Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

:

2.3Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Lập Thạch.

- Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư tại hai dự án trên địa bàn huyện Lập Thạch.

- Đánh giá tác động của việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi trên địa bàn huyện Lập Thạch. - Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện về chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.

2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp.

Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các sở ngành thuộc UBND tỉnh: Sở Tài nguyên & Môi trường, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương; các phòng, ban trực thuộc UBND huyện: Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Thống kê, phòng NN&PTNT; UBND các xã có dự án đi qua...

- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp.

+ Điều tra về các thông tin liên quan đến việc bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất, các thông tin về giá đất, về giá bồi thường, các thông tin liên quan tới tình hình đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân bị thu hồi đất bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân trong diện được bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất bằng các câu hỏi để thu thập. Để đảm bảo thời gian, tiến độ chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 250 hộ trong tổng số 2.254 hộ bị thu hồi đất tại 2 dự án nghiên cứu, trong đó:

Dự án: Đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa bàn huyện Lập Thạch: 175 hộ (55 hộ đất ở, 120 hộ đất nông nghiệp).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thạch: 75hộ (10 hộ đất ở, 65 hộ đất nông nghiệp).

Số lượng mẫu như trên là đủ để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu, quá trình điều tra phỏng vấn được diễn ra một cách ngẫu nhiên tại các nông hộ. + Điều tra về kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án trên bằng cách phỏng vấn trực tiếp cán bộ Ban quản lý dự án công trình giao thông II- Sở Giao thông, Hội đồng bồi thường - giải phóng mặt bằng huyện Lập Thạch, Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam; Công ty truyền tải điện Miền Bắc;

- Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu.

Sử dụng để thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho mục đích nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL.

- Phương pháp chuyên gia.

Tham khảo ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực: quản lý đất đai, nông nghiệp, chính sách xã hội, các cán bộ lãnh đạo lâu năm tại cấp huyện, cấp xã, tham khảo ý kiến của nhũng người am hiểu về đất đai tại địa phương theo chủ đề nghiên cứu, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20 km. Với tọa độ địa lý: 21010’ - 21030’ vĩ độ Bắc. 105030’ - 105045’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo. Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương

Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2012 là 123.110 người, mật độ dân số 711 người/km2

. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã [31].

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2

có tuổi đại nguyên sinh. Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm. Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:

a. Tiểu vùng miền núi

Gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn) với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2

, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng này thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 - 300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b. Tiểu vùng trũng ven sông

Gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng Ích) với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.

c. Tiểu vùng giữa

Gồm 8 xã, thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bản Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán) với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phương lân cận.

Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruối đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 - 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam[31].

3.1.1.3 Đặc điểm địa chất khoáng sản

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã được thăm dò, đánh giá chất lượng, có thể khai thác làm phân bón và chất đốt.

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện trên địa bàn. - Nhóm vật liệu xây dựng gồm:

+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính liên kết tốt.

+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác.

+ Đá xây dựng ở Quang Sơn, Ngọc Mỹ đã và đang được khai thác.

3.1.1.4 Đặc điểm khí hậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500- 1.800mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84% . Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa hè gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn như Tam Đảo, sông Phó Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả các tuyến đường liên huyện, liên xã gây cô lập một số cụm dân cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.

3.1.1.5 Tài nguyên đất

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa ven Lập Thạch, Sông Phó Đáy, chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện.

- Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Bắc và giữa huyện[31].

* Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng huyện Lập Thạch năm 2012 [30]. - Đất nông nghiệp: 12484.02 ha.

