9. Bố cục luận văn
3.2.1. Bài: Độc Tiểu Thanh ký
(Tiết 41,42, SGK Ngữ văn 10 tập I) A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh nắm đƣợc: 1. Về kiến thức
- Hiểu đƣợc Tiểu Thanh thuộc kiểu những ngƣời phụ nữ tài sắc, bất hạnh mà Nguyễn Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác của mình.
- Hiểu sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh có tài sắc mà bất hạnh.
2. Về kỹ năng
- Kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu - Kỹ năng phân tích, cắt nghĩa 3. Về thái độ
Biết đồng cảm với số phận, trân trọng sự tài hoa của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học - Học sinh: Soạn bài trƣớc khi đến lớp.
C. Tiến trình giờ học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Lời vào bài (tạo tâm thế cho học sinh vào bài mới):
Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng với Truyện Kiều, với Văn chiêu hồn viết bằng chữ Nôm mà còn đƣợc biết đến qua ba tập thơ chữ Hán với 294 bài. Nhƣng dù là những sáng tác bằng chữ Nôm hay chữ Hán thì nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ông vẫn là số phận những con ngƣời tài hoa mà bất hạnh trong xã hội. Ông đã dùng tình yêu của mình để ca ngợi những con ngƣời với mong muốn có thể phần nào xoa dịu nỗi đau trong họ. Độc Tiểu Thanh ký là một trong những bài thơ chữ Hán chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của nguồn cảm hứng bất tận ấy.
I. Tìm hiểu chung
Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi để làm rõ những nét chính về cuộc đời Tiểu Thanh.
Giáo viên: Phần tiểu dẫn cho chúng ta biết những gì về cuộc đời nàng Tiểu Thanh – tác giả tập Tiểu Thanh ký?
Học sinh: Tiểu Thanh là ngƣời con gái có tài sắc họ Phùng, lấy lẽ ngƣời cũng tên là Phùng, bị vợ cả ghen, hành hạ khiến nàng buồn tủi tìm đến cái chết khi mới 18 tuổi
Giáo viên: Vậy khi đọc tập Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du đã nhận ra điều gì để có được cảm xúc viết nên bài thơ Độc Tiểu Thanh ký?
Học sinh: Nhà thơ xúc động khi chứng kiến ngƣời con gái Tiểu Thanh tài sắc nhƣng bị hành hạ, vùi dập để cuối cùng phải tìm đến cái chết khi mới 18 tuổi. Không chỉ là sự thƣơng cảm, Nguyễn Du với tƣ cách là nhà thơ còn tìm thấy sự đồng điệu, tri âm cùng tâm hồn thơ Tiểu Thanh.
Hoạt động 2: Tổ chức hình thức đọc diễn cảm
Giáo viên: Một em hãy đọc phần phiên âm và dịch thơ. Chú ý thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Giáo viên: Một em vừa đọc phần dịch thơ vừa đọc phần dịch nghĩa để thấy được những điểm khác nhau giữa bản dịch và bản gốc.
Học sinh 1:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Vườn hoa bên hồ Tây đã thành bãi hoang rồi
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết
Văn chƣơng không mệnh đốt còn vƣơng
Văn chương không có số mệnh mà còn bị đốt dở
Học sinh 2:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Những nỗi hờn kim cổ khó mà hỏi trời
Cái án phong lƣu khách tự mang
Ta tự coi mình như người cùng hội với kẻ mắc oan lạ lùng vì nếp phong nhã
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Không biết hơn ba trăm năm sau
Ngƣời đời ai khóc Tố Nhƣ chăng?
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
Hoạt động 3: Tổ chức hoạt động phân tích về cảm nghĩ của nhà thơ trước cuộc đời Tiểu Thanh
Giáo viên: Câu thơ “Son phấn có thần chôn vẫn hận”. Em hiểu “hận” ở đây mang nội dung gì?
Học sinh: Hận là “xót xa vì những việc sau khi chết” Giáo viên: Đó là việc gì?
Học sinh: Ngƣời đã chết mà nỗi ghen tức của ngƣời vợ cả vẫn chƣa hết, tập thơ để lại cũng bị đốt đi
Giáo viên: Chúng ta cần hiểu “son phấn” là chỉ ngƣời phụ nữ có nhan sắc, tức Tiểu Thanh, còn “thần” là nói về sự linh thiêng của ngƣời đã mất.
Vậy em hiểu câu thơ Son phấn có thần chôn vẫn hận nhƣ thế nào? Học sinh: Tiểu Thanh nếu có linh thiêng chắc phải xót xa vì chết vẫn chƣa yên, vẫn bị hành hạ, đến tập thơ còn lại cũng bị đốt.
Giáo viên: Vậy câu thơ Văn chƣơng không mệnh đốt còn vƣơng mang nội dung gì?
Học sinh: Văn chƣơng không có số mệnh, không có tội tình gì nhƣng cũng bị đốt bỏ.
Giáo viên: Từ hai câu thơ trên, em có hình dung như thế nào về nàng Tiểu Thanh?
Học sinh: Tiểu Thanh là ngƣời con gái nhan sắc và tài hoa nhƣng bị hành hạ đến chết, khi chết rồi vẫn chƣa yên.
