Hoàn thiện chính sách, pháp luật và các quy định của địa phương

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 90)

:

3.5.1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật và các quy định của địa phương

* Hoàn thiện chính sách về giá đất

Cần phân loại lại đất nông nghiệp theo hạng đất hoặc vị trí đất tại các xã, thị trấn. Trên địa bàn huyện Lập Thạch việc phân hạng đất được thực hiện từ năm 1987 để tính thuế đất nông nghiệp, đến nay đã có nhiều biến động do cải tạo, đầu tư của Nhà nước và nhân dân nên nếu xác định giá đất theo hạng đất, vị trí như hiện nay sẽ không đảm bảo công bằng tại nhiều vị trí, dẫn đến khó khăn trong việc bồi thường, GPMB. Giá đất do UBND tỉnh nên ban hành ổn định 5 năm thay đổi một lần, thay vì điều chỉnh hàng năm như hiện nay để tránh tâm lý người dân trông chờ vào giá đất năm sau cao hơn năm trước, không nhận tiền bồi thường theo phương án đã được phê duyệt.

* Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi bằng hình thức giao đất ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp.

Hiện nay, tại huyện Lập Thạch đang thực hiện việc hỗ trợ đối với các hộ có đất nông nghiệp quỹ 1 bị thu hồi bằng chính sách giao đất dịch vụ bằng đất ở hoặc đất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên nhu cầu được giao đất đất dịch vụ của nhân dân không cao, mặt khác đòi hỏi hộ phải có diện tích đất lớn phải thu hồi (8,3 sào Bắc bộ, với mỗi sào 12 m2 đất dịch vụ) thì mới đủ điều kiện giao đất một ô đất dịch vụ (diện tích mỗi ô 100m2). Nếu hộ không đủ thì phải nhận nhượng lại tiêu chuẩn của các hộ khác để đủ diện tích theo lô đất dịch vụ quy hoạch. Việc thu hồi, GPMB khu đất dịch vụ để chi trả đất dịch vụ lại phát sinh ra đất dịch vụ mới phải chi trả, rất khó thực hiện. Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần xem xét điều chỉnh chính sách đất dịch vụ cho linh hoạt. Cụ thể, với địa bàn các xã, huyện miền núi, nhu cầu đất dịch vụ không cao, diện tích đất dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chi trả manh mún có thể tiền tệ hóa việc chi trả đất dịch vụ bằng việc quy đổi giá trị đất dịch vụ bằng tiền sau đó bổ sung vào khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho phù hợp. Số tiền hỗ trợ này các hộ có thể sử dụng để chuyển đổi sang các nghề nghiệp giản đơn, kinh doanh dịch vụ... hoặc Nhà nước đầu tư các khu vực kinh doanh dịch vụ, sau đó ưu tiên cho các hộ có tiêu chuẩn đất dịch vụ được thuê để sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê lại. Các khu vực phát triển công nghiệp dịch vụ thu hút rất nhiều lao động từ các vùng khác nhau về làm việc; do phải kiếm sống xa địa bàn cư trú nên đa số những lao động trong các khu công nghiệp đều có nhu cầu thuê nhà ở gần nơi làm việc. Do vậy, việc hỗ trợ bằng hình thức cho thuê đất dịch vụ cho người bị thu hồi đất là một nguồn thu nhập ổn định, lâu dài thay thế cho nguồn thu nhập từ lao động nông nghiệp trước khi bị thu hồi đất.

* Xây dựng chính sách hỗ trợ dài hạn đảm bảo việc làm cho lao động bị thu hồi đất thay thế cho chính sách hỗ trợ một lần

Việc bảo đảm việc làm, cuộc sống cho người bị thu hồi đất nông nghiệp là một việc làm lâu dài, kéo dài nhiều năm sau khi thu hồi đất. Chính vì vậy, các khoản hỗ trợ trực tiếp một lần không đủ để đảm bảo hiệu quả chính sách lâu dài.

Việc hỗ trợ thu nhập cho hộ nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi theo chủ trương của Tỉnh hiện nay là phù hợp, được nhân dân đồng tình ủng hộ (108kg thóc/sào/năm, hỗ trợ 5 năm liên tiếp từ năm bắt đầu được hỗ trợ). Tuy nhiên chỉ đáp ứng một phần cho nhu cầu lương thực. Người nông dân luôn nghĩ phải trồng cây gì, nuôi giống gia súc, gia cầm nào cho phù hợp, nay bị thu hồi đất sản xuất càng phải tìm cách nôi các loại gia súc, gia cầm vốn sẵn có kinh nghiệm để đảm bảo cuộc sống. Do vậy chính sách hỗ trợ thu nhập của Tỉnh cần phải bổ sung thêm việc hỗ trợ chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm có ưu thế tại địa phương như hỗ trợ mua giống chim bồ câu, nuôi gà đẻ trứng, nuôi bò sữa cùng các chính sách hỗ trợ khác về vốn, khoa học kỹ thuật ... để các hộ có đất bị thu hồi có thể tiếp tục ổn định cuộc sống bằng nghề nông nghiệp vốn có, tại địa bàn sinh sống.

* Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ đặc biệt về đời sống, việc làm cho những hộ gia đình bị thu hồi hết đất nông nghiệp (hoặc diện tích đất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp còn lại quá nhỏ)

Các hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp hoặc diện tích còn lại qua nhỏ gặp khó khăn đặc biệt về việc làm và thu nhập. Việc chuyển đổi nghề nghiệp không thể thực hiện một cách nhanh chóng. Vì vậy, phải có chính sách hỗ trợ riêng cho những trường hợp này.

* Xây dựng và ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp

Cần nghiên cứu, triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí cho lao động nông nghiệp cao tuổi bị thu hồi đất. Phí bảo hiểm có thể trích từ tiền bồi thường. Thay vì trả hết tiền bồi thường, Nhà nước có thể quy định trích một phần tiền bồi thường đó để đóng bảo hiểm, đảm bảo khi thất nghiệp sẽ được trợ cấp, khi hết tuổi lao động, người đóng bảo hiểm được chi trả trợ cấp hưu trí hàng tháng, tương tự như lương hưu của người lao động trong các doanh nghiệp.

* Đa dạng hoá các phương án bồi thường, hỗ trợ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)