9. Bố cục luận văn
1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng dạy học tác phẩm văn chương ở THPT
hiện nay
Qua số liệu thống kê, chúng ta có thể nhận thấy thực trạng dạy học tác phẩm văn chƣơng hiện nay trong nhà trƣờng phổ thông còn nhiều hạn chế. Giáo viên vẫn là ngƣời nắm vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học và lấy thuyết trình làm hoạt động chính trong khi học sinh hoàn toàn thụ động khi tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng. Thực trạng trên nảy sinh bởi sự tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ cả hai phía giáo viên và học sinh.
Nhìn từ yếu tố chủ quan, thực trạng trên xuất phát từ quan niệm sai lầm của giáo viên về chất lƣợng dạy học. Một bộ phận không nhỏ giáo viên cho rằng chất lƣợng dạy học chỉ đƣợc đảm bảo khi dạy đúng và đủ kiến thức sách giáo khoa cung cấp. Giáo viên càng cung cấp nhiều kiến thức, càng trình bày đƣợc nhiều nội dung cho học sinh thì càng tốt. Học sinh chỉ có nhiệm vụ ghi nhớ tất cả những nội dung kiến thức trên. Đó là một quan niệm sai lầm. Quan niệm này đã buộc ngƣời giáo viên phải sử dụng thuyết trình làm hoạt động chính để có thể truyền đạt hết lƣợng kiến thức trong bài học và vô tình đẩy học sinh vào thế bị động trong tiếp nhận. Học sinh nhƣ một chiếc bình khổng lồ để giáo viên rót tất cả kiến thức vào. Tuy nhiên, bài học có những nội dung kiến thức trọng tâm cần đƣợc nhấn mạnh, xoáy sâu, cũng có những nội dung kiến thức chỉ cần cho học sinh tự tìm hiểu. Điều quan trọng là cách thức tổ chức hoạt động trên lớp nhƣ thế nào để học sinh tự mình khám phá tác phẩm. Bên cạnh đó, không ít giáo viên không quan tâm đến tâm lý của học sinh.
Không khí giờ học ra sao, sự hứng thú của học sinh nhƣ thế nào đều không đƣợc giáo viên chú ý. Giáo viên cũng không có đƣợc những hoạt động nhằm khởi động quá trình tiếp nhận văn học của học sinh nên lớp học sẽ dễ rơi vào tình trạng chán nản, tẻ nhạt. Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh cần giữ trật tự trong lớp mà không hề để ý đến việc học sinh có nhập tâm vào bài học hay không. Việc bỏ qua tâm lý tiếp nhận của học sinh đã khiến giờ học tác phẩm trở nên buồn chán và biến các em hoàn toàn thành ngƣời ngoài cuộc trong quá trình tiếp nhận văn học.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến thực trạng trên là tâm lý thờ ơ không coi trọng môn Văn của một bộ phận học sinh. Ngày nay, khi các môn tự nhiên trở thành sự lựa chọn của hầu hết các em thì các môn xã hội trong đó có môn Văn lại bị coi nhẹ. Học sinh học môn Văn chỉ với tâm lý bắt buộc mà không hề nhận thấy những giá trị cao đẹp môn Văn mang lại cho nhân cách con ngƣời. Chính tâm lý trên đã đƣa đến thực trạng một bộ phận không nhỏ học sinh thƣờng xuyên không chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp, thậm chí nhiều em còn không đọc trƣớc tác phẩm mình chuẩn bị học. Trong giờ học, các em cũng không có ý thức tham gia vào quá trình xây dựng bài học mà bằng lòng với những gì đƣợc giáo viên cung cấp. Do đó, tình trạng học sinh sau giờ học vẫn còn cảm thấy lơ mơ, không hiểu hết những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm là điều khá phổ biến.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, chúng ta cũng không thể không đề cập đến những nguyên nhân khách quan. Đó là sự mâu thuẫn giữa khối lƣợng kiến thức và thời lƣợng chƣơng trình. Khối lƣợng kiến thức nhiều khi trở nên quá tải so với thời lƣợng mà phân phối chƣơng trình cho phép. Chính điều này đã tạo nên tâm lý sợ cháy giáo án của giáo viên. Vì lo lắng thiếu thời gian nên giáo viên phải chọn phƣơng pháp thuyết trình làm phƣơng pháp chính trong giảng dạy. Bên cạnh đó, việc dạy học tác phẩm văn chƣơng lại mang những đặc trƣng riêng, đòi hỏi học sinh không những phải có khả
năng tƣ duy cao mà còn phải có đƣợc những năng lực thẩm mỹ nhất định. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.
Trên đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dạy học tác phẩm văn chƣơng nhƣ hiện nay trong nhà trƣờng phổ thông. Đây chỉ là những nguyên nhân đƣợc đƣa ra từ nhận định chủ quan của chúng tôi nhƣng cũng đã mang những nét khái quát nhất. Chỉ khi có đƣợc những nhìn nhận đúng đắn về nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì chúng ta mới xây dựng đƣợc những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng đó.