Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2003

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30)

Luật Đất đai năm 1993 ra đời có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế cho Luật Đất đai năm 1987. Đây là văn kiện quan trọng đối với việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Luật Đất đai quy định người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Chính điều này là cơ sở pháp lý, làm căn cứ cho quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Tại điều 12 Luật Đất đai năm 1993 quy định “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất. Tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng theo thời gian” [25].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và vì lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại” [26].

+ Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng [9] thay thế tất cả các văn bản, chính sách trước đây của Nhà nước về bồi thường GPMB. Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện và cụ thể hóa việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực tế cho thấy, sau khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường GPMB, người bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất, phải chuyển sang ngành nghề khác. Theo Nghị định 90/CP, giá đất do Nhà nước quy định để bồi thường thiệt hại về đất khác xa so với giá thực tế. Với giá trị được bồi thường, người có đất bị thu hồi không có khả năng tạo lập nơi ở mới cũng như không có khả năng đầu tư để chuyển sang ngành nghề khác để duy trì cuộc sống tối thiểu.

+ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng [10], bao gồm cả đất sử dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh, khu chế xuất, khu du lịch, khu đô thị mới, khu công nghiệp cao, khu vui chơi giải trí, khu dân cư tập trung và các dự án đầu tư phát triển khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và đất sử dụng xây dựng các công trình phục vụ công ích và công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh của địa phương, do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Nghị định đã quy định về trách nhiệm bồi thường (các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất); mở rộng phạm vi được bồi thường cho các đối tượng có khả năng hợp pháp hóa quyền sử dụng đất. Giá đất để tính bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính bồi thường phù hợp với khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương.

Nếu đất bị thu hồi là đất do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đấu thầu, thì người bị thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất, nhưng được bồi thường những chi phí đã đầu tư vào đất.

Về chính sách hỗ trợ, Nghị định số 22/1998/NĐ- CP đưa ra chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống xã hội đối với những người phải di chuyển chỗ ở trong thời gian 06 tháng đối với các nhân khẩu trong hộ, với mức tương đương 30kg gạo/tháng. Đối với người phải di chuyển đến khu TĐC của tỉnh khác thì được trợ cấp một năm và hưởng chính sách đi vùng kinh tế mới. (Điều 25, mục 1).

Về chính sách TĐC, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập khu TĐC và điều kiện bắt buộc phải có của khu TĐC, về nguyên tắc bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu TĐC và nguồn vốn đầu tư xây dựng khu TĐC.

Như vậy, nếu như các nghị định trước đây chủ yếu chỉ quan tâm đến việc bồi thường đất bị thu hồi và tài sản gắn với đất đó thì Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã có thêm một số chính sách hỗ trợ cũng như một số điều khoản mới về lập khu TĐC cho các hộ phải di chuyển.

+ Thông tư số 145/1998/ TT- BTC [2] ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ - CP nêu rõ phương pháp xác định hệ số K để định giá đất bồi thường thiệt hại.

Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, hệ số K được xác định chủ yếu trên cơ sở quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính theo khả năng sinh lợi với giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định.

Chỉ xác định hệ số K trên quan hệ tỷ lệ giữa giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế với giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định khi việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, giá đất tính bồi thường thiệt hại trong trường hợp này chỉ bằng giá đất bồi thường theo khả năng sinh lợi cộng thêm một khoản tiền tối đa bằng 30% phần chênh lệch giữa giá đất tính theo giá chuyển quyền sử dụng đất với giá bồi thường tính theo khả năng sinh lợi của mảnh đất đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Công văn số 4448/TC - QLCS [15] ngày 04/9/1999 của Cục Quản lý Công sản - Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB theo nội dung của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Theo đó, giá đất bồi thường thiệt hại: là giá tính theo khả năng sinh lời đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương đối với các loại đất khác. Giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành đã phù hợp với giá đất tính theo khả năng sinh lời và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì áp dụng giá đất đã ban hành để tính bồi thường thiệt hại.

Các trường hợp phải xác định hệ số K để tính giá bồi thường, sử dụng cách tính hệ số K theo Thông tư 145/1998/TT-BTC, khi xác định năng suất để tính giá trị sản lượng đối với cây trồng cây hàng năm, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, năng suất được quy theo đất trồng lúa có tham khảo năng suất khi phân hạng đất tính thuế, kể cả đất tính bồi thường thiệt hại đối với đất được quy hoạch để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng. Người sử dụng đất tạm thời, đất tạm giao, cho thuê, đất nhận đấu thầu không được bồi thường thiệt hại về đất nhưng được bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất (nếu có) và bồi thường tài sản cho các công trình gắn liền với đất.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)