Đánh giá thực trạng dạy học tác phẩm văn chương ở THPT

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 55)

9. Bố cục luận văn

1.2.2.Đánh giá thực trạng dạy học tác phẩm văn chương ở THPT

1.2.2.1. Hoạt động chủ đạo của giáo viên trong giờ học tác phẩm văn chương là thuyết trình

Nhìn chung, lối dạy theo kiểu truyền thống lấy thuyết trình làm hoạt động chính vẫn đƣợc các giáo viên áp dụng rộng rãi. Do vậy, trong giờ học tác phẩm văn chƣơng, ngƣời giáo viên vẫn là ngƣời hoạt động chính.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 12 giờ dạy tác phẩm văn chƣơng của các giáo viên ở 3 trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội. Thông qua bảng thống kê về hoạt động chính của giáo viên trong giờ học tác phẩm văn chƣơng, chúng tôi nhận thấy giáo viên là ngƣời hoạt động chính trong giờ học. Trung bình hoạt động thuyết trình của giáo viên chiếm tới 74.7% thời lƣợng tiết học trong khi thời gian giáo viên lắng nghe và hƣớng dẫn học sinh tham gia vào quá trình xây dựng bài học chỉ có 23.3%. Mục đích chung của hầu hết giáo viên là cung cấp đúng và đủ kiến thức đƣợc trình bày ở sách giáo khoa cho học sinh. Học sinh chỉ cần ghi nhớ tất cả những nội dung kiến thức đã đƣợc cung cấp mà không cần có sự tƣ duy, sáng tạo. Ở một số tiết học, chúng tôi cũng nhận thấy giáo viên đã có ý thức mở rộng kiến thức cho học sinh tuy nhiên nhiều kiến thức mới này chƣa có đƣợc sự hợp lý và cần thiết đối với bài học.

Có thể nhận thấy một thực trạng đáng lƣu ý trong giờ học tác phẩm văn chƣơng là giáo viên chƣa quan tâm đến tâm lý học sinh. Sự mâu thuẫn giữa khối lƣợng kiến thức và thời lƣợng bị giới hạn của tiết học buộc ngƣời giáo viên phải sử dụng hình thức thuyết giảng để truyền đạt kiến thức cho kịp thời gian quy định. Chính điều đó đã khiến một bộ phận giáo viên quên đi vai trò của học sinh trong giờ học. Giáo viên không hề quan tâm đến sự hứng thú của

học sinh mà chỉ chú ý đến việc làm sao cho kịp chƣơng trình. Do vậy, không khí lớp học trở nên tẻ nhạt, trầm lắng. Học sinh chỉ có nhiệm vụ ghi chép mà không có cơ hội đƣợc tham gia vào quá trình tiếp nhận tác phẩm, tự mình khám phá những nét đẹp về nội dung và hình thức của tác phẩm. Chính cách dạy học theo kiểu truyền thống lấy thuyết trình làm hoạt động chủ đạo không chỉ khiến giáo viên phải hoạt động rất vất vả mà còn giết chết tinh thần sáng tạo của học sinh, biến các em thành những ngƣời thụ động chỉ biết sao chép lại những kiến thức thầy cô cung cấp.

Dựa vào bảng thống kê, chúng tôi cũng nhận thấy các hình thức hoạt động khác nhƣ: hoạt động nhóm, đối thoại, tranh luận, sử dụng câu hỏi nêu vấn đề…. không đƣợc áp dụng nhiều trong giờ học tác phẩm văn chƣơng. Những hoạt động này chỉ chiếm 23.3% trong tổng thời gian hoạt động của giáo viên. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy một số giáo viên đã bắt đầu có ý thức sử dụng các hình thức trên nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Tuy nhiên, việc áp dụng của giáo viên mới diễn ra trên phạm vi nhỏ và chƣa thực sự hiệu quả. Một số trƣờng hợp khác lại xảy ra tình trạng: ở giáo án giáo viên có thể hiện các hình thức hoạt động trên nhƣng thực tế dạy học lại không áp dụng những gì mình đã soạn mà quay trở lại với hình thức thuyết trình để tránh tình trạng cháy giáo án. Điều đó đã khiến giờ học tác phẩm văn chƣơng không có đƣợc sự đổi mới theo hƣớng tích cực lấy học sinh làm trung tâm và bản thân ngƣời giáo viên cũng không có đƣợc những sự thay đổi theo kịp nền giáo dục hiện đại.

