:
3.5.4 Xây dựng, triển khai các chương trình, dự án giải quyết các tác động tiêu cực
cực của việc thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi
* Xây dựng, triển khai các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề để thu hút lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động không có hoặc có ít khả năng chuyển đổi nghề nghiệp
Các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Hình thành các làng nghề có vai trò trong việc tạo việc làm cho lao động tại chỗ một cách ổn định. Mỗi địa phương phải có quy hoạch phát triển làng nghề phù hợp, tránh phát triển tự phát theo phong trào. Mỗi làng nghề nên tập trung vào một nghề chủ đạo tạo nên một phong cách riêng, độc đáo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Làng nghề truyền thống còn có một lợi thế là sức hút du lịch văn hoá. Du khách rất ham thích khám phá những nét truyền thống của mỗi địa phương. Khi làng nghề đã thu hút được du khách thì một bộ phận lớn lao động địa phương sẽ kiếm sống không phải bằng cách làm nghề truyền thống mà hoạt động kiếm sống chủ yếu bằng hoạt động phục vụ khách du lịch. Trên địa bàn huyện cần có giải pháp phát triển mạnh các làng nghề truyền thống như nghề mây tre đan, nghề cây cảnh tại xã Triệu Đề, nghề làm cá thính tại xã Tiên Lữ, Văn Quán, nghề mộc tại xã Xuân Hòa, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ tại xã Bắc Bình, vận tải, cơ khí nhỏ tại thị trấn Lập Thạch.
* Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm theo hướng sử dụng ít đất nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động
Hiện nay có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cần ít diện tích đất, nhất là các mô hình trồng cây trên giá thể. Địa phương cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển khai các mô hình trình diễn các phương thức sản xuất nông nghiệp mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản...) cần ít diện tích đất và sử dụng nhiều lao động. Đây là giải pháp gián tiếp tạo nhiều việc làm trên diện tích nhỏ đất nông nghiệp. Việc chuyển đổi tập quán canh tác đã quen thuộc sang một tập quán mới là một điều khó khăn đối với nông dân, do đó cần phải có những mô hình trình diễn tốt, kiên trì tuyên truyền, vận động.
Các mô hình sản xuất tiên tiến cần đầu tư cao. Chính vì vậy cần có cơ chế thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn vốn, trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn vốn từ các Quỹ bảo đảm việc làm cho người bị thu hồi đất.
* Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
Trong các dự án phát triển, thiệt hại do thu hồi đất không chỉ tác động trực tiếp lên người có đất bị thu hồi mà còn tác động lên những người khác. Hạ tầng bị hư hại, giảm công năng; ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường trong khu dân cư. Vì vậy cần tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như đường đi, kênh mương, hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, hệ thống chuyển tải điện, thông tin liên lạc; hệ thống hạ tầng xã hội như trường học, trạm xá, chợ, sân chơi...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có hai ý nghĩa, một là sự bồi thường những thiệt hại cho cộng đồng nói chung, bao hàm cả người có đất bị thu hồi và những người khác. Mặt khác, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng có tác dụng thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển, gián tiếp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người có đất bị thu hồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện LậpThạch, tỉnh Vĩnh Phúc”, cụ thể qua hai dự án: Đường Cao tốc Nội Bài - Lào
Cai và Đường dây 500KV Sơn La - Hiệp Hòa, đoạn qua địa bàn huyện Lập Thạch, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Tỉnh Vĩnh Phúc đã đặc biệt chú trọng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và ban hành kịp thời các văn bản quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC để thực hiện trên địa bàn tỉnh, bảo đảm và phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, có sự điều chỉnh thích hợp với từng thời điểm và tình hình thực tế của địa phương. Tại hai dự án nghiên cứu, đoạn qua địa bàn huyện Lập Thạch việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện nhanh, gọn, đúng trình tự pháp luật quy định, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về mặt bằng thi công, đảm bảo tiến độ dự án.