Giáo viên: Miêu tả một nàng Tiểu Thanh đẹp đẽ, tài hoa đến vậy nhưng lại gặp phải bất hạnh, em nhận thấy giọng điệu của nhân vật trữ tình ra sao?
Học sinh: Đó là giọng điệu trách móc ngƣời vợ cả - ngƣời đã hành hạ Tiểu Thanh đến chết.
Giáo viên: Nếu Tiểu Thanh chính là hình ảnh tượng trưng cho sắc đẹp và trí tuệ thì giọng trách móc của nhân vật trữ tình hướng tới thế lực nào?
Học sinh: Hƣớng tới chế độ phong kiến không những không biết trân trọng, đề cao mà còn vùi dập, đày đọa ngƣời có tài, có sắc.
Giáo viên: Nhƣ vậy, có thể khẳng định hai câu thơ chính là sự xót thƣơng khôn nguôi của Nguyễn Du đối với cuộc đời Tiểu Thanh. Đó cũng là tiếng nói lên án chế độ phong kiến chà đạp lên số phận những con ngƣời tài hoa trong xã hội.
Hoạt động 4: Tổ chức hoạt động phân tích: cảm nghĩ của nhà thơ về quy luật của cuộc đời.
Giáo viên:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang Em hiểu câu thơ trên như thế nào?
Học sinh: Hai câu thơ nói về nỗi hận vì từ xƣa đến nay những ngƣời tài hoa thƣờng bạc mệnh, cuộc đời gặp nhiều nỗi bất hạnh, cay đắng.
Giáo viên: Chính từ quy luật nghiệt ngã này, nhà thơ nghĩ đến cuộc đời của mình. Ông đồng cảm với thân phận bất hạnh của những ngƣời tài hoa bạc mệnh bởi ông cũng mang thân phận nhƣ thế.
Hoạt động 5: Tổ chức hoạt động đàm thoại, phân tích: cảm nghĩ của nhà thơ về cuộc đời chính mình
Giáo viên:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Con số ba trăm năm nói lên điều gì? Tâm sự Nguyễn Du qua hai câu thơ trên?
Học sinh: Có thể đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau.
Giáo viên tổng kết: Ba trăm năm tính từ khi Tiểu Thanh chết đến lúc Nguyễn Du biết và khóc cho Tiểu Thanh. Nguyễn Du cũng muốn ba trăm năm sau có đƣợc một ngƣời đồng cảm, biết đến Nguyễn Du và khóc thƣơng cho ông.
Giáo viên nâng vấn đề: Chỉ đến cuối bài thơ Nguyễn Du mới nhắc đến tiếng khóc. Nhƣng chúng ta có thể cảm nhận đƣợc toàn bộ bài thơ đã là một tiếng khóc dài của Nguyễn Du. Ông khóc cho cuộc đời ngƣời con gái Tiểu Thanh dù tài sắc nhƣng oan nghiệt, ông khóc thƣơng cho số phận của những ngƣời tài hoa mà bạc mệnh, ông khóc vì chế độ phong kiến và quy luật tạo
hóa luôn đố kỵ với cái đẹp của con ngƣời, của văn chƣơng. Và cuối cùng, ông khóc cho chính mình.
Vậy nếu như có thể được trả lời cho câu hỏi của Nguyễn Du, chúng ta sẽ nói gì?
Học sinh: Không chờ đến ba trăm năm sau, ngay lúc này chúng ta cũng đang nhớ đến Nguyễn Du, tự hào về những đóng góp của ông cho sự nghiệp văn học nƣớc nhà. Nguyễn Du sẽ sống mãi cùng sự nghiệp văn học Việt Nam. Giáo viên: Nếu như thế thì nỗi hờn kim cổ và cái án phong lưu có còn
tồn tại trong cuộc sống của chúng ta không? Mỗi em học sinh hãy tự suy
ngẫm và tìm ra câu trả lời cho riêng mình.
Hoạt động 6: Tổ chức hoạt động tổng kết thông qua hình thức dạy học nêu vấn đề
Giáo viên: Vì sao trong bài thơ, Nguyễn Du luôn luôn có ý nghĩ nhà thơ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, cũng sẽ bất hạnh như Tiểu Thanh và khóc cho Tiểu Thanh cũng chính là khóc cho mình?
Học sinh: Có thể đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau tùy thuộc vào cảm nhận chủ quan của các em
Giáo viên tổng kết: Vì Nguyễn Du đã chứng kiến biết bao nỗi hận từ xƣa đến nay mà không thể giải thoát đƣợc. Ở chế độ phong kiến, những ngƣời có tài năng và ý thức sâu sắc về mình nhƣ Nguyễn Du đều phải bó tay, chấp nhận những nỗi oan nghiệt, cay đắng nhƣ Tiểu Thanh.
Qua đó, chúng ta thấy đƣợc những nét đẹp tâm hồn Nguyễn Du. Mỗi số phận bất hạnh, mỗi tài năng bị vùi dập, mỗi trang thơ bị ruồng rẫy đều đƣợc ông bệnh vực, xót xa. Nguyễn Du là một hồn thơ lớn của dân tộc nhƣng Nguyễn Du cũng là một con ngƣời mang trong mình trái tim YÊU THƢƠNG lớn lao.