9. Bố cục luận văn
2.2.1. Khái niệm
Đối thoại, tranh luận trong giờ học tác phẩm văn chƣơng là hoạt động trao đổi, chia sẻ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh về một vấn đề, một nội dung trong tác phẩm văn chƣơng.
Hình thức đối thoại, tranh luận coi sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong lớp là mục tiêu quan trọng nhất. Đối thoại, tranh luận phản ánh quan điểm, cách nhìn nhận của cá nhân học sinh về một vấn đề cụ thể trong tác phẩm từ đó, các em có thể tìm ra tiếng nói chung khi tiến hành thảo luận. Nhƣ vậy, hình thức đối thoại, tranh luận không chỉ phát huy đƣợc ý thức cá nhân của từng học sinh mà còn hình thành đƣợc tinh thần tập thể cho các em. Hình thức đối thoại, tranh luận diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào nội dung vấn đề thảo luận và sự sắp xếp của giáo viên.
2.2.2. Ý nghĩa
Mục đích cuối cùng của giờ học tác phẩm văn chƣơng nói riêng và giờ học Văn nói chung là giúp học sinh nhận thức đƣợc những giá trị cao đẹp của nền văn học nƣớc nhà, nâng cao hiểu biết, tích lũy kiến thức từ đó các em có thể phát triển trí tuệ, bồi dƣỡng nhân cách. Hình thức tổ chức dạy học đàm thoại, tranh luận là một trong những cách thức để học sinh lĩnh hội tri thức chủ động và sáng tạo. Khi tham gia vào quá trình đối thoại tranh luận, học sinh sẽ có cơ hội thu nạp những kiến thức mới từ các bạn xung quanh đồng thời bổ sung, chỉnh sửa nguồn kiến thức của bản thân. Đối thoại, tranh luận sẽ tạo ra một môi trƣờng học tập rất tốt cho học sinh.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào hoạt động đàm thoại hoặc tranh luận, học sinh cần đƣa ra một hệ thống những dẫn chứng xác đáng kèm theo cách lập luận logic, hợp lý với những lý lẽ chính xác, có sức thuyết phục cao. Đây
chính là cơ hội rất tốt để các em có thể phát triển tƣ duy, thể hiện đƣợc năng lực của bản thân trƣớc tập thể. Không chỉ huy động vốn kiến thức của mình một cách tối đa để chứng minh, nhận định, đánh giá vấn đề đƣợc đƣa ra thảo luận, học sinh còn phải có cách lập luận và dẫn chứng thuyết phục để bảo vệ ý kiến của mình trƣớc đánh giá, nhận xét của bạn bè và thầy cô. Nhƣ vậy, qua hình thức đàm thoại, tranh luận, học sinh đã có điều kiện để rèn luyện bản lĩnh, rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh. Bản lĩnh, sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp các em thành công trong học tập mà còn giúp các em thành công trong cuộc sống.
Đối thoại, tranh luận là hoạt động đƣợc thực hiện dựa trên việc học sinh đƣa ra những ý kiến cá nhân của bản thân về một vấn đề, nội dung trong tác phẩm văn chƣơng. Chính vì vậy, thông qua hoạt động này, học sinh đƣợc bộc lộ những quan điểm, nhận định, đánh giá của bản thân, đƣợc thể hiện những xúc cảm, thái độ chân thực của các em về tác phẩm văn học. Đây chính là cơ hội tốt nhất để các em nói lên tiếng nói của chính mình. Nhờ vậy, hoạt động tiếp nhận văn học sẽ đƣợc diễn ra trong sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Quá trình học tập sẽ biến thành quá trình tự học, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Tác phẩm văn chƣơng sẽ đƣợc nhìn nhận dƣới con mắt của chính các em, các em sẽ trở thành những chủ thể sáng tạo trong tiếp nhận văn học.
Hoạt động đàm thoại, tranh luận còn giúp học sinh hình thành đƣợc ý thức làm việc tập thể. Qua việc trao đổi, đối thoại, học sinh sẽ cùng nhau xây dựng và củng cố kiến thức. Nếu các em không có sự đồng thuận, thống nhất về ý kiến thì sẽ không thể hoàn thiện đƣợc nội dung thảo luận.
