Kết luận chung

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 62)

9. Bố cục luận văn

1.2.4. Kết luận chung

Qua những số liệu đã thống kê đƣợc trong quá trình khảo sát, chúng tôi có thể đƣa ra những nhận định chung về thực trạng dạy học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng THPT nhƣ sau:

- Hoạt động thuyết giảng vẫn là hoạt động mang tính chủ đạo của một bộ phận không nhỏ giáo viên trong giờ học tác phẩm văn chƣơng. Giáo viên vẫn nắm vai trò trung tâm trong quá trình dạy học. Tác phẩm văn chƣơng đƣợc khám phá bằng tƣ duy và năng lực thẩm mỹ của giáo viên và sau đó, giáo viên đem những kiến thức đã nhận thức đƣợc áp đặt lên học sinh.

- Các hình thức, phƣơng pháp có thể phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh đã bắt đầu đƣợc áp dụng trong giờ dạy tác phẩm văn chƣơng: thảo luận nhóm, đối thoại, tranh luận... Tuy nhiên, việc thực hiện các hình thức này chƣa có sự linh hoạt, chƣa phát huy đƣợc tính chủ động bên trong của học sinh.

- Học sinh chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ thể sáng tạo trong giờ học tác phẩm văn chƣơng. Các em ít tham gia vào hoạt động học và trở thành ngƣời ngoài cuộc trong quá trình xây dựng bài học. Mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh nhƣng cách

dạy học theo kiểu truyền thống lấy thuyết giảng làm hoạt động chính đã biến các em thành những ngƣời thụ động.

Nhìn chung, cơ chế dạy học tác phẩm văn chƣơng vẫn là cơ chế cũ với sự tƣơng tác một chiều giáo viên -> học sinh. Muốn nâng cao hiệu quả dạy học, tạo đƣợc niềm hứng thú, say mê của học sinh với tác phẩm văn chƣơng chúng ta cần phải chuyển cơ chế dạy học cũ sang cơ chế mới với sự tƣơng tác nhiều chiều của các nhân tố nhà văn - giáo viên - học sinh.

Giải pháp hữu hiệu nhất nhằm mang lại sự thay đổi theo hƣớng phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh chính là tổ chức những hình thức dạy học mang tính tích cực hóa hoạt động cho ngƣời học. Tích cực hóa hoạt động của học sinh sẽ là chìa khóa mở ra hƣớng đi đúng đắn cho việc nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giờ học tác phẩm văn chƣơng. Tích cực hóa hoạt động của học sinh cũng sẽ mang lại sự thay đổi về cơ chế dạy học, khiến cho giờ học không còn là sự tƣơng tác một chiều giáo viên -> học sinh, thay đổi thói quen dạy học theo kiểu truyền thống vẫn tồn tại trong cách dạy của một bộ phận giáo viên hiện nay. Học sinh sẽ đƣợc chủ động khám phá và cảm nhận những nét đẹp về nội dung và hình thức của tác phẩm văn chƣơng từ đó có đƣợc hiểu biết sâu sắc về tác phẩm. Không khí lớp học nhờ vậy cũng sẽ trở nên thoải mái và sôi nổi hơn.

Trên đây là những nhận định về thực trạng dạy học tác phẩm văn chƣơng ở THPT đƣợc chúng tôi rút ra thông qua quá trình khảo sát. Tất nhiên, những nhận định trên mang tính chủ quan và chỉ đƣợc đúc rút từ số liệu thống kê của 12 tiết học tác phẩm văn chƣơng trong phạm vi 3 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hi vọng những nhận định trên đã mang lại cái nhìn toàn diện và đúng đắn về thực trạng dạy học tác phẩm văn học để từ đó chúng ta có thể đƣa ra những hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm khắc phục hạn chế trong cách dạy học tác phẩm văn chƣơng ở THPT.

