Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

:

3.1.2.2Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế công nghiệp.

Trong những năm qua khu vực kinh tế công nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực.

Đảng và chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, coi đây là lĩnh vực đột phá của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do áp dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của tỉnh và cải cách từng bước thủ tục hành chính, đồng thời tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, nên mức thu hút đầu tư vào địa bàn tăng đáng kể.

Huyện đã tiến hành xây dựng mới được nhiều công trình như các trụ sở UBND các xã thị trấn, trường học các cấp, trạm y tế, công trình thuỷ lợi,…

Cũng trong giai đoạn vừa qua đã tận dụng mọi nguồn vốn và huy động nội lực để phát triển mạng lưới giao thông.

Nhìn lại những năm qua các chương trình đầu tư phát triển đã tạo ra nhiều cơ sở vật chất, cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ trực tiếp đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp Lập Thạch có những bước chuyển biến tích cực, nhất là trong sản xuất và chăn nuôi. Cụ thể:

- Sản xuất nông nghiệp: Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định là một trong nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao được các xã và người dân tích cực hưởng ứng. Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các loại cây con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, xây dựng nhiều mô hình, có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện nông dân phát triển sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng lao động, đất đai được khai thác có hiệu quả, năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm đều tăng.

- Ngành chăn nuôi: chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhằm từng bước trở thành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, đã có nhiều mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả cao; chương trình Sind hoá đàn bò, nuôi bò sữa, nạc hoá đàn lợn được nhân rộng, đưa nhiều giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Công tác phong trừ dịch bệnh luôn được chú trọng góp phần giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất. Mặc dù khó khăn về nguồn thức ăn và bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Lập Thạch vẫn được giữ vững và phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp.

- Lâm nghiệp: Là huyện miền núi, do đó rừng đóng vai trò quan trọng trong khu vực phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng những năm qua đã được thực hiện tốt. Diện tích đất trống có thể phát triển lâm nghiệp gần như không còn, rừng phục hồi nhanh. Do làm tốt công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về công tác trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng, cháy rừng đã hạn chế đến mức thấp nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thủy sản: Nhìn chung, sản xuất thuỷ sản ở Lập Thạch phát triển khá. Trong những năm gần đây, đã tập trung khai thác diện tích ao hồ sẵn có; đẩy mạnh thâm canh, đưa giống tốt có năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng. Đối với diện tích nuôi cá kết hợp, địa phương có chính sách hỗ trợ thực hiện việc chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa sang nuôi thuỷ sản hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy sản theo mô hình 1 lúa - 1 cá.

* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ.

Hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ trong những năm qua đã có bước phát triển khá, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế.

- Về thương mại: Thị trường hàng hoá sôi động, phong phú, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm.

- Hoạt động dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải có bước phát triển, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng. Có 2 tuyến xe buýt Vĩnh Phúc - Lập Thạch với 30 lượt xe mỗi tuyến đi đến mỗi ngày và hàng trăm xe tải lớn nhỏ, đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông có tốc độ phát triển nhanh và theo hướng hiện đại [35].

3.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai

3.2.1 Triển khai thi hành Luật Đất đai

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. UBND huyện Lập Thạch đã tiến hành triển khai tới toàn bộ các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã và tới toàn nhân dân, Cụ thể:

- Tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật đất đai đối với Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành đóng trên địa bàn huyện. Chủ tịch UBND, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp, Trưởng công an, trưởng các thôn dân cư của các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phòng Tài nguyên & Môi trường tổ chức tập huấn Luật đất đai đối với các cán bộ địa chính xã và các cơ quan có liên quan ( thời gian 02 ngày).

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên hệ thống đài truyền thanh của huyện và toàn bộ hệ thống đài truyền thanh của các xã, thị trấn với chuyên mục: " Toàn dân với Luật Đất Đai " phát liên tục với thời lượng mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 60 phút.

Trên địa bàn huyện hiện nay đã triển khai tốt các quy định của tỉnh về chính sách pháp luật đất đai nói chung và chính sách về bồi thường, hỗ trợ, TĐC nói riêng.

3.2.2 Tình hình quản lý đất đai

Trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND huyện, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong huyện triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước, nên công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện được quản lý chặt chẽ, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thu hút nhiều dự án của các tổ chức trong và ngoài tỉnh, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng [31].

3.2.2.1 Địa giới hành chính

Thực hiện chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Toàn bộ ranh giới hành chính của huyện đã được rà soát cụ thể theo từng tuyến. Các tuyến địa giới đã được xác nhận trên thực địa các mốc ranh giới và các điểm đặc trưng được đo đạc định vị bằng máy GPS theo toạ độ nhà nước và có thống kê toạ độ chi tiết.

Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính trên địa bàn huyện, xây dựng bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/50.000. Đường địa giới hành chính trên thực địa chủ yếu chạy theo sống núi, sông suối, mương, đường bờ ruộng, trên đó cắm các mốc địa giới cấp tỉnh 01 mốc, 04 mốc địa giới hành chính cấp huyện và 30 mốc địa giới hành chính cấp xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 18 xã và 02 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 17310,22 ha [31].

