4. Phương pháp nghiên cứ u
3.2 Hệ thống kỹ thuật
Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn đô thị
Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn của quận 5 rất đa dạng. Các nguồn phát sinh chất thải thông thường:
STT Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Thành phần chủ yếu
1 Nhà ở, hộ gia đình Rau quả, thực phẩm dư thừa, giấy, da, vải, nhựa, thủy -tinh, sành sứ, kim loại,..
2 Trường học Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp, hóa chất phòng thí nghiệm,...
3 Cơ quan, công sở Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa, thủy tinh, bao bì,... 4 Nhà hàng, khách sạn, quán ăn Rác thực phẩm các loại, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp, thực phẩm, 5 Khu di tích lịch sử
văn hóa, khu vui chơi giải trí Rác thực phẩm và bao bì các loại, giấy, nhựa,... Tồn trữ tại nguồn Nguồn phát sinh Thu gom (hẻm và đường phố) Tái sử dụng, tái chế & xử lý Bãi chôn lấp Trung chuyển &
6 Bệnh viện, cơ sở y tế Rác sinh hoạt thông thường, rác y tế (bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, dụng cụ y tế, ...), các chất độc hại khác, ...
7 Đường phố Cành lá cây khô, xác chết động vật, phân súc vật và các loại rác sinh hoạt thông thường, ...
8 Các cơ sở sản xuất công nghiệp
Rác sinh hoạt thông thường, rác công nghiệp và rác nguy hại
9 Chợ và các trung tâm thương mại
Rau quả, đầu ruột tôm cá, thức ăn dư thừa và các loại rác sinh hoạt thông khác
10 Các cơ sở dịch vụ Rác sinh hoạt thông thường, những chất thải đặc thù khác tùy theo loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh, ... 11 Công trình xây dựng Xà bần 12 Các công trình công cộng: công viên, thùng rác cộng cộng, nhà ga
Rác sinh hoạt thông thường, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp, thực phẩm, cành lá cây khô, xác chết
động vật, phân súc vật, ... 13 Phân hầm cầu Phân hầm cầu
Theo một số nghiên cứu gần đây, chất thải rắn đô thị tại TP. Hồ Chí Minh có các thành phần sau (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Thành phần CTRSH của Tp. Hồ Chí Minh từ nguồn phát sinh
đến nơi thải bỏ cuối cùng (CENTEMA, 2005). % Khối lượng STT Thành phần Hộ gia đình Rác chợ Điểm hẹn Bô ép rác, trạm trung chuyển Bãi chôn lấp 1 Thực phẩm 61,0-96,6 20,2-10 0* 72,8- 76,2 73,3-83,5 73,4-74,7
39 2 Giấy 1,0-19,7 0-11,4 3,0-10,8 2,4-3,6 2,0-4,0 3 Carton 0-4,6 0-4,9 0-0,4 0 0 4 Vải 0-14,2 0-58,1 1,2-3,4 3,5-8,0 2,4-6,8 5 Túi nylon 0-36,6 0-6,5 6,0-10,8 3,0-11,2 5,6-6,0 6 Nhựa 0-10,8 0-4,3 0,4-3,2 0-1,6 0-0,6 7 Da 0 0-1,6 0 0-3,6 0-2,4 8 Gỗ 0-7,2 0-5,3 0,2-1,6 0-6,6 0,4-4,8 9 Cao su mềm 0 0-5,6 0-4,0 0-1,7 0-0,8 10 Cao su cứng 0-2,8 0-4,2 0-0,6 0 0,6-1,2 11 Lon đồ hộp 0-10,2 0-2,1 0-0,6 0-0,2 0,1 12 Kim loại màu 0-3,3 0-5,9 0-0,4 0-0,9 0,4-0,8 13 Thủy tinh 0-25,0 0-4,9 0-2,0 0,2-0,6 1,4-3,2 14 Sành sứ 0-10,5 0-1,5 0-2,8 0-0,6 0,4-0,6 15 Xà bần, tro 0-9,3 0-4,0 0-0,6 0-9,9 0-1,4 16 Styrofoam 0-1,3 0-6,3 0,1-1,2 0,2-1,2 0 17 Lon đựng sơn 0 0 0-1,6 0 0 18 Bã sơn 0 0 0 0 0 19 Sơn 0 0 0 0-0,6 0 20 Bông băng 0 0 0 0-3,4 0 21 Than tổ ong 0 0-2,4 0 0 0 22 Tóc 0 0 0 0 0-0,1 23 Pin 0 0 0-0,2 0 0-0,2
Qua bảng trên, thành phần thực phẩm trong rác sinh hoạt của thành phố
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn có xu hướng tăng tỷ lệ khối lượng theo quá trình thu gom vận chuyển đến bãi chôn lấp (vì các chất khác có khả năng tái sinh sẽđược tận dụng lại nhờ vào lực lượng thu gom phế liệu). Nếu có thể
tận dụng được nguồn chất thải hữu cơ này thì chi phí chôn lấp sẽ giảm đáng kể và thu được một nguồn nguyên liệu để làm phân bón cho cây trồng bằng .