Tác phẩm văn chƣơng luôn luôn hàm chứa những vấn đề còn nhiều mâu thuẫn, những ý kiến chƣa nhất quán, chƣa thuyết phục. Đôi khi, những vấn đề, cách nhìn nhận còn hạn chế đó là do điều kiện lịch sử mang lại. Việc đƣa ra những vấn đề còn gây tranh cãi đó là cách để cả giáo viên và học sinh thẩm định lại kiến thức. Hoạt động tranh luận giữa thầy và trò, giữa trò và trò
sẽ giúp cho các em có đƣợc cái nhìn đúng đắn, toàn diện về một vấn đề, nội dung trong tác phẩm. Các em sẽ hình thành đƣợc năng lực tự đánh giá vấn đề, khả năng phân biệt đúng sai, nhìn nhận vấn đề trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Hơn nữa, bầu không khí tự do dân chủ, cởi mở đƣợc tạo ra trong hoạt động đàm thoại, tranh luận sẽ kích thích hứng thú và niềm say mê học tập cho học sinh.
Có thể nói, hình thức tổ chức dạy học đàm thoại, tranh luận đã mang lại khả năng tƣ duy độc lập và kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Đàm thoại, tranh luận đã khắc phục đƣợc tình trạng lƣời học, lƣời suy nghĩ, tâm thế là ngƣời ngoài cuộc khi giáo viên tổ chức hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh, giúp các em phát huy đƣợc sự tích cực, chủ động trong tiếp nhận văn học. Có thể khẳng định, đàm thoại tranh luận chính là một trong những hình thức hiệu quả nhất để tích cực hóa hoạt động của ngƣời học trong giờ học tác phẩm văn chƣơng ở THPT.
2.2.3. Cách thực hiện
Để tổ chức đƣợc hoạt động đối thoại, tranh luận, giáo viên cần đƣa học sinh vào các tình huống có vấn đề từ đó làm nảy sinh những quan điểm khác nhau trong nhận thức của học sinh. “Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý nảy sinh ở con người khi con người gặp phải chướng ngại về nhận thức, xuất hiện những mâu thuẫn nội tâm giữa cái cũ và cái mới, cái đã biết và cái
chưa biết” [32,70]. Tình huống đƣợc đƣa ra phải chứa đựng nhiều cái mới, có
khả năng gây ngạc nhiên, thúc đẩy sự tò mò, muốn đƣợc khám phá của ngƣời học. Từ đó, học sinh sẽ dùng tƣ duy của mình để tìm tòi, sáng tạo, phát hiện và chiếm lĩnh đƣợc tri thức mới nhằm hoàn thiện và nâng cao hiểu biết của bản thân. Muốn tạo dựng đƣợc tình huống có vấn đề, giáo viên cần xây dựng đƣợc các câu hỏi có vấn đề. Câu hỏi có vấn đề chính là sự khởi đầu cho hoạt động đàm thoại, tranh luận, thúc đẩy sự tò mò, suy nghĩ ham muốn đƣợc giải thích, suy luận của học sinh.
Ở mỗi tác phẩm văn chƣơng sẽ tồn tại những vấn đề cần tranh luận khác nhau. Tùy theo thời gian và nội dung bài học mà ngƣời giáo viên cần có sự chọn lựa hợp lý. Vấn đề tranh luận có thể hàm chứa giá trị nội dung, nghệ thuật hay giá trị tƣ tƣởng của tác phẩm.Ví dụ:
Em có suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám? (truyện Tấm Cám)
Vì sao truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi hiện đại?
Qua bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, chúng ta thấy các nhà thơ Đường rất trân trọng tình bạn. Em hãy suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.
Những vấn đề tranh luận về tác phẩm đều phải là vấn đề chứa đựng nhiều nội dung cần làm sáng tỏ, đòi hỏi học sinh phải vận dụng không chỉ kiến thức trong nhà trƣờng mà còn có cả kiến thức trong cuộc sống để chứng minh, giải thích. Chính vì thế, vấn đề đƣa ra sẽ thu hút đƣợc sự chú ý, khiến buổi thảo luận thực sự cởi mở và hấp dẫn hơn.