- Đất phi nông nghiệp: 4134.06 ha. - Đất chưa sử dụng: 692.14 ha.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 huyện Lập Thạch

72% 24%

4%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Cơ cấu các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất năm 2012

ĐVT: ha Thứ tự Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành chính Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên 17310,22 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 12484,02 72,12

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8009,68 46,27

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5547,36 32,05 1.1.1 .1 Đất trồng lúa LUA 4372,16 25,26 1.1.1 .2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 11,88 0,07

1.1.1 .3

Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1163,32 6,72

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2462,32 14,22

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4259,26 24,61 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3451,62 19,94 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 807,64 4,67 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 200,62 1,16 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 14,46 0,08

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4134,06 23,88

2.1 Đất ở OTC 606,37 3,50

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 539,53 3,12

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 66,84 0,39

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2265,44 13,09

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp CTS 20,24 0,12

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 12,15 0,07

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,64

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK 184,30 1,06

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2048,11 11,83

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 13,76 0,08

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 147,38 0,85

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

SMN 1101,11 6,36

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chƣa sử dụng CSD 692,14 4,00

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 250,89 1,45

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 383,84 2,22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Dân số và nguồn lực lao động

Dân số trung bình năm 2012 là 123.110 người, trong đó: Đô thị 12.629 người (chiếm 10,26% dân số toàn huyện), nông thôn 110.481 người chiếm 89,74%.

Mật độ dân số trung bình 711 người/km2

. Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Lập Thạch (1681 người/km2), tiếp đến là Triệu Đề (1241 người/km2), thấp nhất là xã Vân Trục (339 người/km2

).

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2012 là 67.764 người chiếm 55,04% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 51.560 người chiếm 75,65%, lao động công nghiệp - xây dựng 7.751 người chiếm 11,37% còn lại là lao động thương mại - dịch vụ chiếm 12,98% với 8.453 người [32].

3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế công nghiệp.

Trong những năm qua khu vực kinh tế công nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực.

Đảng và chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, coi đây là lĩnh vực đột phá của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do áp dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của tỉnh và cải cách từng bước thủ tục hành chính, đồng thời tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, nên mức thu hút đầu tư vào địa bàn tăng đáng kể.

Huyện đã tiến hành xây dựng mới được nhiều công trình như các trụ sở UBND các xã thị trấn, trường học các cấp, trạm y tế, công trình thuỷ lợi,…

Cũng trong giai đoạn vừa qua đã tận dụng mọi nguồn vốn và huy động nội lực để phát triển mạng lưới giao thông.

Nhìn lại những năm qua các chương trình đầu tư phát triển đã tạo ra nhiều cơ sở vật chất, cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ trực tiếp đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp Lập Thạch có những bước chuyển biến tích cực, nhất là trong sản xuất và chăn nuôi. Cụ thể:

- Sản xuất nông nghiệp: Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định là một trong nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao được các xã và người dân tích cực hưởng ứng. Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các loại cây con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, xây dựng nhiều mô hình, có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện nông dân phát triển sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng lao động, đất đai được khai thác có hiệu quả, năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm đều tăng.

- Ngành chăn nuôi: chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhằm từng bước trở thành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, đã có nhiều mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả cao; chương trình Sind hoá đàn bò, nuôi bò sữa, nạc hoá đàn lợn được nhân rộng, đưa nhiều giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Công tác phong trừ dịch bệnh luôn được chú trọng góp phần giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất. Mặc dù khó khăn về nguồn thức ăn và bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Lập Thạch vẫn được giữ vững và phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp.

- Lâm nghiệp: Là huyện miền núi, do đó rừng đóng vai trò quan trọng trong khu vực phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng những năm qua đã được thực hiện tốt. Diện tích đất trống có thể phát triển lâm nghiệp gần như không còn, rừng phục hồi nhanh. Do làm tốt công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về công tác trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng, cháy rừng đã hạn chế đến mức thấp nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thủy sản: Nhìn chung, sản xuất thuỷ sản ở Lập Thạch phát triển khá. Trong những năm gần đây, đã tập trung khai thác diện tích ao hồ sẵn có; đẩy mạnh thâm canh, đưa giống tốt có năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng. Đối với diện tích nuôi cá kết hợp, địa phương có chính sách hỗ trợ thực hiện việc chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa sang nuôi thuỷ sản hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)