Tồn trữ tại nguồn trên địa bàn quận 5 - Tồn trữ tại hộ gia đình
Hiện tại, các gia đình quận nói riêng cũng như các hộ giá định tại thành phố nói chung thường sử dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, kim loại hoặc tre nứa tập trung vào các loại như thùng nhưa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa. Theo số liệu khảo sát năm 2006, hơn 1/2 số thiết bị lưu chứa này không có nắp che đậy do đó phát sinh mùi hôi là điều không tránh khỏi. Loại thùng chứa cũng thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Dung tích thay đổi từ 15 đến 25 lít đối với các hộ
gia đình không kinh doanh buôn bán. Đối với các hộ có kinh doanh buôn bán (thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp) thì dung tích thùng lớn hơn gấp
đôi, gấp ba lần (50-70 lít). Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến
ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa. Ngoài ra, phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ biến. Do thói quen không muốn để rác trong nhà nên rác thường được cho vào bịch nylon, đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh. Điều này xảy ra khá phổ
biến đối với các hộ gia đình công nhân viên, các hộ buôn bán ở mặt tiền
đường và các khu chung cư. Đối với các chung cư cao cấp thường có nơi lưu chứa rác hợp vệ sinh, trong phòng lạnh không phát tán mùi hay phát sinh nước rỉ rác.
Tất cả các loại bịch nylon đựng trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia
đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu với chất liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Các loại bịch này nếu không
được thu lại mà thải ra bãi chôn lấp thì thời gian tồn tại của chúng trên bãi chôn lấp là rất dài do đó làm giảm nhanh diện tích chôn lấp và thời gian tồn tại của bãi chôn lấp.
41
Tình trạng vệ sinh chung tại các nơi lưu chứa rác tại hộ gia đình cũng chưa tốt. Ngoại trừ tại các khu căn hộ, chung cư cao cấp và tại các hộ dân có thùng lưu chứa trong nhà chỉ giao rác khi đơn vị thu gom tới thì chất lượng vệ sinh rất tốt. Còn đối với hầu hết các hộ dân bỏ rác ra trước cửa bằng bịch nylon hay đặt các thùng rác bằng tre nứa, kim loại trước nhà thì tình trạng nước rỉ
rác chảy ra và ruồi muỗi là rất phổ biến. Nguyên nhân là do các thiết bị lưu chứa này không đảm bảo yêu cầu vệ sinh: bị hư hỏng, không giữđược nước rác bên trong, bịch nylon dễ bị thủng, thùng sắt hay bị ăn mòn…. Và đặc biệt
đối với phần lớn các hộ dân sống ven kênh rạch hay trên ghe thuyền từ các nơi khác đến thường tự xử lý bằng cách đổ xuống kênh hoặc các khoảng trống xung quanh khu vực sinh sống chứ không tồn trữ và giao cho đơn vị thu gom.
Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kênh rạch, tắc nghẽn dòng chảy.
- Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học:
Chất thải rắn tại các cơ quan, công sở thường được lưu chứa trong các thùng chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có các thùng rác riêng, thường là các thùng nhưa có nắp đậy với dung tích từ
10-15 lít. Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. Chất thải rắn sau khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác lớn (240 -660 lít) để cho đơn vị thu gom đến nhận. Số lượng và kích cỡ
thùng lớn tuỳ thuộc vào lượng rác thải ra mỗi ngày của từng nơi. Các thùng lớn này thường không có bịch nylon đặt bên trong.
