Thiếu đa dạng hoá kinh tế

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 121)

Công cuộc đổi mới đã thảo luận ở các chương trước liên quan đến một số ý định thay đổi chính sách. Mỗi thay đổi đều có tác động tức thời và đóng góp vào tiến bộ chung vào nền kinh tế thị trường. Có nhu cầu xem xét các giai đoạn của cải cách và hiểu tác động kinh tế xã hội tổng thể. Do vậy, chương này có ý định phác hoạ bức tranh toàn diện cũng đang thay đổi như tất cả những người tham gia công cuộc đổi mới - nhà làm chính sách, các chủ nhiệm hợp tác xã và nông dân- thoả thuận lại các chi tiết về mối quan hệ của họở mức vĩ mô. Phần thứ nhất sẽ xem xét các xu hướng kinh tế chính đã được thúc đẩy như thế nào bởi các thay đôỉ từ cuối những năm 70 và phần thứ hai sẽ xem xét các thay đổi về xã hội.

Xu hướng kinh tế

Tập hợp các thay đổi nhỏ ở khắp mọi nơi mọi lúc của cải cách nông nghiệp sẽ được xem xét về các mặt sau:

Tc độ tăng trưởng

Cu trúc sn xut

Tăng cường cơ s k thut nông nghip

Khả năng bán được của sản phẩm (tức là sự thay đổi sản xuất từ tự cung tự cấp sang thoả mãn các nhu cầu của thị trường).

Tc độ tăng trưởng

Các con số cho thấy sự phát triển của sản lượng nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1993. Nếu các con số này được phân tích theo ba giai đoạn thảo luận ở các chương trước, tức là những năm trước thời kỳ 1975-1980 trước khi khoán sản phẩm chấp thuận bởi chỉ thị 100; giai đoạn khi khoán 100 đã ổn định từ 1981 đến 1987 và thời kỳ khoán 10 từ 1988 đến khi các số liệu dừng lại vào năm 1983, có thể thấy những điều sau:

Trong thời kỳđầu khi thực hiện kế hoạch hoá tập trung sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ chậm. Trong thời kỳ này nhà nước gần nhưđầu tư toàn bộ vào nông nghiệp, đa phần là cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Chỉ có một phần nhỏ các nguyên liệu nông nghiệp (phân đạm và thuốc trừ sâu) là do chính quyền địa phương tự mua thông qua việc trao đổi các hàng thủ công để lấy nguyên liệu nước ngoài. Trong tình huống như vậy, khi nguồn nguyên liệu do nhà nước cung cấp đủ, sản lượng nông nghiệp sẽ có tăng trưởng hợp lý.

Kết quả là khi cải cách được thúc đẩy bởi khoán 100, sản lượng nông nghiệp tăng ở tốc độ cao hơn. Nguyên nhân là do nông dân được thúc đẩy bởi quyền lợị cá nhân, cho đến nay bị cấm, đã đẩy sản lượng cao hơn định mức mà hợp tác xã khoán cho họ. Lần đầu tiên, người ta cho phép họ thu lợi từ số sản phẩm thừa mà họ làm việc cật lực để sản xuất. Sản lượng thóc đã tăng khoảng 25%. Nhưng vào những năm sau của thời kỳ này tốc độ phát triển đã tan biến do hai nguyên nhân sau:

2. Định mức trở nên không đáng tin cậy vì hợp tác xã tìm đủ mọi cách để nâng chúng lên.

Với khoán 10 sản xuất nông nghiệp lại một lần nữa được tạo sự thúc đẩy. Chính sách mới đã khôi phục lại niềm tin của nông dân là họ có thể giữ lại sản phẩm dôi ra. Sản lượng sau tăng khoảng 25-30% và như một sự khởi đầu khác từ hoạt động với khoán 100, người nông dân cũng bắt đầu nghĩ về giá trị các cây trồng và tính toán cách sản xuất hiệu quả nhất. Cần phải nhớ lại là với khoán 100 việc trồng chủng loại cây gì là do hợp tác xã chứ không phải nông dân quyết định, ngay cả khi nông dân biết loại cây có thể phát triển tốt hơn trên mảnh đất của họ. Trong thời gian đó, nông dân có thể làm việc cật lực những gì mà hợp tác xã yêu cầu và sẽ được hưởng lợi nhờ việc sản xuất trên mục tiêu đã đặt ra. Với hệ thống khoán 100 từng hộ tự quyết định trồng cây gì sẽ mang lại nhiều lợi luận nhất. Thêm vào đó sau khi hoàn thành mức khoán, họđược phép bán số sản phẩm dôi ra cho người trả giá cao nhất. Điều này không chỉ khởi xướng cho nông dân tự lập kế hoạch sản xuất mà còn thấy các nguyên vật liệu nông nghiệp sẵn có trên thị trường.