CHƢƠNG 2

NHỮNG HÌNH THỨC TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG Ở TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG

Điểm quyết định tạo nên sự thành công của một giờ học tác phẩm văn chƣơng, khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của quan niệm tích cực hóa hoạt động ngƣời học chính là hệ thống những hình thức tổ chức dạy học. Những hình thức tích cực hóa hoạt động cảm thụ văn học bên trong học sinh đƣợc chúng tôi trình bày dƣới đây sẽ là những hoạt động cụ thể đƣợc giáo viên tổ chức để giúp học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm.

2.1. Đọc diễn cảm

2.1.1. Khái niệm

Đọc diễn cảm có thể hiểu là hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học làm trung tâm, có sự hỗ trợ của các biện pháp khác nhau nhằm hình thành ở học sinh những thể nghiệm nghệ thuật, khuynh hƣớng và năng khiếu nghệ thuật.

Hình thức đọc diễn cảm là một trong những cách thức truyền thống giúp học sinh tiếp cận tác phẩm. Tuy nhiên, trong giáo dục hiện đại, cách thức này vẫn mang hiệu quả cao bởi nó “được nảy sinh từ chính đặc trưng của bộ môn” [23,19], giúp học sinh tiếp cận tác phẩm văn học nhƣ tiếp cận một tác phẩm nghệ thuật. Mục đích chính của đọc diễn cảm là tạo ra sự tiếp xúc trực tiếp giữa học sinh và tác phẩm văn học để từ đó các em hình thành đƣợc những cảm nhận đầu tiên về giá trị nội dung cũng nhƣ giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Do đó, đọc diễn cảm không đơn thuần là việc “tập đọc” mà nó đã trở thành cầu nối giữa học sinh với tác phẩm, với những thông điệp nhà văn gửi gắm trong đó.

2.1.2. Ý nghĩa

Đọc diễn cảm giúp cho học sinh có đƣợc những cảm nhận ban đầu về tác phẩm văn học. Đây có thể đƣợc coi là hoạt động đầu tiên trong quá trình cảm nhận văn học của học sinh. Con đƣờng đi vào tác phẩm nhất thiết phải từ đọc, phải gắn liền với hoạt động đọc. Mọi thông điệp nhà văn gửi gắm trong tác phẩm đều thông qua hệ thống ký hiệu ngôn ngữ nhƣng đó chỉ là những ký hiệu chết nếu không có hoạt động đọc. Khi lời đọc cất lên cũng là lúc ký hiệu ngôn ngữ đi vào trong trí óc, thúc đẩy một loạt hoạt động tƣ duy của học sinh. Âm vang lời đọc sẽ kích thích quá trình tri giác, tƣởng tƣợng, tái hiện hình ảnh đồng thời các hoạt động tƣ duy sẽ đƣợc tự khởi động: so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá… Đọc diễn cảm là cách khởi động quá trình tiếp nhận văn học của học sinh. Muốn nhập thân vào tác phẩm thì học sinh phải bắt đầu bằng đọc diễn cảm. Do đó, đây là một trong những hình thức đƣợc giáo viên sử dụng để thúc đẩy hoạt động tri giác ngôn ngữ của học sinh. Sẽ thật sai lầm nếu chúng ta coi việc đọc đơn thuần chỉ là một việc nhằm rèn luyện kỹ năng và tách khỏi quá trình đƣa tác phẩm vào thế giới tâm hồn học sinh. Chúng ta nên có cái nhìn đúng đắn về vai trò của hoạt động đọc nhƣ lời giáo sƣ Phan Trọng Luận: “Do hiểu đúng tác phẩm mà đọc đúng, nhưng mặt khác

cũng nhờ đọc đúng mà hiểu tác phẩm hơn”.[26,138].