Vấn đề thảo luận không chỉ gói gọn trong phạm vi một tác phẩm mà có thể mở rộng ra nhiều tác phẩm khác có cùng tác giả hoặc cùng giai đoạn văn học, cùng nội dung biểu đạt. Ví dụ:
Sự khẳng định cái tôi, khẳng định khát vọng hạnh phúc trong thơ Hồ Xuân Hương đi ngược lại quan niệm của xã hội đương thời về người phụ nữ. Em đồng tình hay phản đối Hồ Xuân Hương? Qua các bài thơ đã được học của Hồ Xuân Hương, em suy nghĩ gì về con người bà?
Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Dựa trên những hiểu biết
về sáng tác Nam Cao, em hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm nghệ thuật nói trên của nhà văn.
Những vấn đề nhƣ trên sẽ xuất hiện nhiều cách hiểu, nhiều cách đáng giá thậm chí sẽ có mâu thuẫn về quan điểm giữa học sinh với học sinh và ngay cả học sinh với giáo viên. Điều này sẽ càng thúc đẩy sự ham muốn khám phá tìm hiểu vấn đề của học sinh, khiến tƣ duy các em buộc phải làm việc để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
Giáo viên sau khi đƣa ra vấn đề tranh luận sẽ dành thời gian cho các em suy ngẫm, tìm ý tƣởng. Sau đó, giáo viên sẽ đóng vai trò là ngƣời lắng nghe tất cả những suy nghĩ, chỉnh sửa những ý tƣởng sai lệch của học sinh. Giáo viên còn có nhiệm vụ tạo ra bầu không khí tự do dân chủ, cởi mở trong quá trình đàm thoại để các em có thể tham gia tích cực vào hoạt động thảo luận. Mặc dù trong suốt quá trình thảo luận, học sinh đóng vai trò chính nhƣng cuối cùng, giáo viên phải là ngƣời kết luận, khái quát và chốt lại những nội dung chủ đạo của vấn đề đƣợc tranh luận.
Thời gian tổ chức hoạt động đàm thoại, tranh luận ngắn hay dài tùy thuộc vào nội dung của vấn đề tranh luận. Giáo viên sẽ là ngƣời quyết định thời điểm diễn ra hoạt động tranh luận sao cho phù hợp với nội dung bài học và tiến trình tổ chức dạy học trên lớp.
2.2.4. Yêu cầu
Trên thực tế, không phải lúc nào hoạt động đàm thoại, tranh luận cũng đạt đƣợc hiệu quả cao. Chính vì vậy, cần có những yêu cầu cụ thể với giáo viên và học sinh trong việc tổ chức và tham gia hoạt động này.
Với giáo viên:
- Phải xác định rõ nội dung, phạm vi của vấn đề đƣợc đƣa ra đàm thoại, tranh luận đồng thời xác định đƣợc những kiến thức cơ bản học sinh cần đạt đƣợc sau khi thảo luận. Ví dụ, với vấn đề thảo luận “sự khẳng định cái tôi, khẳng định khát vọng hạnh phúc trong thơ Hồ Xuân Hương đi ngược lại quan
niệm của xã hội đương thời về người phụ nữ. Em đồng tình hay phản đối Hồ Xuân Hương? Qua các bài thơ đã được học của Hồ Xuân Hương, em suy
nghĩ gì về con người bà?” chúng ta phải giúp học sinh xác định rõ nội dung
thảo luận là về tiếng nói cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hƣơng, phạm vi là các bài thơ các em đã đƣợc học trong chƣơng trình Ngữ văn THPT. Chúng ta cũng sẽ phải xác định đƣợc những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh cần có sau buổi thảo luận: học sinh sẽ nhận thấy đƣợc khát vọng khẳng định cái tôi mãnh liệt, thấy đƣợc khát khao cháy bỏng về hạnh phúc cho riêng mình của Hồ Xuân Hƣơng từ đó có đƣợc thái độ đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu những khát khao đƣợc khẳng định mình của bà. Học sinh cũng sẽ từ hoạt động thảo luận mà hình thành đƣợc những kỹ năng giao tiếp cần thiết cho cuộc sống.
- Trong quá trình đàm thoại, tranh luận, giáo viên phải là ngƣời định hƣớng, dẫn dắt học sinh đi đúng chủ đề thảo luận. Giáo viên cũng phải bổ sung những kiến thức còn thiếu, chỉnh sửa những ý tƣởng chƣa đúng của học sinh.
- Giáo viên phải tạo đƣợc một không khí cởi mở, tự do để học sinh nói lên quan điểm cá nhân về vấn đề đƣa ra tranh luận. Tuy nhiên, sự tự do cũng phải đƣợc giới hạn trong chừng mực nhất định, không thể biến thành một cuộc tranh cãi kéo dài.
