văn hoá hình thành đã lâu.

8. Trong xã hội công nghiệp hoá, sản xuất công nghiệp (kỹ thuật này cũng được sử dụng trong sản xuất thực phẩm) đã trở thành cơ sở chính của nền kinh tế. Các nước công nghiệp hoá trong thế giới thứ nhất là các nước “ phương Tây “ cộng với Nhật bản, úc và New Zealand. Các nước thế giới thứ hai là các xã hội công nghiệp hoá do các chính phủ cộng sản nắm quyền. Các nước thế giới thứ ba với đa phần dân cư thế giới

hầu như là tất cả các khu vực trước kia là thuộc địa. Phần lớn dân chúng làm việc trong lính vực sản xuấ nông nghiệp, một sốđang hướng tới thì trường thế giới.

CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ, HIỆN ĐẠI HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)