Bài học: Tôi yêu em (Puskin)

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 104)

9. Bố cục luận văn

3.2.2.Bài học: Tôi yêu em (Puskin)

(Tiết 91, SGK Ngữ văn 11 tập II) A. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh nắm đƣợc: 1. Về kiến thức:

Tình cảm chân thành, tha thiết, trong sáng và cao thƣợng của nhân vật trữ tình đối với ngƣời yêu.

2. Về kỹ năng:

- Kỹ năng thuyết trình - Kỹ năng giải quyết vấn đề 3. Về thái độ:

Qua bài học, học sinh hình thành đƣợc thái độ xúc động, trân trọng tình cảm trong sáng, cao thƣợng của nhân vật trữ tình.

B. Chuẩn bị - Giáo viên:

+ SGK, sách giáo viên, sách thiết kế.

+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài thuyết trình về tác giả Puskin + giới thiệu bài thơ Tôi yêu em (thời gian thuyết trình10 phút)

- Học sinh:

+ Soạn bài Tôi yêu em

+ Chuẩn bị bài thuyết trình về tác giả Puskin + giới thiệu bài thơ Tôi yêu em. (có thể kèm tranh ảnh, tƣ liệu minh họa)

C. Tiến trình giờ học 1. Ổn định lớp

2. Bài mới

Lời vài bài (tạo tâm thế tiếp nhận văn chƣơng cho học sinh)

Tình yêu vốn là đề tài muôn thủa của thi ca nhạc họa. Mỗi ngƣời nghệ sĩ khi tìm đến với tình yêu đều muốn đƣợc sống hết mình, cháy hết mình

trong ngọn lửa đam mê ấy. Đó có thể là tình yêu trong những buổi đầu e ấp, là sự giận hờn nhớ nhung mãnh liệt, là nỗi đau đớn khôn nguôi, là hạnh phúc ngập tràn. Dƣờng nhƣ mọi cung bậc của tình yêu đều có thể trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn chƣơng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tình yêu trong thơ Puskin nhƣ thế nào qua bài thơ Tôi yêu em của ông.

I. Tìm hiểu chung

Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động tập thuyết trình cho học sinh để tìm hiểu những nét chính về cuộc đời Puskin và bài thơ Tôi yêu em.

Giáo viên: Yêu cầu học sinh lên bảng thuyết trình về cuộc đời Puskin và giới thiệu khái quát bài thơ Tôi yêu em. Sau đó đề nghị các học sinh khác góp ý

Học sinh: Thuyết trình + đóng góp ý kiến Giáo viên: Tổng kết

- Tác giả:

+ Là nhà thơ vĩ đại trong lịch sử văn học Nga

+ Sáng tác đa dạng về thể loại: thơ, tiểu thuyết thơ, truyện ngắn, ngụ ngôn…

+ Nội dung sáng tác của ông: thể hiện tâm hồn Nga luôn khát khao tự do và tình yêu, nói lên tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết về cuộc đời giản dị, chân thực

- Tác phẩm:

+ Là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin

+ Bắt nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A.Ô – lê – nhi – na, ngƣời Puskin từng cầu hôn năm 1829 nhƣng không đƣợc chấp nhận.

+ Bài thơ vốn không tên, nhan đề Tôi yêu em là do ngƣời dịch đặt.

Hoạt động 2: Tổ chức hình thức đọc diễn cảm cho học sinh

Yêu cầu: giọng điệu tha thiết, lƣu luyến, ngắt hơi theo dấu phẩy, dấu chấm rõ ràng, 4 dòng thơ là một mạch, đƣợc ngắt hơi ở 3 dấu phẩy và một dấu chấm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm điểm khác biệt giữa nguyên bản và bản dịch thơ

Học sinh: Các điểm khác biệt:

Trong nguyên bản hai câu thơ đầu chỉ là:

Tôi đã yêu em, tình yêu vẫn, có lẽ Chưa tắt hẳn trong lòng tôi

Hình ảnh ngọn lửa tình trong bản dịch thơ do ngƣời dịch thêm vào Ở câu 3, cách diễn đạt bản dịch thơ bóng bẩy hơn so với nguyên bản:

Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì

Hai câu cuối trong nguyên bản có cấu trúc so sánh:

Tôi đã yêu em chân thành như thế, dịu dàng như thế

Cầu Trời cho em được người khác (cũng) yêu (chân thành, dịu dàng) như thế

Hoạt động 3: Tổ chức hoạt động phân tích 4 câu thơ đầu

Giáo viên: Gọi học sinh đọc lại 4 câu thơ đầu, chú ý nhấn mạnh vào các từ: có thể, chƣa hẳn đã tàn phai, không để bận lòng…

Giáo viên đặt câu hỏi: Có một điều thầm kín đã được nhân vật trữ tình thổ lộ khi mở đầu tâm sự của mình. Đó là điều thầm kín gì?

Học sinh: Điều thầm kín đƣợc thể hiện trong hai câu thơ đầu: đó là tôi yêu em và đến nay vẫn tiếp tục tình yêu đó. Lời lẽ nửa nhƣ muốn nói thẳng, nửa nhƣ dò hỏi thái độ của ngƣời yêu. Nhƣng nhân vật trữ tình vẫn không chịu lùi bƣớc. Điều này thể hiện rõ qua hình ảnh ngọn lửa tình – hình ảnh thể hiện tình yêu đôi lứa cháy bỏng.

Giáo viên khẳng định: Đúng là một tình yêu kiên trì, tha thiết nồng nàn, ngọn lửa tình yêu trong tâm hồn nhân vật trữ tình không hề lụi tắt mà vẫn âm ỷ cháy để rồi lại rực sáng lên khi đƣợc ngọn gió từ nơi em thổi qua.

Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy qua bức màn ngôn ngữ chúng ta vừa tìm hiểu, em hiểu nhân vật trữ tình đang ở trạng thái tình cảm như thế nào?

Học sinh: Đó là một tâm hồn đang dậy sóng, không có sự yên tĩnh (nguyên bản: trong tâm hồn tôi ngọn lửa tình chƣa hoàn toàn tắt)

Giáo viên dẫn dắt: Với tâm trạng nhƣ thế, nhân vật trữ tình đã cƣ xử với ngƣời yêu bằng một thái độ thận trọng.

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Dù chỉ là một chút bận lòng thêm nữa hay để tâm hồn em chỉ một chút gợn bóng u hoài thôi cũng là những điều nhân vật trữ tình không hề mong muốn.

Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy phải chăng nhân vật trữ tình đã có ý định dừng bước trong quan hệ với em?

Học sinh: Nếu xét về logic của đoạn thơ thì vì không muốn làm phiền ngƣời yêu, không muốn ngƣời yêu phải buồn phiền mà nhân vật trữ tình đã thấy nên dừng bƣớc trong mối quan hệ này.

Giáo viên khẳng định: Nhƣ vậy ở đây đã xảy ra mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm trong tâm hồn ngƣời con trai: lý trí mách bảo nên dừng bƣớc nhƣng tình cảm lại vẫn khát khao đƣợc ở bên em. Vậy cuộc giẳng co giữa lý trí và tình cảm sẽ có kết cục nhƣ thế nào, chúng ta hãy cũng tìm hiểu trong phần 2 của bài thơ.

Hoạt động 4: Phân tích 4 câu thơ cuối qua tổ chức hình thức đàm thoại, tranh luận

Giáo viên gợi vấn đề: Ở cuối khổ 1, tƣởng chừng nhƣ nhân vật trữ tình đã dừng bƣớc trong quan hệ với em vì sợ làm em buồn phiền, Thế nhƣng sang khổ 2, hình nhƣ không phải nhƣ thế:

Tôi yêu em âm thầm không hi vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy tìm những dấu hiệu biểu hiện tình yêu ngày càng mãnh liệt ở nhân vật trữ tình?

Học sinh: Điệp ngữ tôi yêu em đƣợc lặp lại lần thứ 2 và lần thứ 3 đã nhấn mạnh tình yêu nhân vật trữ tình dành cho em đang ngày càng tăng lên gấp bội mặc dù có khác một chút về trạng thái, bây giờ đó là tình yêu âm thầm, không hi vọng, khi rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.

