9. Bố cục luận văn
3.3. Thuyết minh giáo án thực nghiệm
Chúng tôi đã thiết kế hai giáo án tác phẩm văn chƣơng thực nghiệm: Độc Tiểu Thanh ký (Tiết 42, SGK Ngữ văn 10 tập I) và Tôi yêu em (Tiết 91 SGK Ngữ văn 11 tập II).
Khi tiến hành thiết kế giáo án thử nghiệm, chúng tôi lấy việc tổ chức hoạt động cho học sinh làm nhiệm vụ trung tâm. Do đó, hầu hết các hình thức tổ chức dạy học đƣợc đề xuất trong chƣơng II đã đƣợc vận dụng trong hai giáo án trên. Chúng tôi đã chỉ rõ từng hoạt động cụ thể trong bài học đi kèm với hình thức tổ chức dạy học tƣơng ứng.
- Trong thiết kế thử nghiệm, chúng tôi chú trọng các hình thức tổ chức dạy học: đọc diễn cảm, đàm thoại tranh luận, dạy học nêu vấn đề…
Đọc diễn cảm là hình thức tổ chức dạy học đặc trƣng của giờ học tác phẩm văn chƣơng. Thông qua hình thức đọc diễn cảm, học sinh sẽ bƣớc đầu thâm nhập đƣợc vào thế giới của tác phẩm văn chƣơng, giáo viên nhờ hình thức này cũng sẽ tạo ra đƣợc một bầu không khí văn chƣơng cho lớp học, giúp học sinh có đƣợc tâm thế tiếp nhận tác phẩm. Chúng tôi áp dụng hình thức này vào ngay phần mở đầu của bài học. Với bài Độc Tiểu Thanh ký, yêu cầu của hoạt động này là đọc phần phiên âm, dịch thơ và dịch nghĩa của bài thơ, trong khi đọc chú ý tâm trạng của nhân vật trữ tình. Với bài Tôi yêu em, chúng tôi yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài thơ, khi đọc giọng điệu phải tha thiết, lƣu luyến, ngắt hơi theo dấu phẩy, dấu chấm rõ ràng, 4 dòng thơ là một mạch, đƣợc ngắt hơi ở 3 dấu phẩy và một dấu chấm.
Hình thức đàm thoại tranh luận cũng đƣợc sử dụng phổ biến trong thiết kế giáo án thử nghiệm. Ví dụ: Ở bài Độc Tiểu Thanh ký, chúng tôi đã tổ chức hoạt động đàm thoại khi phân tích cảm nghĩ của Nguyễn Du về cuộc đời chính mình. Qua hai câu thơ cuối chúng tôi đã đƣa ra câu hỏi để học sinh thảo luận:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Con số ba trăm năm nói lên điều gì? Tâm sự Nguyễn Du qua hai câu thơ trên?
Học sinh: Có thể đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau. Sau đó, giáo viên sẽ nhận xét và tổng kết: Ba trăm năm tính từ khi Tiểu Thanh chết đến lúc Nguyễn Du biết và khóc cho Tiểu Thanh. Nguyễn Du cũng muốn ba trăm năm sau có đƣợc một ngƣời đồng cảm, biết đến Nguyễn Du và khóc thƣơng cho ông.
Hay ở bài Tôi yêu em, trong hoạt động 4, khi phân tích 4 câu thơ cuối, chúng tôi đặt câu hỏi để học sinh đàm thoại, tranh luận: Tại sao ở dòng cuối, nhân vật trữ tình lại nói: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em?
Câu này có ý giãn ra hay vun vào bởi đã xuất hiện nhân vật thứ ba?
Giáo viên để học sinh thảo luận. Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý từng loại ý kiến
Hỏi: Nếu là giãn ra thì điều ấy có dễ dàng với người có tình cảm sâu sắc, mãnh liệt, chân thành, đằm thắm như những gì chúng ta đã cùng nhau phân tích?
Nếu là vun vào thì tại sao nhân vật trữ tình lại cầu mong người con gái có người yêu khác?
Học sinh có thể trả lời theo hai luồng ý kiến khác nhau, cuối cùng giáo viên nhận xét và tổng kết vấn đề.
Với hoạt động dạy học nêu vấn đề, chúng tôi cũng đƣa ra những câu hỏi nêu vấn đề để học sịnh tìm hiểu, phát hiện và có hƣớng giải quyết vấn đề:
Vì sao trong bài thơ, Nguyễn Du luôn luôn có ý nghĩ nhà thơ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, cũng se bất hạnh như Tiểu Thanh và khóc cho Tiểu
Thanh cũng chính là khóc cho mình? (Bài Độc Tiểu Thanh ký).
Hình thức tập thuyết trình cũng đƣợc chúng tôi áp dụng trong bài Tôi yêu em ở ngay phần tìm hiểu tác giả Puskin và giới thiệu bài thơ Tôi yêu em. Chúng tôi sẽ cho các em chuẩn bị nội dung này ở nhà và dành khoảng 10 phút để tổ chức hoạt động này.
- Việc sử dụng các hình thức này cần có sự linh hoạt, mềm dẻo. Chúng tôi có thể kết hợp các hình thức trong một hoạt động để phát huy năng lực tổng hợp của học sinh. Ví dụ: trong bài Tôi yêu em, khi tìm hiểu 4 câu thơ cuối, ngƣời giáo viên sẽ thực hiện hình thức đọc diễn cảm lại 4 câu thơ cuối, sau đó sử dụng hình thức vấn đáp và cuối cùng là hoạt động đàm thoại tranh luận. Cũng có những trƣờng hợp chúng tôi sử dụng riêng lẻ từng hình thức. Việc sử dụng riêng lẻ hay kết hợp các hình thức tùy thuộc vào nội dung bài dạy và cách thiết kế giáo án của giáo viên.
- Việc tổ chức các hình thức dạy học trên diễn ra trong suốt quá trình dạy học từ hoạt động tìm hiểu tác giả đến hoạt động tổng kết. Điều này sẽ thúc đẩy hoạt động tƣ duy của học sinh diễn ra thƣờng xuyên, liên tục và biến học sinh trở thành chủ thể của quá trình tiếp nhận văn chƣơng.
Tóm lại, dù sử dụng hình thức dạy học nào thì ngƣời giáo viên cần có sự am hiểu về hình thức đó. Giáo viên cũng cần sử dụng các hình thức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với từng đối tƣợng học sinh và nội dung bài học. Mục tiêu cuối cùng của giờ học tác phẩm văn chƣơng là tích cực hóa đƣợc hoạt động của ngƣời học, biến học sinh trở thành chủ thể thực sự của quá trình tiếp nhận văn chƣơng. Để đạt đƣợc mục tiêu ấy, ngƣời giáo viên cần biết kết hợp nhiều hình thức dạy học từ truyền thống đến hiện đại, sử dụng linh
hoạt, sáng tạo các hình thức ấy. Có nhƣ vậy đổi mới phƣơng pháp dạy học mới thực sự mang lại hiệu quả cao về chất lƣợng cho giờ học tác phẩm văn chƣơng.