3.2.2.2 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được UBND các xã, thị trấn quan tâm. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 391/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quản lý chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp, hạn chế tối đa việc việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát và điều chỉnh, bổ sung phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của huyện và các xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. UBND các xã Xuân Hoà, Liễn Sơn,… đã thực hiện công khai việc giới thiệu địa điểm đầu tư, các quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hướng xây dựng môi trường minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận quỹ đất cho đầu tư.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng đất của các tổ chức, đơn vị, các dự án sử dụng đất trên địa bàn, phát hiện và xử lý dứt điểm tình trạng “Dự án treo” đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất hiện có. Xét duyệt điều chỉnh quy hoạch đất ở nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế nhu cầu đất ở các xã, thị trấn, thường xuyên kiểm tra, rà soát, bảo đảm các quyết định giao đất, cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt [38].

3.2.2.3 Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đích sử dụng đất

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xét duyệt đối với các hộ gia đình, cá nhân ở có nhu cầu giao đất ở và đủ đủ điều kiện trình UBND huyện phê duyệt. Trong giai đoạn 2001-2010 đã thực hiện giao đất ở giãn dân theo quy hoạch cho 5.246 hộ gia đình, cá nhân, với tổng diện tích 95,71 ha. Giao đất để xây dựng các công trình, dự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

án với tổng số 215 công trình, diện tích 225,12 ha, trong đó chủ yếu là các công trình hạ tầng như giao thông thủy lợi, văn hóa, giáo dục. Giai đoạn 2001 -2012 thực hiện cho thuê đất 17 hộ gia đình, cá nhân để sản xuất kinh doanh, diện tích 2,5 ha. Cho thuê đất sản xuất nông nghiệp 7 hộ, diện tích 1,2ha. Thực hiện Chỉ thị 31/CT của Chính phủ, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, dự án đầu tư trên địa bàn huyện, phát hiện những trường hợp sai phạm đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi đối với diện tích đất giao hoặc cho thuê nhưng không đúng đối tượng; đất đã được Nhà nước giao, cho thuê nhưng không sử dụng. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng đất trên địa bàn tự rà soát diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất chủ động chuyển giao cho địa phương những diện tích đất không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả.

Việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng có điều kiện tương tự được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

3.2.2.4 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất cấp GCNQSD đất

Tính đến hết năm 2012, toàn huyện cấp được 63.123 giấy với tổng diện tích 10.031,93ha, trong đó: Đất nông nghiệp đã cấp được 26.293 giấy, với diện tích 6.978,57 ha, đạt 100% kế hoạch; đất lâm nghiệp đã cấp được 1.092 giấy, với diện tích 1.548,36 ha đạt 34,70% diện tích cần cấp; đất ở đã cấp được 35.738 giấy, với diện tích 1.505 ha, đạt 98,10% so với diện tích cần cấp. Toàn bộ diện tích trên được cấp trên cơ sở bản đồ giải thửa 299 và trích đo địa chính thửa đất.

Riêng đối với đất lâm nghiệp: Đã hoàn thành việc đo vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp, với tổng diện tích 3.284,43 ha, thuộc quyền sử dụng đất của 5.309 hộ tại 17/20 xã, thị trấn có đất lâm nghiệp. Hiện tại đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ 183 hộ với 203 giấy chứng nhận tại thị trấn Hoa Sơn. Theo kế hoạch, toàn huyện cơ bản hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp vào năm 2013 theo tinh thần Nghị quyết số 30/2012 của Quốc hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với đất của các tổ chức: Đã triển khai lập hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ cho các tổ chức trên địa bàn (thuộc thẩm quyền cấp tỉnh). Đến nay đã cấp được 171 giấy CNQSDĐ, đang lập hồ sơ cho 323 đơn vị còn lại trên địa bàn.

Việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, UBND các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, rà soát và thực hiện cấp đổi GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển sang mẫu giấy CNQSDĐ mới, chỉnh lý biến động đất đai theo đúng quy định của pháp luật.

3.2.2.5 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Việc kiểm kê đất đai năm 2010 được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở cập nhật các biến động đất đai UBND các xã, thị trấn trong huyện tiến hành tổng hợp các biến động, chỉnh lý số liệu thống kê hàng năm để phù hợp với hiện trạng sử dụng đất đai. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức kiểm tra, nghiệm thu số liệu kiểm kê, thống kê của các xã, thị trấn tổng hợp, chỉnh lý số liệu đất đai của toàn huyện báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, trình UBND tỉnh phê duyệt theo đúng thời gian quy định.

3.2.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Phối hợp với Thanh tra Nhà nước huyện xây dựng kế hoạch định kỳ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đất đai tại UBND các xã, thị trấn, các dự án đầu tư trên địa bàn.

UBND các xã, thị trấn đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng do vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật về đất đai đối với việc sử dụng đất của các dự án đầu tư; việc sử dụng đất của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước được giao đất để đảm bở việc sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2.7 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Đẩy mạnh việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. Giải quyết

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)