(Chú ý: ghen là một trong những biểu hiện của tình yêu ở mức cao nhất, nhƣng nhân vật trữ tình vẫn cố nén lòng mình chỉ hậm hực lòng ghen để không có những cử chỉ mù quáng, không đẹp. Đó là tình yêu của một ngƣời có văn hóa)

Tình yêu của nhân vật trữ tình còn mang những phẩm chất tốt đẹp: yêu chân thành, đằm thắm -> mang lại niềm tin cho ngƣời con gái.

Giáo viên: Đến đây, sự giằng co giữa tình cảm và lý trí đã kết thúc chưa? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học sinh: Tình cảm và lý trí vẫn có sự giằng co, đan xen. Tình cảm chiếm ƣu thế hơn nhƣng lý trí giúp nhân vật trữ tình tỉnh táo để có đƣợc cách cƣ xử đúng đắn với ngƣời mình yêu.

Giáo viên khẳng định: Sự tồn tại song song của hai trạng thái tình cảm và lý trí trong tình yêu của nhân vật trữ tình cũng chính là nét độc đáo, sự sáng tạo Puskin đã tạo dựng đƣợc trong bài thơ của mình.

Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh đàm thoại, tranh luận: Tại sao ở dòng cuối, nhân vật trữ tình lại nói: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em?

Câu này có ý giãn ra hay vun vào bởi đã xuất hiện nhân vật thứ ba?

Giáo viên để học sinh thảo luận. Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý từng loại ý kiến

Hỏi: Nếu là giãn ra thì điều ấy có dễ dàng với người có tình cảm sâu sắc, mãnh liệt, chân thành, đằm thắm như những gì chúng ta đã cùng nhau phân tích?

Nếu là vun vào thì tại sao nhân vật trữ tình lại cầu mong người con gái có người yêu khác?

Học sinh có thể trả lời theo hai luồng ý kiến khác nhau Giáo viên tổng kết:

Theo sự phát triển của mạch tâm trạng nhân vật trữ tình, chúng ta thấy ngọn lửa tình yêu trong tâm hồn nhân vật trữ tình, tuy có lúc rực cháy, có lúc âm ỉ nhƣng vẫn luôn luôn tồn tại, do đó không bao giờ có chuyện giãn ra đƣợc.

Sự xuất hiện của nhân vật thứ ba xuất phát từ ẩn ý sâu xa: đặt ngƣời yêu trƣớc sự lựa chọn anh và ngƣời khác. Nhƣng em sẽ tìm đâu đƣợc một ngƣời con trai khác mang tình yêu lớn với em nhƣ anh? Đây giống nhƣ cách nói vun vào, một cách đặt vấn đề khôn khéo, một phép thử vào tình yêu của ngƣời con gái -> phẩm chất cao thƣợng của nhân vật trữ tình trong tình yêu. Câu thơ cũng có thể hiểu là sự chấp nhận, rút lui của nhân vật trữ tình để ngƣời mình yêu có đƣợc hạnh phúc bên ngƣời con trai khác -> càng thể hiện rõ hơn sự cao thƣợng trong tình yêu của nhân vật trữ tình.

Hoạt động 5: Tổng kết

Giáo viên: Yêu cầu học sinh tự rút ra những kết luận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Định hƣớng:

- Cách diễn đạt mộc mạc, tinh tế -> tình cảm giản dị, mộc mạc, tinh tế, cao thƣợng của nhân vật trữ tình.

- Nghệ thuật diễn đạt lý trí – tình cảm song song tồn tại, phát triển để cuối cùng khẳng định: tình cảm là yếu tố có sức mạnh lấn át lý trí trong tình yêu -> quy luật của tình yêu.

- Đề cao phẩm chất trong tình yêu: chân thành, đằm thắm nhƣng không mù quáng, tha thiết, say mê nhƣng vẫn tỉnh táo, cao thƣợng.

Một phần của tài liệu Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 104)