Giờ học thực nghiệm thể hiện được tinh thần đổi mới mục đích, cơ

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 114)

9. Bố cục luận văn

3.5.1.Giờ học thực nghiệm thể hiện được tinh thần đổi mới mục đích, cơ

chế, phương pháp trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT

- So với giờ học đối chứng, giờ học thực nghiệm đã thể hiện sự thay đổi về mục đích dạy học. Giờ học thực nghiệm đã chứng minh ngƣời học chính là trung tâm của hoạt động học, mọi hình thức tổ chức dạy học đều xoay quanh hoạt động của ngƣời học. Mục đích cuối cùng của việc dạy học là phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh. Giờ học thực nghiệm đã làm đƣợc điều đó.

- Về cơ chế, so với giờ học đối chứng, cơ chế dạy học giờ thực nghiệm có sự thay đổi. Ở giờ học đối chứng, mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ một chiều từ giáo viên -> học sinh. Trong khi đó, ở tiết học thực nghiệm,

giáo viên và học sinh lại có mối quan hệ tƣơng tác nhƣ các chủ thể của hoạt động học (nhà văn, giáo viên, học sinh). Giáo viên là ngƣời tổ chức để học sinh thực hiện các hoạt động qua đó các em tự chiếm lĩnh đƣợc nội dung kiến thức cần đạt.

Học sinh qua giờ học thực nghiệm cũng đã nhận thức đƣợc về vai trò chủ thể sáng tạo của mình. Các em đã phát huy đƣợc cao độ tính tích cực, sáng tạo của bản thân. Đây là ƣu điểm lớn nhất trong việc áp dụng các hình thức tích cực hóa hoạt động học tập cho học sinh. Các em đƣợc bày tỏ quan điểm khi tranh luận, đối thoại, đƣợc tắm mình trong không khí văn chƣơng… Điều này mang lại tâm thế tiếp nhận tác phẩm cho học sinh đồng thời giúp các em tăng cƣờng tính sáng tạo, chủ động, tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

Vai trò của ngƣời giáo viên trong giờ học thực nghiệm cũng có sự thay đổi. Giáo viên trở thành ngƣời định hƣớng kiến thức chứ không phải cung cấp kiến thức cho học sinh. Mối tƣơng tác giữa học sinh – giáo viên cũng trở thành mối tƣơng tác hai chiều. Đây là điểm khác biệt rất lớn giữa giờ học thực nghiệm và giờ học đối chứng.

- Giờ học thực nghiệm cũng mang lại sự thay đổi trong phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng. Nếu nhƣ trong giờ học đối chứng, phƣơng pháp chủ yếu đƣợc áp dụng là phƣơng pháp thuyết giảng, giáo viên là ngƣời hoạt động chủ yếu bằng việc cung cấp tất cả hiểu biết của mình về tác phẩm cho học sinh. Ngƣợc lại, ở giờ học thực nghiệm, chúng ta nhận thấy có sự áp dụng nhiều phƣơng pháp, cách thức dạy học khác nhau để phát huy tính chủ động của học sinh. Những hình thức dạy học truyền thống và hiện đại đƣợc sử dụng linh hoạt, mềm dẻo đã biến giờ học tác phẩm văn chƣơng thành giờ tự học của học sinh. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động, học sinh tự mình kiến tạo nên kiến thức dƣới sự định hƣớng của giáo viên. Khi tự mình chiếm lĩnh tri thức, các em sẽ hiểu và nắm chắc nội dung kiến thức đó.

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 114)