Nơi lưu chứa rác trong các phòng ban, phòng học thường rất sạch sẽ và không phát sinh mùi hôi. Tuy nhiên đối với nơi đặt các thùng rác lớn thường không sạch sẽ, có mùi hôi, ruồi muỗi và có thể có cả nước rỉ rác. Đặc biệt là một số nơi theo khảo sát, thùng chứa đã mất nắp đậy đã lâu nhưng chưa được thay thế nên phát sinh mùi rất khó chịu. Điều này chứng tỏ mức độ quan tâm
của một số cơ quan, văn phòng, trường học đối với vấn đề vệ sinh môi trường rác thải chưa cao.
- Tồn trữ chất thải rắn tại chợ
Phần lớn các sạp hàng không có thiết bị lưu trữ rác thải. Rác thường được lưu trữ trong bao nylon (thường là bằng chất liệu PVC) hoặc đổ thành đống trước sạp. Môi trường tại khu vực buôn bán hàng tươi sống (rau, cá…) không
đảm bảo vệ sinh. Rác và nước rửa thực phẩm hoà lẫn vào nhau một mặt gây khó khăn cho việc thu gom, mặt khác gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ.
Rác sau khi được lưu chứa vào các bao nylon tại các quầy hàng sẽ được tập trung vào các thùng rác 240 – 660 lít tại điểm tập trung rác của chợ. Đối với những chợ có quy hoạch, điểm tập trung rác được bố trí trong chợ (thường là ở sau chợ). Do phần lớn là rác thực phẩm dễ phân hủy, lại được tồn trữ
trong một thời gian khá lâu dưới khí hậu nắng nóng, thêm vào đó là thiết bị
tồn trữ không đảm bảo khống chế ô nhiễm (mất nắp, rác tràn ra khỏi thùng chứa, nước rỉ rác) nên mùi phát sinh từ nơi tập trung rác là rất nặng, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khi tham gia hoạt
động mua bán tại chợ.
Đối với những chợ tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố…), do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung rác, nên điểm tập trung rác thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển thẳng lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung rác lộ thiên, không được che chắn. Một vấn đề khác là việc vệ sinh khu vực chợ sau khi thu gom rác. Công việc này bao gồm cả việc quét chợ cũng như dọn vệ sinh tại điểm tập trung rác. Phần lớn các chợ đều tiến hành công việc này, tuy nhiên đa số chỉ dừng lại ở khâu quét và thu gom chất thải rắn; ngoài ra rất ít khi, thậm chí không rửa dọn điểm tập trung rác. Nước rỉ rác không được rửa trôi nên mùi phát sinh từ điểm tập trung rác không được giải quyết triệt để sau mỗi ngày làm việc.
43
- Tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu thương mại
Thiết bị tồn trữ thường là các thùng 20 lít có nắp đậy và có bịch nylon bên trong (bịch PVC là phổ biến) đặt trong siêu thị, khu thương mại để người mua hàng bỏ rác. Rác từ các thùng nhỏ này sẽ được đưa đến điểm tập trung phía sau siêu thị hay khu thương mại đổ vào các thùng 660 lít. Chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung này khá tốt ít khi để xẩy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra. Tuy nhiên các điểm tập trung này thường nằm lộ thiên ngoài trời nên khi trời mưa dễ gây chảy tràn nước rác trong thùng ra ngoài. Các loại chất thải rắn tái sinh tái chế khác (giấy, bao bì nylon, nhựa, thuỷ tinh) thường được lưu trong kho chứa và thường xuyên có một đội ngũ phế liệu đến thu mua thường xuyên.
- Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác
Quận 5 là quận có nhiều bệnh viện, trung tâm y tế và cơ sở y tế. Công tác tồn trữ tại các bệnh viện được thực hiện khá tốt. Rác y tế và rác sinh hoạt
được lưu chứa vào những nơi khác nhau ở những thùng chứa khác nhau. Rác tại các phòng khám bệnh được đưa vào hai loại thùng khác nhau có màu sắc và ghi chữ lên từng thùng để phân biệt. Dung tích thùng thường là 10-15 lít trong có các bịch nylon bằng PVC.