Một kết quả quan trọng của những thay đổi này là Việt Nam thực sự sản xuất đủ để xuất khẩu lương thực. Đối với những người Việt Nam quen nhìn thấy cảnh đất nước mình nhập khẩu trung bình mỗi năm nửa triệu tấn lương thực, có năm lên đến hai triệu tấn thì khả năng xuất khẩu đến hai triệu tấn gạo là điều ngạc nhiên không ngờ nhưng rất thú vị. Ý nghĩa của sự ngạc nhiên này sẽđược hiểu tốt nhất khi người ta xét tình hình đến những cuối năm 1980, Việt Nam vẫn còn thiếu lương thực và những người dân đa phần vẫn còn thiếu ăn. Tháng 4 năm 1989 một nhóm chuyên gia của FAO, UNDP và Ngân hàng Thế giới tiến hành một cuộc điều tra về tình hình lương thực ở Việt Nam đã kết luận rằng dự đoán từ hoàn cảnh hiện tại, chỉ có nhập khẩu mới có thể đảm bảo đủ lương thực trong tương lai. Các chuyên gia này khuyến cáo để đạt được lương thực dư thừa, lượng phân bón và các nguyên liệu quan trọng khác phải gấp ba. Nhưng chính vào năm 1989 sau khi thả nổi giá và bán lương thực lương thực đã thừa tạo điều kiện để Việt Nam xuất khẩu. Điều này cũng đạt được thông qua một thay đổi nữa trong tâm lý của người dân. Khi giá lương thực được thả nổi, vẫn còn sự sợ khan hiếm lương thực sắp xảy ra nhưng điều này đã không đến. Các hộ nông dân đã không tích trữ lương thực như trước nữa và bắt đầu đem bán trên thị trường để mua những nhu yếu phẩm khác. Họ sẽ chỉ giữ một phần thóc đủđể họ sống đến vụ sau và bán số còn lại. Điều này đã tạo điều kiện cho việc cung cấp cơ bản và đòi hỏi cơ chế cần thiết để phát triển một thị trường tự do và bền vững.

Một ý nghĩa nữa là việc tăng khẩu phần lương thực trên đầu người trên đường đói nghèo mằc dù vẫn chưa được cao lắm. Về số lượng tuyệt đối khẩu phần lương thực đạt mức hơn 300 kg đến gần 350 kg mỗi năm. Đây được coi là “ngưỡng” an ninh lương thực của Quốc Gia.

Thay đổi v cu trúc nông nghip và kinh tế nông thôn

Đổi mới các chính sách nông nghiệp đã tạo ra sự thay đổi về cấu trúc nông nghiệp. Nền nông nghiệp Việt Nam có hai nhánh chính: trồng trọt và chăn nuôi. Cả hai đều phát triển qua các gia đoạn khác nhau của cải cách. Bảng 4.2 cho thấy xu hướng có thể thấy rõ nhưng không lớn, trong đó tỷ trọng của chăn nuôi trong sản lượng nông nghiệp tăng thông qua trồng trọt. Trong lĩnh vực trồng trọt , cũng có sự thay đổi đáng kể về chọn loại

cây trồng và sản lượng lúa. Rõ ràng là một số cây đã tăng diện tích trồng nhanh hơn các cây khác. Trong trồng lúa, sản lượng tăng 58% từ giai đoạn 1975-1980 đến giai đoạn 1988-1993.

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung đã bước đầu thiết lập bằng sắc lệnh các khu vực nông nghiệp đặc biệt cho từng loại cây, cũng nhưđưa các giống cây mới và kỹ thuật sản xuất mới vào. Các biện pháp này mang lại nhiều thay đổi trong cấu trúc chọn cây trồng trong khắp đất nước. Một thí dụ quan trọng là việc đưa các giống lúa mới ngắn hạn hay thích hợp cho việc trồng trên diện rộng. Đây là cuộc cách mạng trong trồng trọt nhưng các biện pháp này được áp đặt từ trên xuống.