Bên cạnh đó, đọc diễn cảm còn là hình thức mang lại bầu không khí văn chƣơng cho giờ học. Đọc diễn cảm là hoạt động thƣờng đƣợc tổ chức ngay từ đầu giờ với mục đích tạo ra không khí văn chƣơng, thúc đẩy quá trình tiếp nhận văn học của học sinh. Khi học sinh đƣợc tiếp xúc với tác phẩm, học sinh sẽ ở trong một môi trƣờng mới - môi trƣờng văn học. Hình thức này cũng giúp học sinh thoát khỏi tâm thế riêng tồn tại trƣớc giờ học để hòa nhập vào tâm thế chung của cả lớp. Đây chính là điều kiện lý tƣởng cho giáo viên tiến hành hình thức tổ chức dạy học tiếp theo. Nhiều giáo viên thất bại trong giờ giảng văn chính vì không biết phát huy sức mạnh của đọc diễn cảm từ đó

khiến giờ học rời rạc, thiếu cảm xúc, nặng về diễn giải. Đọc diễn cảm sẽ đƣa giờ giảng văn trở thành một công việc tâm tình, trao đổi về cuộc sống từ đó mang lại hứng thú cho ngƣời học.

Ngoài ra, hoạt động đọc diễn cảm còn mang lại sự chủ động lĩnh hội tri thức của học sinh. Khi giáo viên dành thời gian tổ chức hoạt động đọc diễn cảm cũng là lúc học sinh đƣợc tự mình khám phá, tìm hiểu từ đó hình thành nên những cảm nhận đầu tiên về tác phẩm đó. Chủ động ngay từ khâu đầu tiên của tác phẩm là tri giác ngôn ngữ, chắc chắn những bƣớc tiếp theo trong quá trình tiếp nhận tác phẩm sẽ đƣợc học sinh thực hiện hiệu quả. Sự tìm tòi, suy ngẫm một cách độc lập chính là cách phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chƣơng.

2.1.3. Cách thực hiện

Đọc diễn cảm là một hình thức đƣợc giáo viên sử dụng linh hoạt trong giờ học tác phẩm văn chƣơng. “Đọc để nắm bắt được giọng điệu cảm xúc của tác giả, âm điệu chủ yếu trong tác phẩm. Đọc để hòa nhập vào thế giới cảm xúc, để phát hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Đọc để nhìn ra thế giới cuộc

sống trong tác phẩm”. [26,202]. Khi giáo viên khởi động quá trình đọc trong

giờ học cũng là lúc tiếng nói nội tâm của ngƣời đọc sẽ bắt đầu hòa nhập vào tiếng nói nội tâm của tác giả.

Đọc diễn cảm có thể đƣợc thực hiện dƣới các hình thức khác nhau: đọc to, đọc thầm, đọc theo vai… Giáo viên sẽ tùy vào từng bài học cụ thể để có cách lựa chọn hình thức đọc hợp lý. Hoạt động đọc cũng có thể tiến hành ở tất cả các bƣớc của quá trình giờ học với những yêu cầu không giống nhau. Tùy theo mục đích, giáo viên sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt và chủ động. Đọc diễn cảm có thể đƣợc sử dụng để khởi động quá trình tiếp nhận văn học hoặc gợi tƣởng tƣợng, có thể làm nhiệm vụ minh họa cho diễn giải hay gây ấn tƣợng làm nền cho phân tích… Tuy nhiên, trong đọc diễn cảm nội dung quan trọng nhất và cũng la nhiệm vụ khó khăn nhất chính là làm thế nào để có thể tái

hiện đƣợc giọng điệu tình cảm của tác giả hoặc ngƣời kể chuyện. Có thể nói, bắt đƣợc giọng điệu tình cảm là bắt đƣợc linh hồn của tác phẩm. Khi đó, học sinh sẽ thực sự hòa nhập vào không khí tác phẩm, lắng nghe đƣợc tiếng nói tình cảm, những thông điệp về cuộc sống nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Do vậy bƣớc quan trọng trong hoạt động đọc diễn cảm chính là bắt đƣợc giọng điệu tác giả. Giáo viên sẽ hƣớng dẫn học sinh nắm bắt giọng điệu tác giả thông qua tiết tấu, nhịp điệu, cƣờng độ, âm hƣởng, ngôn ngữ (đối với thơ), và thái độ, sắc thái ngôn ngữ khác nhau (đối với truyện). Khi có thể cảm nhận đƣợc giọng điệu cảm xúc cũng là lúc học sinh có thể bắt đầu nối mạch nội tâm với tác giả. Tác phẩm sẽ đi vào quỹ đạo cảm xúc và tình cảm của bản thân chủ thể học sinh.