Bên cạnh đó, nhìn vào bảng thống kê hệ thống câu hỏi đƣợc sử dụng trong giờ học tác phẩm văn chƣơng, có thể thấy số lƣợng câu hỏi đƣợc giáo viên đƣa ra ít, trung bình một tiết 7 – 8 câu hỏi. Hầu hết các câu hỏi giáo viên đƣa ra đều là các câu hỏi tái hiện hoặc nhận xét kiến thức. Do vậy, học sinh không cần phải tƣ duy nhiều mà chỉ cần dựa vào sách giáo khoa hoặc sách tham khao là có thể trả lời đƣợc. Một số câu hỏi rời rạc, không logic nên

không tạo cho học sinh sự liền mạch trong tiếp nhận tác phẩm. Chúng tôi có thể lấy ví dụ từ hệ thống câu hỏi của bài học: Đây thôn Vĩ Dạ. Đây là tác phẩm đƣợc dạy trong hai tiết, giáo viên đƣa ra 13 câu hỏi tuy nhiên phần lớn là những câu hỏi tái hiện, chƣa phát huy đƣợc tinh thần sáng tạo, ý thức tìm tòi khám phá của học sinh.

Câu 1: Những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp Hàn Mặc Tử? Câu 2: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Câu 3: Bài thơ đƣợc chia làm mấy phần?

Câu 4: Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì?

Câu 5: Thiên nhiên thôn Vĩ hiện lên trong khổ 1 bài thơ nhƣ thế nào? Câu 6: Con ngƣời thôn Vĩ hiện lên trong khổ 1 bài thơ nhƣ thế nào? Câu 7: Ở khổ 2, thiên nhiên của thôn Vĩ có còn giống khổ 1 không? Câu 8: Không gian thiên nhiên trong khổ 2 là không gian gì?

Câu 9: Những hình ảnh nào xuất hiện trong khổ 2 bài thơ? Câu 10: Cảnh thôn Vĩ trong hai câu thơ cuối khổ 2 nhƣ thế nào? Câu 11: Hình ảnh nào đƣợc nhắc đến trong khổ 3?

Câu 12: Nghệ thuật sử dụng qua những hình ảnh đó? Câu 13: Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì?

Hầu hết các câu hỏi trên đều mang tính tái hiện kiến thức, chƣa đƣa học sinh vào những tình huống có vấn đề để học sinh phát huy đƣợc tính sáng tạo của mình. Đây cũng là thực trạng chung của cách dạy học tác phẩm văn chƣơng hiện nay.

Nhƣ vậy, thông qua bảng thống kê về hoạt động chính và việc sử dụng câu hỏi của giáo viên trong giờ học tác phẩm văn chƣơng ở THPT, chúng ta có thể khẳng định thuyết trình vẫn là hoạt động chiếm vị trí độc tôn trong giờ học. Ngƣời giáo viên vẫn chiếm vị trí hoạt động chính khi tiếp nhận tác phẩm và chƣa đƣa ra đƣợc một cách dạy hợp lý cùng hệ thống câu hỏi logic, đòi hỏi tƣ duy cao. Điều này đã biến giờ học tác phẩm văn chƣơng trở thành nơi giáo

viên “rót” kiến thức vào học sinh, khiến học sinh trơ lỳ với cảm xúc của chính mình đồng thời trở thành những con ngƣời thụ động trong tiếp nhận kiến thức.