Khi khoán 10 vào cuối những năm 1980 cho phép các hộđược tự do trồng những gì mà họ cho là tốt nhất, đa phần các hộ nông dân tiếp tục được chỉ đạo bằng chính sách trước hết là cung cấp đủ lương thực. Vì vậy trên mảnh đất rất hạn chế , họ chủ yếu trồng lúa và khoai lang ngay cả khi giá các loại lương thực này rất thấp và đôi khi không thể bù cho chi phí sản xuất. Chính những người nông dân giàu có nhiều vốn và đất có đủ khả năng thu được lượng lương thực dư thừa để bán và những nông dân này cũng là những người chọn cây mà họ cho là đem lại nhiều lãi nhất.

Có vẻ như là sự thịnh vượng và sự tự tin rất quan trọng đối với việc đa dạng hoá loại cây trồng. Điều này cũng thấy rõ trong chăn nuôi. Trong những năm dài thiếu lương thực, nhà nước không đủ sức chuyển chăn nuôi thành lĩnh vực chủ yếu phù hợp với trồng trọt ngay cả khi nhà nước sử dụng mọi biện pháp khuyến khích và và phải viện đến các biện pháp cưỡng bức về hành chính. Nông dân không thể tuân thủ trật tự của nhà nước bởi lẽ sự tồn tại của họ phụ thuộc vào trồng cây lương thực. Nhiều năm việc chăn nuôi lợn không thể vượt quá 10 triệu con mỗi năm. Bò và trâu được nuôi chủ yếu để làm sức kéo. Nuôi gia cầm cũng không nhiều hơn là một nghề phụ không thường xuyên của mỗi hộ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Nhà nước đã phân phối một lượng vốn khá lớn để thành lập các trại nuôi gia súc, gia cầm với mục đích cung cấp cho thịt và các sản phẩm cần thịt khác cho cư dân ở nông thôn. Tuy nhiên, do sự quản lý sai phổ biến trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và chính sách về giá cứng nhắc, các trại do nhà nước quản lý hoạt động lúng túng.

Cùng với tự do hoá nền kinh tế nhu cầu các sản phảm thịt tăng tại các thành phố và điều này đã thúc đẩy ngành chăn nuôi. Chăn nuôi cũng được hưởng lợi từ các tiến bộ trong trồng trọt bởi thức ăn chăn nuôi trở nên phong phú với giá khiêm tốn. Chăn nuôi phát triển nhất ở các vùng giao thông cho phép vận chuyển thức ăn gia súc từ nơi này sang nơi khác. Bên cạnh chăn nuôi, các hộ cũng được khuyến khích tiến hành thâm canh các mảnh vườn để trồng hoa quả. Các sản phẩm thuỷ sản cũng vào danh mục đầu ra của nông dân và sựđa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp ở bất kỳ nơi nào ở Việt Nam cũng đều được gọi tắt là VAC (V- làm vườn; A- ao nuôi cá; C- chuồng nuôi gia súc).

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Các hoạt động phi nông nghiệp luôn có chỗđứng trong nền kinh tếở nông thôn đã trải qua sự thay đổi nền tảng dưới chính sách cải cách. Giống như các hoạt động trồng trọt, chúng trước đây cũng được tổ chức và quản lý bởi các hợp tác xã. Tuỳ theo các kỹ năng truyền thống sẵn có và thị trường ở một nơi nào đó, ngành tiểu thủ công cũng được nhiều hợp tác xã xúc tiến. Có những hợp tác xã nông nghiệp có các

hoạt động phi nông nghiệp phát triển đến mức một số đã trở thành các cơ sở cho vay tín dụng và thương mại công nông nghiệp. Sau khi chấm dứt kế hoạch hoá tập trung , tiểu thủ công, thương mại và dịch vụở các vùng nông thôn được chuyển vào tay của các hộ và điều này dẫn đến hai xu hướng:

Thứ nhất, những hoạt động phi nông nghiệp đã cắm sâu vào thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều nghề thủ công truyền thống như thêu đan, dệt lụa và làm đồ mỹ nghệ không những được phục hồi mà còn nhận thức được việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Bài học nhu cầu thị trường là có thực và có nhiều làng đã làm sống lại các kỹ năng phi nông nghiệp nhưng không thể cạnh tranh thí dụ với các sản phẩm kỹ thuật. Hàng loạt sản phẩm và dịch vụ cũng phát triển cùng với tác động qua lại của thị trường. Thí dụ, có những làng chuyên về buôn bán và vận chuyển đường dài. Từ đó xuất hiện sự đô thị hoá các vùng nông thôn nằm kề các tỉnh và thành phố dọc theo các đường giao thông, đa sốđã trải qua quá trình phát triển nhanh chóng hơn.

