Hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 87)

9. Bố cục luận văn

2.5.Hoạt động nhóm

2.5.1. Khái niệm

Hình thức hoạt động nhóm là hình thức tổ chức dạy học tích cực, trong đó các học sinh sẽ tham gia vào từng nhóm nhỏ để cùng nhau giải quyết một vấn đề đã đƣợc phân công.

Hình thức hoạt động nhóm đƣợc thực hiện với mục đích chính là “kích thích, khuyến khích khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, tự chịu

trách nhiệm của học sinh” [18,79]. Bên cạnh đó, hoạt động nhóm cũng sẽ

mang lại tinh thần đồng đội, ý thức hợp tác của các thành viên trong nhóm để cùng nhau tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất cho vấn đề đƣợc phân công.

2.5.2. Ý nghĩa

Hoạt động nhóm là một trong những cách phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Khi giáo viên đƣa ra một vấn đề cần giải quyết, học sinh sẽ phải chủ động tìm ra những hƣớng, những cách để tiếp cận đƣợc vấn đề từ đó có đƣa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Hoạt động nhóm không có nghĩa là phụ thuộc hoàn toàn vào tập thể mà trƣớc tiên, mỗi cá nhân cần có hoạt động độc lập và tự chủ. Từ những ý kiến của từng thành viên trong nhóm, chúng ta mới có thể tranh luận, hội ý để đƣa ra cách thực hiện vấn đề hợp lý và chính xác.

Hoạt động nhóm còn hình thành sự tự tin, bản lĩnh cho học sinh. Hình thức này cho phép ngay cả những học sinh rụt rè nhất cũng có cơ hội đƣợc thể hiện bản thân, trình bày những quan điểm, ý kiến của bản thân. Thông qua hoạt động nhóm, học sinh đƣợc nói lên tiếng nói của mình, bộc lộ những suy nghĩ của mình cũng nhƣ đƣa ra cách giải quyết của cá nhân đối với vấn đề. Có thể nói, đây là một hình thức dạy học tích cực, đƣa giờ học tác phẩm văn chƣơng thành giờ học đƣợc kiến tạo nên bởi chính kiến thức và bản lĩnh học sinh.

Bên cạnh đó, hình thức hoạt động nhóm còn giúp học sinh hình thành đƣợc ý thức cộng tác, hợp tác với các thành viên khác trong nhóm. Bản chất của hoạt động này là sự tƣơng tác của học sinh trong nhóm, do vậy, muốn hoạt động nhóm đạt hiệu quả thì các thành viên trong nhóm phải có sự đồng lòng, thống nhất cao. Kết quả cuối cùng của nhóm bao giờ cũng phản ánh sự hiệu quả của việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Do đó, một nhóm đƣợc coi là thành công chƣa hẳn nhóm đó có nhiều học sinh giỏi mà đó phải là nhóm có sự phân công công việc rõ ràng, có sự thống nhất trong ý kiến và luôn ăn ý khi làm việc. Việc hình thành đƣợc ý thức làm việc theo nhóm sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh không chỉ trong học tập mà còn cả trong cuộc sống.

Việc tổ chức hoạt động nhóm còn là cách để giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh. Khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, học sinh sẽ phải huy động hết mọi tri thức đã có để tìm hiểu về vấn đề, từ đó đƣa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Do đó, muốn đánh giá năng lực tiếp nhận văn học ở học sinh, chúng ta có thể thực hiện thông qua hoạt động nhóm. Tất cả mọi ý kiến, quan điểm, nhận xét của học sinh sau khi đƣợc giáo viên chỉnh sửa, bổ sung đều có thể trở thành nguồn tri thức chung cho cả lớp. Nhƣ vậy nhờ hình thức nhóm, giáo viên có thể biến hoạt động học của một nhóm nhỏ thành hoạt động học chung cho cả lớp.

Ngoài ra, hình thức nhóm sẽ mang lại hứng thú, say mê học tập cho học sinh. Khi học sinh đƣợc chủ động tìm tòi khám phá những nét đẹp của tác phẩm văn chƣơng, đƣợc cùng nhau thảo luận, góp ý để đƣa ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất thì chắc chắn giờ học tác phẩm văn chƣơng sẽ trở nên hấp dẫn với các em hơn rất nhiều.