1.2.2.2. Phần lớn học sinh chưa chủ động tiếp nhận kiến thức tác phẩm văn chương do giáo viên truyền đạt

Qua bảng số liệu thống kê về hoạt động chính của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chƣơng, chúng tôi nhận thấy học sinh không phải là chủ thể của hoạt động tiếp nhận văn chƣơng. Hoạt động nghe, ghi chép chiếm tới 81,9% trong thời lƣợng của tiết học và trở thành hoạt động chính của học sinh. Các số liệu trên đã chỉ ra một thực trạng đáng buồn đang diễn ra trong giờ học tác phẩm văn chƣơng. Đó là tình trạng thụ động trong tiếp nhận tác phẩm của học sinh. Công việc của các em trong các giờ học chủ yếu là nghe, ghi chép lại tất cả những kiến thức đƣợc thầy cô thuyết trình. Khi tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá, các em cũng chỉ có nhiệm vụ tái hiện lại nguyên vẹn những kiến thức đã đƣợc ghi chép đó. Giờ học trở thành nơi tƣơng tác một chiều giáo viên -> học sinh. Dù học sinh có hứng thú tiếp nhận hay không thì kiến thức vẫn sẽ đƣợc giáo viên cung cấp. Chính điều này đã biến giờ học tác phẩm văn chƣơng trở thành gánh nặng cho học sinh, không khí trong lớp học cũng trở nên trầm lắng, buồn tẻ, các em thờ ơ, chán nản thậm chí làm việc riêng trong giờ học.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy tình trạng một số học sinh không có sự chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp hay đọc sách, sƣu tầm tài liệu có liên quan đến bài học. Thậm chí, có học sinh không đọc trƣớc tác phẩm mình chuẩn bị học. Tình trạng này vẫn tiếp diễn trong một thời gian dài bởi tâm lý chủ quan, đến lớp chỉ để ghi chép mà không cần phải tìm hiểu tác phẩm của học sinh.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, có khoảng 18.1% thời lƣợng tiết học đƣợc dành cho các hoạt động khác nhƣ: đối thoại, tranh luận, câu hỏi nêu

vấn đề… Điều đó chứng tỏ học sinh vẫn có những hoạt động khác mang tính chủ động diễn ra trong giờ học tác phẩm văn chƣơng. Số liệu này cũng nói lên những thay đổi mang tính tích cực từ cả giáo viên và học sinh, tuy nhiên thời lƣợng này vẫn còn khá khiêm tốn.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định, học sinh chƣa hoàn toàn chủ động trong giờ học tác phẩm văn chƣơng. Các hoạt động khác mang tính chất tích cực hóa hoạt động của học sinh nhƣ: đối thoại, tranh luận, hoạt động nhóm… có đƣợc áp dụng nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ một cách thích đáng và hợp lý nên không mang lại sự chủ động cho các em. Hệ thống câu hỏi cũng không phát triển đƣợc tƣ duy cho học sinh. Chính vì vậy mà nhiều học sinh chƣa thực sự hoạt động, rất ít học sinh tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Các em đã không trở thành chủ thể của hoạt động học, không tham gia vào quá trình tiếp nhận tác phẩm với vai trò là ngƣời hoạt động chính. Những đổi mới mang tính tích cực đã bắt đầu xuất hiện nhƣng mới chỉ ở phạm vi nhỏ, chƣa phát huy hiệu quả triệt để.

Mục đích quan trọng nhất của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học chính là phát huy vai trò của học sinh, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. Bên cạnh đó, bản chất của việc dạy học tác phẩm văn chƣơng cũng đòi hỏi học sinh phải trở thành chủ thể sáng tạo trong tiếp nhận văn học. Ngƣời giáo viên chỉ đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức các hoạt động để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy học tác phẩm văn chƣơng vẫn còn nhiều hạn chế. Học sinh vẫn thụ động trong tiếp nhận, lấy ghi chép làm hoạt động chủ đạo, giáo viên vẫn dùng thuyết trình làm phƣơng pháp chính nhằm truyền đạt kiến thức. Điều này khiến các em không có đƣợc sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm, không cảm nhận đƣợc những giá trị nội dung và nghệ thuật cũng nhƣ đồng cảm cùng tƣ tƣởng của nhà văn.

Dạy học tác phẩm văn chƣơng, bằng cách nào đi nữa cũng phải phát huy đƣợc tính tích cực chủ động của học sinh, biến các em trở thành chủ thể

sáng tạo trong quá trình tiếp nhận văn học. Chỉ khi thực hiện đƣợc điều đó, học sinh mới thực sự có hứng thú tiếp nhận những giá trị cao đẹp, khám phá những thông điệp nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm và từ đó ngƣời giáo viên sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả, chất lƣợng giờ học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng phổ thông.

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 55)