Thứ hai, sự tăng trưởng trong nền công nghiệp quy mô nhỏ và phi nông nghiệp đã đóng góp vào ấn tượng là nhiều hình thức kinh doanh cá thể đã xuất hiện trong nền kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận là đói với phần lớn cá hộ nông dân, các hoạt động này mới chỉ là nghề phụđể bổ sung thu nhập và họ còn thiếu các kiến thức kỹ thuật và vốn để phát triển chúng thành một cái gì đó trên quy mô rộng hơn. Đôi khi một số các hộ có đủ vốn có thể thành lập các xưởng liên doanh nhỏ và thuê mướn nhân công, nhưng phạm vi của việc kinh doanh không vượt xa ra ngoài phạm vi kinh doanh gia đình mong đợi. Hiếm có thể thấy một nhà máy tư bản ở nông thôn, theo một điều tra các xí nghiệp quy mô nhỏ do Bộ lao động Thương binh và Xã hội tiến hành năm 1992

Tăng cường cơ s k thut cho sn xut nông nghip

Kỹ thuật nông nghiệp cũng chịu sự thay đổi dưới cải cách. Công nghệ cũ nhà nứoc áp đặt có mục đích là đẩy các hợ tác xã tới sản xuất quy mô lớn. Điều này đòi hỏi xây dựng các công trình thuỷ lợi và các công trình hồ chứa và sử dụng các máy móc hạng nặng như máy kéo. Khi hộ gia đình nắm các chức năng sản xuất của hợp tác, họ phải giảm các phần tử kỹ thuật nặng này. Cũng như vậy, nông dân có nhận thức hơn về giá cả khi lựa chọn công nghệ sản xuất. Bất kỳ chi phí nào cho máy móc và nguyên vật liệu cũng phải được bù đắp laị sau sản xuất. Đây là sự thay đổi dễ nhận thấy khác với trước đây khi tất cả máy móc và nguyên vật liệu đều do nhà nước cung cấp và không cần tính toán chi phí. Một sự khác biệt nữa là phân bón có sẵn. Điều này cùng với khuyến khích về giá để nâng cao sản xuất đã dẫn đến lượng phân bón sử dụng hiện nay nhiều gấp ba lần so với những năm trước 1980.

Sn xut nông nghip cho th trường

Cải cách đã đặt sản xuất nông nghiệp vào đường tiếp tục tăng trưởng, trong quá trình đó nông nghiệp chuyển từ nhiệm vụđủăn đến hướng tới xuất khẩu.Bên cạnh việc tăng về số lượng và giá trị, nó cũng chỉ việc tăng hàng loạt các sản phẩm lương thực. Đặc biệt là sản xuất lúa đã đóng vai trò xuất khẩu chính trong nền kinh tế của cả nước. Địa vị đứng đầu của sản xuất lúa là do tích cực đầu tư và đổi mới công nghệ trong các vùng sản xuất lúa của đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Một loạt các giống cao sản, chịu được sâu bệnh được tuyển chọn để đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Việc chế biến gạo cũng được dần

dần cải thiện làm gạo của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường ngoài nước. Trong việc sản xuất các cây công nghiệp như chè, cà phê và hạt tiêu cũng có nhiều tiến bộđể cạnh tranh trên thị trường thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc sản xuất hàng hoá cho thị trường có tính cạnh tranh cũng có nghĩa là nông dân phải chịu việc giá cả lên xuống thất thờng. Điều này diễn ra cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Có những thời kỳ khi nông dân có thể bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất. Nông dân cũng lo lắng về cơ hội giảm khi họ nếm trải giá các sản phẩm công nghiệp tăng cao. Đây là những thách thức mới trong đời sống của nông dân do sự phát triển của thị trường. Trong khi thị trường cạnh tranh tạo thuận lợi và nhìn chung cải thiện mức sống ở nông thôn, nó cũng tăng sự mất ổn định và mang nỗi lo về kinh tế đến với nhiều người nông

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Xã hội học (Trang 121)