Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1946 nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ban hành Hiến pháp đầu tiên, trong đó chỉ rõ:” Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là phải bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ” [19].
Ngày 14/12/1953, Luật Cải cách ruộng đất [23] ra đời nhằm mục đích thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và tay sai bán nước ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Các điều khoản về tịch thu ruộng đất, trưng thu, trưng mua ruộng đất được quy định trong Luật này. Trên thực tế thì việc trưng thu
là chủ yếu, việc trưng mua hầu như không theo giá thị trường và Nhà nước trả dần. Nghị định số 151/TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng Chính phủ [8] quy định
thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và TĐC bắt buộc ở Việt Nam. Nghị định này quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân trong việc xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý đó là: “Đảm bảo kịp thời và đầy đủ, tiện ích cần thiết cho công trình xây dựng, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất". Về mức bồi thường và cách tính bồi thường Nghị định số 151/TTg có quy định:
- Đối với ruộng đất nếu không thể đổi bằng đất thì sẽ bồi thường bằng một số tiền bằng từ 1 đến 4 năm sản lượng hàng niên của đất bị trưng dụng.
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc… thì được giúp đỡ để xây dựng cái khác.
- Đối với hoa màu đã trồng mà chưa thu hoạch… phải bồi thường thiệt hại đúng mức.
- Đối với mồ mả căn cứ vào tình hình cụ thể, phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ số tiền thích đáng làm phí tổn di chuyển…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định số 151/TTg là đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960. Tuy nhiên Nghị định chưa quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại mà chỉ quan tâm đến sự thoả thuận giữa các bên.
Ngày 11/01/1970, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường thiệt hại nhà cửa, đất đai, cây cối hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố trên nguyên tắc “Phải đảm bảo thoả đáng quyền lợi kinh tế của hợp tác xã và của nhân dân”.
Sau khi thống nhất đất nước (1975), cả nước bắt tay vào xây dựng đất nước theo con đường XHCN, ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa. Để đáp với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Pháp luật không quy định đất có giá, chính vì vậy việc thực hiện bồi thường về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện bồi thường những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do thu hồi đất gây ra [20].