- Cuối cùng, giáo viên phải tổng kết, nhận xét, đánh giá những ý kiến đƣợc đƣa ra trong cuộc tranh luận và rút ra những nội dung kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh.
Với học sinh:
- Chuẩn bị tài liệu liên quan, tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến nội dung thảo luận
- Tích cực, chủ động tham gia vào quá trình đàm thoại, tranh luận - Ý kiến, quan điểm đƣa ra phù hợp với nội dung thảo luận
Tóm lại, hình thức tổ chức dạy học đàm thoại, tranh luận là một trong những hình thức có thể phát huy đƣợc vai trò chủ thể hoạt động học của học sinh. Hình thức này góp phần khắc phục cách hiểu một chiều, giáo điều, áp đặt trong dạy học tác phẩm văn chƣơng đồng thời phát triển tƣ duy và kỹ năng giải quyết tình huống cho học sinh. Chính vì vậy, hình thức tổ chức đàm thoại, tranh luận nên đƣợc áp dụng rộng rãi trong giờ học tác phẩm văn chƣơng nói riêng và dạy học văn nói chung. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy hình thức này phải đƣợc tổ chức trong sự giám sát chặt chẽ của giáo viên, nếu không giờ học sẽ bị ảnh hƣởng bởi sự tự do thái quá từ học sinh. Thời lƣợng tổ chức hoạt động cũng cần đƣợc cân nhắc kỹ càng để tránh thời gian chết, tạo cơ hội cho học sinh nói chuyện và làm việc riêng.
2.3. Tập thuyết trình
2.3.1. Khái niệm
Tập thuyết trình là hình thức dạy học để học sinh phát biểu những suy nghĩ, quan điểm của bản thân về một vấn đề, một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm văn chƣơng. Đây là một hình thức lấy hoạt động lời nói làm trung tâm. Ngƣời thuyết trình phải biến ngôn ngữ viết thành ngôn ngữ nói để trình bày vấn đề một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của ngƣời nghe. Có thể coi tập thuyết trình là một hoạt động diễn thuyết mang tính nghệ thuật, đòi hỏi ngƣời thuyết trình không chỉ có khả năng tƣ duy mà còn phải có khả năng diễn đạt một cách logic và hợp lý.
Phƣơng tiện chính đƣợc sử dụng trong hình thức tập thuyết trình là ngôn ngữ. Ngƣời thuyết trình phải gây đƣợc sự chú ý của ngƣời nghe bằng một giọng điệu phù hợp, nhịp nhàng với vấn đề trình bày. Ngoài ra, ngƣời thuyết trình còn cần phải sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ khác nhƣ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… để hỗ trợ hoạt động thuyết trình. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho bài
thuyết trình, giúp ngƣời thuyết trình truyền đạt hết mọi thông điệp đến ngƣời nghe.
2.3.2. Ý Nghĩa
Trong dạy học văn nói chung và dạy học tác phẩm văn chƣơng nói riêng, hình thức tập thuyết trình là hình thức dạy học có thể phát huy đƣợc tính chủ thể của học sinh. “Hình thức tập thuyết trình sẽ giúp giáo viên chia
sẻ vai trò “được nói” với học sinh” [32,75]. Vai trò của giáo viên sẽ thay đổi
từ vị trí là ngƣời duy nhất phát ngôn trong lớp học sẽ chuyển sang vị trí ngƣời lắng nghe, nhận xét, đánh giá. Vai trò chủ thể của học sinh nhờ đó sẽ đƣợc phát huy một cách toàn diện.
Tập thuyết trình là một trong những hình thức giúp học sinh bộc lộ đƣợc trình độ kiến thức của bản thân. Thông qua bài thuyết trình, các thầy cô giáo có thể đánh giá đƣợc đúng đắn và khách quan trình độ hiểu biết của các em. Bởi, để thực hiện đƣợc bài thuyết trình, chắc chắn các em đã phải vận dụng tất cả những kiến thức của mình về vấn đề, nội dung trình bày. Do vậy, có thể coi bài thuyết trình là kết tinh của những kiến thức học sinh thu nạp đƣợc. Khi muốn đánh giá năng lực tiếp nhận văn chƣơng của các em, giáo