Hoạt động nhóm còn tạo ra một môi trƣờng học tập cởi mở, thân thiện trong lớp học. Việc biến lớp học trở thành một môi trƣờng mở, nơi học sinh có thể đƣợc nói lên tiếng nói của mình thì đã giúp giờ học tác phẩm văn chƣơng phát huy hết đƣợc khả năng của các em trong tiếp nhận văn học.

2.5.3. Cách thực hiện

Bƣớc đầu tiên trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm là giao nhiệm vụ. Giáo viên sẽ đƣa ra một vấn đề thuộc tác phẩm văn chƣơng cần tìm hiểu cho học sinh. Vấn đề đó có thể liên quan đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật hay những thông điệp nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Sau đó, giáo viên phải mô tả, giải thích các mục tiêu, yêu cầu cần đạt của nhiệm vụ đồng thời giới hạn thời gian làm việc cho các nhóm. Có hai cách để giao nhiệm vụ cho nhóm: các nhóm đƣợc giao cùng một nhiệm vụ hoặc mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ bộ phận của vấn đề chung. Việc chọn lựa cách thức triển khai hoạt động nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung bài học.

Sau khi giao nhiệm vụ, giáo viên sẽ tiến hành chia nhóm. Trong quá trình chia nhóm, giáo viên sẽ là ngƣời xác định quy mô cũng nhƣ thành viên trong nhóm. Việc chia nhóm có thể theo ngẫu nhiên hoặc chỉ định, theo cơ cấu hay vị trí… Tuy nhiên, giáo viên nên tạo ra mặt bằng trình độ tƣơng đồng giữa các nhóm để hoạt động diễn ra trong sự cạnh tranh lành mạnh.

Hoạt động nhóm có thể thực hiện ngay trong giờ học hoặc thực hiện trƣớc khi buổi học bắt đầu. Với những vấn đề đơn giản, không tốn nhiều công sức, chúng ta có thể để học sinh tiến hành hoạt động nhóm ngay trên lớp

nhƣng với những vấn đề đòi hỏi cần tìm tài liệu, nghiên cứu kỹ càng giáo viên nên để học sinh chuẩn bị theo nhóm trƣớc khi đến lớp.

Sau khi thảo luận, thống nhất ý kiến, các nhóm sẽ lần lƣợt trình bày kết quả. Trong quá trình nhóm đƣợc yêu cầu trình bày, các nhóm còn lại có nhiệm vụ lắng nghe, đƣa ra những nhận xét đồng thời bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu.

Bƣớc cuối cùng trong hoạt động nhóm là việc tổng kết, đánh giá, đƣa ra kết luận cuối cùng của giáo viên. Giáo viên sẽ là ngƣời biến quan điểm, ý kiến của từng nhóm thành tri thức chung của cả lớp sau khi đã có sự chỉnh sửa, bổ sung hợp lý.

2.5.4. Yêu cầu

Với giáo viên:

- Vấn đề đƣa ra để học sinh giải quyết phải rõ ràng, có tính thực tiễn cao đi kèm với những yêu cầu cụ thể để học sinh định hƣớng đƣợc cách triển khai, giải quyết vấn đề.

- Việc phân chia nhóm học sinh phải đƣợc xử lý linh hoạt tùy theo số lƣợng học sinh trong lớp cũng nhƣ mức độ phức tạp của vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, giáo viên nên chú ý mức độ hợp lý là từ 4 – 6 học sinh một nhóm.

- Giáo viên hƣớng dẫn, dẫn dắt học sinh đi đúng hƣớng trong quá trình hoạt động nhóm, tránh tình trạng học sinh biến hoạt động nhóm thành nơi tự do nói chuyện, làm việc riêng.

- Giáo viên phải giới hạn rõ thời gian hoạt động cho học sinh.

- Giáo viên phải chuẩn bị nội dung kiến thức kỹ càng để có thể đánh giá, tổng kết, đƣa ra những kết luận cuối cùng chính xác và hợp lý nhất.

Với học sinh:

- Tích cực tham gia vào hoạt động nhóm.

- Đƣa ra những cách giải quyết vấn đề mang tính hợp lý.