Về dự án Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Tổng diện tích đất thu hồi. GPMB là 60,57 ha, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 97.340.405.000 đồng, tổng số hộ bị thu hồi đất là 1.992 hộ, số hộ phải TĐC là 148 hộ (số hộ đã xây dựng nhà ở 68 hộ). Toàn bộ số hộ TĐC đã được cấp giấy CNQSDĐ.
Về dự án Đường dây 500KV Sơn La - Hiệp Hòa: Tổng diện tích đất thu hồi. GPMB là 2,5 ha, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 9.493.524.704 đồng, tổng số hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất là 262 hộ, số hộ phải TĐC là 20 hộ (số hộ đã xây dựng nhà ở 08 hộ). Toàn bộ số hộ TĐC đã được cấp giấy CNQSDĐ.
Giá bồi thường về tài sản áp dụng đối với 2 dự án là tương đối phù hợp với giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất.
Chính sách hỗ trợ chi phí di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm phù hợp với thực tế. Ngoài ra, Tỉnh có chính sách đặc thù, hỗ trợ thu nhập theo Nghị quyết 20/2008, hỗ trợ bằng việc giao đất dịch vụ nên việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nên cơ bản được người dân đồng tình, ủng hộ. Mức hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2 dự án đã góp phần bù đắp những thiệt thòi cho người bị thu hồi đất do giá đất chưa đảm bảo sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường.
- Quy trình tổ chức thực hiện, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC tại 2 dự án được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng, hiệu quả; đảm bảo tính dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn một số, tồn tại, vướng mắc như việc xác định quỹ đất, hạng đất nông nghiệp; nguồn gốc đất thổ cư trước ngày 18/12/1980; việc thu hồi đất với các diện tích còn lại nhỏ lẻ, khó canh tác chưa có quy định cụ thể; việc xây dựng hạ tầng các khu TĐC còn chậm, trong thi công còn ảnh hưởng đến giao thông, thủy lợi của các địa phương và ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân chưa được khắc phục dứt điểm... dẫn đến còn thắc mắc trong nhân, ảnh hưởng đến tiến độ GPMB, thi công công trình.
2 Kiến nghị
- Huyện cần tiếp tục làm tốt công các tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật về đất đai đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Trong tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC phải tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các bước, các thủ tục theo quy định. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước, chủ đầu tư, người có đất bị thu hồi trong quá trình thực hiện.
- Tỉnh cần sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai chính quy, xác định tính pháp lý về đất đai, làm cơ sở cho việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo chính xác, nhanh, gọn, đúng quy định của pháp luật.
- Tỉnh cần quy định cụ thể về thu hồi đất, bồi thường đối với các trường hợp sau khi thu hồi đất diện tích còn lại nhỏ lẻ, manh mún, khó canh tác.
- Trong công tác bồi thường, GPMB đối với các dự án phải bố trí tái định cư, cần ưu tiên thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng khu TĐC trước khi thu hồi đất, bồi thường GPMB thực hiện dự án.
- Đối với 2 dự án: Đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai và Đường dây 500KV Sơn La - Hiệp Hòa đoạn qua địa bàn huyện Lập Thạch, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các khu TĐC để các hộ TĐC có thể xây dựng nhà ở, tiếp tục giải quyết những ảnh hưởng trong quá trình thi công đến hệ thống hạ tầng của các địa phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
có dự án đi qua (giao thông nội đồng, thủy lợi bị hư hỏng), ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân (một số diện tích bị ngập úng, xô đất không canh tác được).
- Tăng cường năng lực bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư; tăng cường trang thiết bị và điều kiện làm việc cho các cơ quan, đơn vị và cán bộ tham gia công tác bồi tường, hỗ trợ tái định cư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001): Tài liệu tập huấn đền bù, tái định cƣ dự án WBCR 2711-VN, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (1998), Thông tƣ số 14/1998/TT-BTC về việc hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 22/19998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại
khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng cho mục đích khác.