Sau khi tái hiện đƣợc giọng điệu cảm xúc của tác giả, giáo viên hƣớng dẫn học sinh tái hiện giọng điệu cảm xúc của nhân vật. Tƣơng tự nhƣ giọng điệu cảm xúc của tác giả, giọng điệu nhân vật cũng đƣợc thể hiện qua âm hƣởng, nhịp điệu, sắc thái ngôn ngữ nhân vật sử dụng. Nhiệm vụ của học sinh là cảm nhận đƣợc đúng và sâu sắc giọng điệu nhân vật từ đó hiểu tác giả và tác phẩm hơn.

Thời lƣợng cho hoạt động đọc sẽ đƣợc giáo viên sắp xếp tùy thuộc vào độ dài ngắn của tác phẩm văn chƣơng cần tìm hiểu. Tuy nhiên, giáo viên cũng nên lƣu ý thời gian tổ chức hoạt động vì đây không phải là hoạt động chính nên không nên chiếm quá nhiều thời lƣợng bài học.

Ngƣời thực hiện hoạt động đọc diễn cảm có thể là giáo viên hoặc học sinh tùy theo sự tổ chức của giáo viên. Dù ngƣời thực hiện có là giáo viên hay học sinh thì hoạt động này cũng phải tạo ra đƣợc môi trƣờng, không khí văn chƣơng cho tác phẩm. Đó là bƣớc khởi đầu hiệu quả nhất giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm.

2.1.4. Yêu cầu

- Đọc diễn cảm phải đúng với quy luật phát âm tiếng Việt. Muốn đọc hay trƣớc tiên phải đọc đúng. Đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu mang tính cơ bản nhất đối với hoạt động đọc.

- Đọc diễn cảm phải thể hiện đƣợc giọng điệu của nhân vật và giọng điệu của tác giả. Chỉ khi thể hiện đƣợc đúng giọng điệu, học sinh mới có thể làm sống dậy những tình cảm của tác giả, những thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc về cuộc sống.

- Giọng đọc văn phải có cảm xúc. Giọng đọc chính là thƣớc đo tần số rung động, rung cảm của ngƣời đọc với tác phẩm và tác giả. Giọng đọc có cảm xúc thì mới có thể mang lại cho ngƣời nghe những xúc cảm chân thực về tác phẩm.

- Đọc diễn cảm phải kết hợp chặt chẽ với các hình thức tổ chức hoạt động khác. Điều này sẽ tạo ra sự gắn kết một cách tự nhiên giữa lý trí và cảm xúc trong giờ học tác phẩm văn chƣơng.

- Giáo viên nên có những hƣớng dẫn cụ thể cho học sinh về cách đọc để học sinh có thể đọc diễn cảm một cách tốt nhất từ đó hình thành đƣợc những cảm nhận ban đầu về tác phẩm.

Tóm lại, đọc diễn cảm là một trong những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trƣng của môn học và quy luật tiếp nhận văn học. Đọc diễn cảm là bƣớc đầu tiên giúp học sinh tri giác ngôn ngữ và có đƣợc cảm nhận chung về tác phẩm. Tính tích cực, chủ động trong tiếp nhận văn chƣơng của học sinh cũng sẽ bắt đầu đƣợc hình thành từ đây. Tuy nhiên nếu nhƣ giáo viên dành thời lƣợng quá nhiều cho hình thức này, giờ học tác phẩm văn chƣơng sẽ biến thành giờ tập đọc cho học sinh, đây là điều giáo viên cần phải lƣu ý. Ngƣời giáo viên thông qua việc hƣớng dẫn, tổ chức sẽ phải biết biến học sinh thành chủ thể của hoạt động đọc diễn cảm, tạo ra tâm thế chủ động hòa nhập vào tác phẩm văn chƣơng cho các em. Có nhƣ vậy, hình thức đọc diễn cảm

mới thực sự phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh, tạo đƣợc sự khác biệt với hoạt động đọc diễn cảm trong lối giảng văn cũ.

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)