- Có tinh thần hợp tác, xây dựng quan điểm, ý kiến chung của cả nhóm. Nhìn chung, hình thức tổ chức dạy học theo nhóm là một trong những cách có thể phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh. Hình thức này dựa trên quan điểm dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm và phù hợp với quy luật tiếp nhận văn học. Việc triển khai hình thức hoạt động nhóm sẽ giúp học sinh tự chiếm lĩnh đƣợc tác phẩm từ đó khám phá đƣợc những giá trị cao đẹp tác phẩm mang lại cho đời sống con ngƣời. Bên cạnh những ƣu điểm, hình thức tổ chức dạy học nhóm cũng mang những hạn chế nhất định. Hoạt động nhóm sẽ dễ tạo cơ hội cho học sinh nói chuyện và làm việc riêng đồng thời tạo nhiều thời gian chết trong lớp học. Một số học sinh cũng sẽ có thái độ ỷ lại, coi công việc của nhóm không phải là việc của mình, dựa dẫm vào một số bạn trong nhóm. Do vậy, để phát huy hết ƣu điểm của hình thức này trong việc tích cực hóa hoạt động của học sinh, ngƣời giáo viên cần có sự giám sát chu đáo và phân công công việc cho từng thành viên cụ thể trong nhóm.

2.6. Thực hiện dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6.1. Khái niệm

Hình thức thực hiện dự án (project) là hình thức “tổ chức hoạt động cho học sinh (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính tổng hợp, tạo điều kiện cho học sinh cùng và tự quyết định trong tất cả các

giai đoạn học tập để tạo ra một sản phẩm hoạt động nhất định” [21,28].

Hình thức dạy học này đƣợc ra đời dựa trên lý thuyết kiến tạo, thông qua hành động tự lực của bản thân để học sinh tự lĩnh hội và kiến tạo nên tri thức. Hình thức dạy học này cũng chỉ ra cho chúng ta thấy trong quá trình tiếp nhận văn học luôn luôn cần sự hoạt động của học sinh bởi tâm lý con ngƣời đƣợc hình thành và thể hiện thông qua hoạt động. Có thể khẳng định hình thức dạy học thực hiện dự án đã phản ánh đƣợc quan điểm dạy học tích cực

hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chƣơng nói riêng và trong giờ học Văn nói chung.

2.6.2. Ý nghĩa

Thực hiện dự án là cách để giáo viên thúc đẩy khả năng làm việc độc lập, tự chủ của học sinh. Học sinh sẽ phải tự tìm hiểu mọi thông tin có liên quan đến nhiệm vụ cần thực hiện, hình thành ý tƣởng, thiết lập các bƣớc triển khai để dự án diễn ra trôi chảy và thành công. Nhƣ vậy, trong hoạt động này, học sinh hoàn toàn là ngƣời chủ động thực hiện và triển khai vấn đề. Trong quá trình thực hiện, chắc chắn học sinh sẽ tự hình thành cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cũng nhƣ tinh thần làm việc độc lập. Đây chính là cơ sở phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể đánh giá đƣợc trình độ học sinh thông qua sản phẩm học sinh tạo ra. Sản phẩm cuối cùng của dự án chính là sự phản ánh đúng đắn nhất tinh thần làm việc cũng nhƣ trình độ hiểu biết của học sinh. Do vậy, giáo viên có thể dùng những sản phẩm này làm thƣớc đo năng lực tiếp nhận văn chƣơng của học sinh.

Ngoài ra, thực hiện dự án còn mang lại tinh thần hợp tác làm việc cho học sinh. Có những dự án một cá nhân không thể thực hiện mà đòi hỏi sự phối hợp của một nhóm học sinh. Khi cùng thực hiện một dự án, một nhiệm vụ đƣợc giao cũng là lúc học sinh tự hình thành cho mình kỹ năng làm việc nhóm. Đây là một kỹ năng rất cần thiết cho học sinh không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống.

Hình thức dạy học theo dự án còn phát triển đƣợc kỹ năng giao tiếp cho học sinh, giúp học sinh tự tin trình bày những ý tƣởng, quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Học sinh có thể dùng chính khả năng của mình để tìm hiểu những giá trị cao đẹp tác phẩm văn học mang lại cho cuộc sống con ngƣời. Nhờ vậy, học sinh không còn là ngƣời ngoài cuộc trong quá trình tiếp nhận văn chƣơng.

Thực hiện dự án còn là cách để giáo viên tạo ra một môi trƣờng học tập cởi mở, học sinh đƣợc tự do nói lên tiếng nói của bản thân, tự do trình bày ý tƣởng của mình dù đúng hay sai. Môi trƣờng học tập mang tính mở này sẽ mang lại hứng thú và niềm say mê học tập cho tất cả các em.