3. Bộ Tài chính (2004), Thông tƣ số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính: Về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP.
4. Bộ Tài Chính (2004), Thông tƣ số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2005): Báo cáo đề tài: Nghiên cứu những vấn đề
kinh tế đất trong thị trƣờng bất động sản.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2005): Báo cáo kiểm tra thi hành Luật Đất đai 2003.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012): Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003, định hƣớng sửa đổi Luật Đất đai.
8. Chính phủ (1959), Nghị định số 151-TTg: của Hội đồng Chính phủ số 151-TTg ngày 14/4/1959 quy định tạm thời về trƣng dụng ruộng đất.
9. Chính phủ (1994), Nghị định số 90-CP: Của Chính phủ số 90-CP ngày 17/8/1994 ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
10. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ: Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh,
quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
11. Chính Phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
12. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ: Về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
13. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ - CP :Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Hà Nội, 2007.
14. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ - CP: Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ.
15. Chính phủ (2013), Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Hà Nội, 2013.
16. Cục Quản lý công sản (1999), Thông tƣ liên tịch số 4448/1999/TT-QLCS ngày 04/9/1999 của Bộ Tài chính và Cục quản lý Công sản về việc hƣớng dẫn xử lý một số
vƣớng mắc trong công tác đền bù GPMB.
17. HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Nghị quyết số 20/2008/NQ-HĐ ngày 25/7/2008 về việc hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình, cá nhân khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. 18. HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 29/10/2009
về sửa đổi Nghị quyết số 27/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2008 và Nghị quyết số 20/2008/NQ-HĐND NGÀY 25/7/2008 của HĐND tỉnh.
19. Hiến pháp 1946.
20. Hiến pháp 1980, NXH Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Hiến pháp 1992, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Hội đồng Bộ trƣởng, Quyết định số 186-HĐBT ngày 31/5/1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác.
23. Luật Cải cách ruộng đất (1953).
24. Luật Đất đai năm 1987, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Luật đất đai năm 1993: NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Luật Đất đai năm 2003, NXB Bản đồ, Hà Nội.
27. Phạm Đức Phong (2002): Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam (2002). Hội thảo Đền bù và giải phóng mặt
bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày 12 - 13/9/2002, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế (nội dung thu hồi đất, chế độ bồi thƣờng và tính công bằng).
29. Ánh Tuyết (2002): Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nƣớc, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131 (872), ngày 01/11/2002.
30. UBND huyện Lập Thạch, Báo cáo kết quả thống kê đất đai 2012.
31. UBND huyện Lập Thạch, Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.
32. UBND huyện Lập Thạch, Niên giám thống kê năm 2012.
33. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (1998), Quyết định số 630/QĐ-XDCB ngày 01/10/1998 về việc điều chỉnh đơn giá bồi thƣờng trong xây dựng cơ bản.
34. UBND tỉnh Vĩnh Phú (1986), Quyết định số 256/QĐ-UB ngày 14/6/1986 về việc ban hành đơn giá bồi thƣờng nhà cửa, cây cối, hoa màu phục vụ cho việc giải phóng
mặt bằng trong xây dựng.
35. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (1997), Quyết định số 286/QĐ-UB ngày 01/41997 về giá đất trên địa bàn tỉnh.
36. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (1998), Quyết định số 2307/QĐ-UB ngày 09/9/1998 về việc ban hành quy định về đền bù và đơn giá đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để
sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 37. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 11/11/2009
về ban hành quy định giải quyết đất dịch vụ hoặc đất ở theo Nghị quyết số 15/2004/NQ-HĐND, Nghị quyết số 27/2008/NQ-HĐND, Nghị quyết số 04/2009/NQ- HĐND, Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc cho các hộ gia
đình, cá nhân khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp sang mục đích sản xuất phi nông nghiệp.
38. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Quyết định số 4110/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch