Các Thuận Lợi, Khó Khăn Sẽ Gặp Phải và Phương Hướng Giải Quyế t

Một phần của tài liệu xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn q.5 (Trang 62)

4. Phương pháp nghiên cứ u

4.5 Các Thuận Lợi, Khó Khăn Sẽ Gặp Phải và Phương Hướng Giải Quyế t

63

Thuận Lợi

Hiện nay Q.5 đã có sẵn lực lượng thu gom rác dân lập hoạt động khá hiệu quả, thu gom 60% khối lượng CTR trong địa bàn quận nên khi thực hiện xã hội hóa thì sẽ dễ dàng tổ chức họ thành nghiệp đoàn thu gom rác dân lập. Lực lượng lao động này đủ khả năng đáp ứng khi tiến hành xã hội hóa hệ

thống QLCTR vì yêu cầu về trình độ văn hóa không cao và lương bổng có thể

giúp họ có cuộc sống khá hơn.

Các phương tiện thu gom của lực lượng rác dân lập trên địa bàn quận

được chuyển đổi thống nhất và thu gom rất hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như mỹ quan đô thị. Việc trang bị này được hỗ trợ từ dự án “Chương trình môi trường về quản lý rác thải và xử lý hệ thống nước thải tại Q.5” do cộng đồng Châu Âu tài trợ.

Khó khăn

Quận 5 có 37% dân số là người Việt gốc Hoa với phong tục, tập quán và cách sống khác với người Việt nên việc tuyên truyền và phổ biến chương trình xã hội hóa có nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng của quận còn hạn chế như :

đường phố chủ yếu là đường cấp 3, cấp 4, các khu nhà lụp xụp còn nhiều, nhiều đoạn đường thiếu hệ thống chiếu sáng… nên gây khó khăn trong quá trình quét dọn, thu gom, vận chuyển. Ngoài ra ý thức của người dân còn hạn chế trong lĩnh vực quản lý và xử lý CTR nên khó chấp nhận một mức phí QLCTR cao hơn trước khá nhiều. Do đó Nhà nước sẽ gặp không ít khó khăn khi thực hiện chương trình này.

Việc đấu thầu cho phép các công ty tư nhân tham gia hệ thống QLCTR làm cho công ty MTĐT và công ty CTGTCC Q.5 mất đi một khối lượng lớn công việc hiện tại nên họ sẽ phản đối vì ảnh hưởng đến lực lượng lao động hiện có của công ty. Điều đó buộc họ phải cạnh tranh, tinh giảm biên chế.

Xã hội hóa hệ thống QLCTR là một chương trình tuy cũ so với thế giới nhưng ở Việt Nam còn khá xa lạ do đó sẽ thiếu hụt đội ngũ cán bộ chuyên môn cho các công tác này. Những cán bộ hiện nay có đủ năng lực thực hiện

chương trình xã hội hóa rất ít, nếu muốn đáp ứng nhu cầu này thì Nhà nước phải tiếp tục đào tạo và phải chờ thời gian khá lâu thì đội ngũ này mới có đủ

kinh nghiệm và hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực này.

Và vì là một chương trình mới nên các thành phần kinh tế tư nhân sẽ

lúng túng và khó khăn khi đáp ứng về mặt tài chính nếu muốn đầu tư vào lĩnh vực QLCTR. Hiện nay hầu như có rất ít luật và chính sách của Chính phủ về

việc xã hội hóa QLCTR nên các công ty tư nhân sẽ e dè khi muốn tham gia chương trình này vì sẽ không có môi trường đầu tư thuận lợi, dễ gặp rủi ro trong kinh doanh và bị thiệt thòi quyền lợi so với doanh nghiệp Nhà nước.

Về cơ sở pháp lý

Trong quá trình thực hiện thí điểm đấu thầu thì không có qui định rõ ràng cho công tác đấu thầu dịch vụ công ích (vệ sinh đô thị), việc triển khai

đấu thầu mang tính vận dụng các qui định của Qui chếđấu thầu (chủ yếu áp dụng lĩnh vực cho mua sắm hàng hóa, tư vấn và xây dựng).

Các qui định phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát thực hiện cung

ứng dịch vụ của Nhà thầu chưa rõ ràng như: qui định về đánh giá chất lượng vệ sinh cung ứng dịch vụ quét dọn, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị; qui định về kiểm tra giám sát của Bên A (yêu cầu dịch vụ) và Bên B (cung ứng dịch vụ) và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát thực hiện.

Về chất lượng cung ứng dịch vụ

Hiện nay, đểđánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ của Nhà cung ứng dịch vụ

thì Quận phải có báo cáo hiện trạng chất lượng vệ sinh đề làm cơ sởđánh giá

Các vấn đề khác

- Trong thí điểm, cơ quan quản lý nhà nước cấp Thành phố thẩm định khối lượng công việc của hồ sơ mời thầu (phần công việc mà nhà thầu sẽ thực hiện) và qui định tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn nhà thầu thông qua hồ sơ mời thầu, còn cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương là đơn vị tổ chức đấu thầu và đại diện ký hợp đồng cung ứng dịch vụ. Cách tổ chức thực hiện như trên

65

phát sinh vấn đề là: vai trò kiểm tra giám sát thực hiện cung ứng dịch vụ của các cơ quan quản lý nhà nước cấp Thành phố không rõ ràng vì khi bên cung

ứng dịch vụ thỏa thuận và ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương thì chỉ chịu trách nhiệm với cơ quan này (cơ quan quản lý địa phương).

- Về vấn đề tài chính: chi phí cho cung ứng dịch vụ vệ sinh đô thị là ngân sách Thành phố được chi trả thông qua ngân sách hàng năm của quận huyện (cơ quan quản lý địa phương), tuy nhiên chịu trách nhiệm giám sát kiểm tra trực tiếp chất lượng cung ứng dịch vụ vệ sinh đô thị không phải là đơn vị

quản lý tài chính (Thành phố) mà là đơn vị trung gian (quận huyện).

- Vai trò của người được thụ hưởng dịch vu4 (người dân) không rõ ràng trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện trong quá trình cung ứng dịch vụ.

Đề xuất các mô hình

Căn cứ kinh nghiệm triển khai tư nhân hóa dịch vụ vệ sinh đô thị của một số quốc gia trên thế giới và mô hình thí điểm đấu thầu dịch vụ quét dọn vệ sinh đường phố và vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn quận Bình Tân và quận Tân Phú. Một số mô hình đề xuất triển khai:

- Cơ quan quản lý địa phương tổ chức đấu thầu theo các qui định của cơ

quan quản lý cấp Thành phố.

- Cơ quan quản lý cấp Thành phố tổ chức đấu thầu cho nhóm quận huyện.

- Cơ quan quản lý cấp Thành phố tổ chức đấu thầu cho từng quận huyện. Nguyên tắc hoạt động của các mô hình này như sau:

a. Mô hình "Cơ quan quản lý địa phương tổ chức đấu thầu theo các qui định của cơ quan quản lý cấp Thành phố" gọi tắt là Mô hình quận huyện"

Xuất phát điểm

4 Việc chi trả cho việc cung ứng dịch vụ vệ sinh đô thịđược trích từ ngân sách Thành phố, là khoản thuế mà người dân phải đóng.

Mô hình này đề xuất căn cứ vào mô hình thí điểm đã triển khai trên địa bàn quận Bình Tân và quận Tân Phú.

Tổ chức thực hiện

Cơ quan quản lý cấp Thành phố ban hành các qui định chung cho việc triển khai lựa chọn các đơn vị cung ứng dịch vụ, cụ thể các qui định này như:

- Xây dựng các tiêu chí xác định khối lượng dịch vụ và giá trị dịch vụ; (thẩm định khối lượng dịch vụ);

- Tiêu chí đánh giá và lựa chọn các đơn vị cung ứng dịch vụ;

- Mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ;

- Qui định về kiểm tra giám sát thực hiện quá trình cung ứng dịch vụ. Ngoài các qui định, cơ quan này thực hiện các công việc:

- Thẩm định và xác nhận khối lượng dịch vụ căn cứ vào khối lượng dịch vụ mà cơ quan quản lý cấp địa phương xây dựng;

- Thẩm định và xác nhận kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện của cơ quan quản lý cấp địa phương;

- Giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cung ứng dịch vụ. Cơ quan quản lý cấp địa phương thực hiện các công việc:

- Xây dựng khối lượng dịch vụ và giá trị dịch vụ căn cứ vào các qui định của cơ quan quản lý cấp Thành phố;

Và:

- Tổ chức đánh giá lựa chọn đơn vị thực hiện căn cứ vào tiêu chí đánh giá lựa chọn của cơ quan quản lý cấp Thành phố ban hành;

- Ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ;

- Tổ chức giám sát quá trình cung ứng dịch vụ của đơn vị thực hiện;

- Báo cáo cơ quan quản lý cấp Thành phố giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình cung ứng dịch vụ.