2.6.3. Cách thực hiện

Bƣớc đầu tiên trong quá trình thực hiện dự án là giáo viên sẽ đƣa ra một vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn chƣơng cho học sinh. Tuy nhiên, đó phải là vấn đề có tính khả thi, đòi hỏi học sinh phải có sự đầu tƣ nghiêm túc về kiến thức và kỹ năng thực hiện. Đó có thể là một vấn đề liên quan đến giá trị nội dung, nghệ thuật hoặc giá trị tƣ tƣởng của tác phẩm.

Sau đó, học sinh sẽ bắt đầu phác thảo về project. Vấn đề đƣợc giáo viên đƣa ra là vấn đề gì? Phạm vi kiến thức của nó ra sao? Sẽ giải quyết vấn đề theo kiểu dự án nào? Đây là bƣớc rất quan trọng trong quá trình học sinh thực hiện dự án bởi nó lên ý tƣởng cho mọi bƣớc đi tiếp theo của hoạt động. Điểm có tính chiến lƣợc trong bƣớc triển khai này là học sinh sẽ quyết định vấn đề đƣa ra sẽ thực hiện theo kiểu dự án nào và sản phẩm cuối cùng của dự án sẽ là sản phẩm gì.

Tiếp theo, học sinh cần lập kế hoạch thực hiện project. Học sinh sẽ lên kế hoạch cụ thể để thực hiện dự án bao gồm các bƣớc triển khai nhƣ thế nào, tìm kiếm tƣ liệu ở đâu… Đối với những dự án gồm nhiều thành viên tham gia thực hiện cần có sự phân công rõ ràng công việc cho từng thành viên.

Sau khi đã lập kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện project, học sinh sẽ bắt đầu triển khai công việc theo kế hoạch đã định sẵn. Đây là hoạt động giúp học sinh chuyển hóa những kiến thức mang tính lý thuyết sang thực hành, thể hiện đƣợc kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh.

Bƣớc tiếp theo trong thực hiện dự án là việc học sinh sẽ thông báo kết quả thông qua các sản phẩm. Vấn đề giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện sẽ đƣợc thể hiện qua các sản phẩm đó. Sản phẩm của học sinh có thể tồn tại dƣới

nhiều dạng khác nhau: có thể là trang web, bài báo, tờ báo, tập tranh ảnh… tùy theo ý tƣởng thực hiện của các em. Học sinh sẽ giới thiệu các sản phẩm của mình đến các bạn trong lớp và giáo viên để thể hiện ý tƣởng, quan điểm, cách giải quyết của bản thân đối với vấn đề trong tác phẩm văn chƣơng đƣợc yêu cầu thực hiện.

Bƣớc cuối cùng trong quá trình thực hiện project là việc nhận xét, đánh giá của các học sinh khác và giáo viên đối với từng sản phẩm. Sau cùng, giáo viên sẽ là ngƣời tổng kết, đƣa ra kết luận cuối cùng để biến nội dung tri thức trong sản phẩm trở thành tri thức chung của cả lớp.

Các bƣớc nhƣ phác họa project, lập kế hoạch thực hiện project, thực hiện project đều đƣợc học sinh tiến hành ngoài giờ lên lớp. Hoạt động trên lớp của học sinh chỉ là thông báo kết quả, giới thiệu sản phẩm đã thực hiện.

Ví dụ, để chuẩn bị cho giờ học về tác phẩm Chí Phèo, giáo viên có thể đƣa ra yêu cầu cụ thể với học sinh: hãy sƣu tầm tƣ liệu và trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo bằng sản phẩm cụ thể. Giáo viên sẽ chia lớp thành 7 – 8 nhóm, yêu cầu các em tự phác thảo project, cho học sinh khoảng 2 tuần để lập kế hoạch và thực hiện. Trong buổi báo cáo sản phẩm, học sinh cần giới thiệu sản phẩm (tập san, bài báo…) với nội dung về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo. Giáo viên sẽ đánh giá nội dung và hình thức trình bày của những sản phẩm đó.

2.6.4. Yêu cầu

Với giáo viên:

- Đƣa ra vấn đề có tính khả thi và đòi hỏi vốn tri thức sâu rộng, sự sáng tạo của học sinh.

- Định hƣớng cách thực hiện, cung cấp tài liệu cho học sinh

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 87)