67

- Cơ quan quản lý môi trường địa phương là đơn vị trực tiếp ký kết hợp

đồng cung ứng dịch vụ do đó là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn để đảm bảo chất lượng vệ sinh đô thị trên địa bàn quản lý.

- Không thay đổi nhiều bộ máy quản lý về vệ sinh đô thị hiện tại. Nếu cơ quan quản lý địa phương tổ chức đấu thầu 02 công đoạn : quét dọn vệ sinh

đường phố và vận chuyển chất thải rắn thì phần khối lượng công việc vận chuyển chất thải rắn hiện nay do cơ quan quản lý cấp Thành phố (Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện) sẽ chuyển giao cho cơ quan quản lý địa phương.

- Nếu từng cơ quan quản lý địa phương (quận huyện) tổ chức đấu thầu thì khối lượng công việc thực hiện của từng quận huyện sẽ ít hơn khối lượng công việc nếu từng hiện theo từng nhóm quận huyện hoặc toàn địa bàn Thành phố. Điều này làm giá trị của dịch vụ sẽ nhỏ có thể tạo điều kiện khuyến khích nhiều đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ hơn.

Và sẽ có một sốnhược điểm

- Khi cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương là đơn vị trực tiếp thực hiện và ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ thì vai trò kiểm tra giám sát thực hiện cung ứng dịch vụ của các cơ quan quản lý nhà nước cấp Thành phố

không rõ ràng vì khi bên cung ứng dịch vụ thỏa thuận và ký hợp đồng cung

ứng dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương thì chỉ chịu trách nhiệm với cơ quan này.

- Thành phố có 24 đơn vị hành chính (24 quận huyện) với qui mô khác nhau nếu từng đơn vị thực hiện tổ chức đấu thầu rất khó khăn trong công tác kiểm tra giám sát khối lượng thực hiện của từng đơn vị do chất thải rắn có thể

chuyển từđịa phương này sang địa phương khác.

Tiếp theo mô hình quận huyện , căn cứ vào kinh nghiệm triển khai của các quốc gia trên thế giới thì có thể triển khai mô hình:

b. Mô hình "Cơ quan quản lý cấp Thành phố tổ chức đấu thầu cho nhóm quận huyện" – gọi tắt là Mô hình Thành phố đa.

Xuất phát điểm

Mô hình này vận dụng kinh nghiệm triển khai của các quốc gia: thành phố Lyon-Pháp, Victoria – Úc.

Tổ chức thực hiện

Cơ quan quản lý cấp thành phố là đơn vị ban hành các qui định và tổ chức

đấu thầu lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ, cụ thể:

- Phân nhóm quận huyện để xác định khối lượng dịch vụ và qui mô tổ

chức thực hiện;

- Xây dựng tiêu chí xác định khối lượng dịch vụ và giá trị dịch vụ;

- Xây dựng tiêu chí đánh giá và lựa chọn các đơn vị cung ứng dịch vụ;

- Xây dựng khối lượng dịch vu;

- Xây dựng hợp đồng cung ứng dịch vụ;

- Tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ

- Ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử phạt đơn vị cung ứng dịch vụ.

Khi triển khai theo Mô hình này phải có một đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các công việc nêu trên và theo mô hình này thì cơ quan quản lý cấp địa phương (quận huyện) không tham gia vào hệ thống.

Với cách tổ chức thực hiện trên, so sánh với hiện trạng tổ chức quản lý nhà nước hiện tại về dịch vụ vệ sinh đô thị trên địa bàn thành phố thì mô hình này có một sốưu điểm:

- Việc phân nhóm quận huyện thực hiện sẽ hạn chếđược nhược điểm khó khăn trong kiểm khối lượng dịch vụ thực hiện của từng đơn vị do chất thải rắn có thể chuyển từ địa phương này sang địa phương khác của Mô hình quận huyện. (như khó khăn khi xây dựng các tiêu chí lựa chọn quận huyện).

- Có hiệu quả hơn về kinh tế, ví dụ cụ thể cho trường hợp vận chuyển chất thải rắn:

69

- Xây dựng tiêu chí để phân nhóm quận huyện. Để phân nhóm quận huyện tổ chức để xác định khối lượng dịch vụ và tổ chức đấu thầu cần thiết phải xây dựng các tiêu chí phân nhóm, hiện nay chưa có một nghiên cứu về

vấn đề này. Để xác định được các tiêu chí này có thể nghiên cứu vận dụng các trường hợp phân vùng quản lý đường bộ của Sở Giao thông-Công chính thành phố và phân vùng cấp nước của Tổng công ty cấp nước thành phố.

- Việc tổ chức đấu thầu cho nhóm quận huyện thì khối lượng công việc và giá trị cung ứng dịch vụ sẽ tăng theo số lượng của nhóm quận huyện. Vấn

đề này có thể hạn chế khả năng tham gia của các đơn vị tư nhân do không

đảm bảo đủ năng lực về trang thiết bị, nhân sự và tổ chức quản lý.

Một dạng khác của mô hình Thành phố đa là mô hình Thành phố đơn

đó là mô hình " Cơ quan quản lý cấp Thành phố tổ chức đấu thầu cho từng quận huyện".

c. Mô hình "Cơ quan quản lý cấp Thành phố tổ chức đấu thầu cho từng quận huyện" – gọi tắt là Mô hình Thành phố đơn

Mô hình này về xuất phát điểm và tổ chức thực hiện tương tự như Mô hình Thành phố đa và khác nhau ô nội dung: không phân nhóm quận huyện, cơ quan quản lý cấp Thành phố sẽ tổ chức đấu thầu cho từng quận huyện. Theo đó, mô hình cũng có một sốưu điểm và nhược điểm của cả hai Mô hình quận huyện và Mô hình Thành phốđa

Ưu điểm

- Khối lượng công việc thực hiện của từng quận huyện sẽ ít hơn khối lượng công việc nếu từng hiện theo từng nhóm quận huyện hoặc toàn địa bàn Thành phố. Điều này làm giá trị của dịch vụ sẽ nhỏ có thể tạo điều kiện khuyến khích nhiều đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ hơn.

- Không thay đổi nhiều bộ máy quản lý về vệ sinh đô thị hiện tại. Nếu cơ quan quản lý cấp Thành phố tổ chức đấu thầu 02 công đoạn : quét dọn vệ

sinh đường phố và vận chuyển chất thải rắn thì phần khối lượng công việc quét dọn vệ sinh đường phố hiện nay do cơ quan quản lý cấp địa phương (Ủy

ban nhân dân quận huyện thực hiện) sẽ chuyển giao cho cơ quan quản lý cấp Thành phố.

Nhược điểm

- Thành phố có 24 đơn vị hành chính (24 quận huyện) với qui mô khác nhau nếu từng đơn vị thực hiện tổ chức đấu thầu rất khó khăn trong công tác kiểm tra giám sát khối lượng thực hiện của từng đơn vị, nguyên nhân khối lượng dịch vụ cung ứng của từng quận huyện có thể chuyển từ địa phương này sang địa phương khác.

Tóm tại, có thể trình bày tổng hợp phương thức vận hành các mô hình như sau : Nội dung/Mô hình Mô hình quận huyện Mô hình Thành phố đơn Mô hình Thành phố đa Xuất phát điểm Mô hình thí điểm quận Bình Tân và quận Tân Phú Vận dụng theo mô hình triển khai của các nước Kết hợp mô hình triển khai của các nước và mô hình thí điểm Tổ chức thực hiện - Cơ quan Thành phố Xây dựng các qui định Xây dựng các qui định. Tổ chức thực hiện. Xây dựng các qui định. Tổ chức thực hiện. - Cơ quan địa phương

Tổ chức thực hiện Không tham gia Không tham gia

2. Phân tích lựa chọn mô hình thực hiện

Cơ bản có 03 Mô hình đề xuất thực hiện, một mô hình phân cấp cho cơ

quan quản lý cấp địa phương và hai mô hình còn lại tập trung do cơ quan quản lý cấp Thành phố thực hiện.

71

Xét đến hai yếu tố kinh tế và hiệu quả của tổ chức thực hiện (hay hiệu

Một phần của tài liệu xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn q.5 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)