Rác từ các phòng bệnh sẽ được đưa xuống điểm tập trung rác của bệnh viện. Điểm tập trung này thường cách xa các phòng bệnh. Rác y tế được đưa vào các thùng 240 lít màu vàng và chứa trong các phòng lạnh đúng tiêu chuẩn hoặc lưu chứa cách xa các thùng 240 lít màu xanh chứa rác sinh hoạt.
Công tác vệ sinh sau khi thu gom cũng được các bệnh viện chú ý và thực hiện khá tốt: thùng rác được làm sạch sẽ, nơi tồn trữ được cọ rửa sau khi thu gom, nước từ khu chứa rác được đưa đến hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.
Đối với các trung tâm y tế, phòng khám nhỏ không có nơi lưu chứa lớn thì
đựng trong các thùng nhỏ 15 -20 lít rồi đưa thẳng cho các đơn vị lấy rác y tế
- Tồn trữ chất thải rắn tại các thùng rác công cộng
Các thùng rác công cộng chỉ được bố trí tập trung tại một số tuyến đường.
Đối với công tác tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt tại các thùng rác công cộng như sau:
¾ Hình dáng và kích thước thùng rác được đánh giá là tương đối phù hợp.
¾ Số lượng thùng rác phân bố trên tuyến đường có thể đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tuy có hệ thống thu gom rác dân lập và chính quy nhưng hiện nay trên
địa bàn quận mới chỉ có 78,9% hộ thuê và trả phí thu gom cho các dịch vụ vệ
sinh. Còn lại 21% (khoảng 2550 hộ) chưa đăng ký cũng như trả phí thu gom mà xử lý rác sinh hoạt theo các cách sau: đem rác đổ tại bô rác, đổ lên xe ép khi xe đang lấy rác ở điểm hẹn, bỏ rác tại các gốc cây, thùng rác công cộng, hoặc đổ chung với các hộ khác…
Tình hình vệ sinh cũng như vẻ mỹ quan đô thị trên địa bàn quận chưa
được tốt vì chất thải rắn chưa được xử lý triệt để, nhiều nơi vẫn còn hiện tượng rác tràn ngập trên các lề đường, chợ (chợ Kim Biên, đường Phó Cơ Điều… ), các khu nhà lụp xụp… Điều đó dễ làm lây lan các dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
45
Số công nhân vệ sinh của CTCTGTCC Q.5 là 174, trong đó có 66 nam và 108 nữ. Nhiệm vụ chính của đội vệ sinh này là quét dọn vệ sinh đường phố
và thu gom rác tại một số hộ dân, chung cư, nhà hàng, khách sạn, chợ, trường học , công sở… có ký hợp đồng thu gom CTR với công ty.Đội vệ sinh chia làm 5 tổ. - Tổ 1 : 24 công nhân. - Tổ 2 : 38 công nhân. - Tổ 3 : 30 công nhân. - Tổ 4 : 40 công nhân. - Tổ 5 : 42 công nhân.
Mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó phụ trách giám sát, phân công nhiệm vụ, tuyến đường và khối lượng quét dọn của công nhân vệ sinh theo từng ngày. Mỗi công nhân quét 6500 m2/ngày theo định mức ngành, nhưng định mức quét dọn trung bình trên thực tế : 12.000 m2 /người.ngày. Tổng chi phí quét dọn năm 2004 là 8,4 tỷ đồng, bao gồm tất cả các khoản chi phí cho nhân công, trang phục bảo hộ lao động, trang thiết bị, sửa chữa hư hỏng, các sự cố
kỹ thuật… với đơn giá áp dụng cho quét dọn là: 12.022 đ/1000m2.
Trang thiết bị phục vụ công tác quét dọn bao gồm chổi, ky sắt, xẻng, cuốc bàn, xe thùng 660L, cúp, đèn bão, dầu, đề can phản quang, quần áo bảo hộ lao động, nón bảo hộ, khẩu trang, bao tay, giày… Tổng diện tích quét
đường thực tế : 1.281.664 m2. Số xe thùng 660L là 182. Thời gian quét dọn
được chia làm 3 ca và 1 ca thu gom rác chợ: - Ca 1 : 18h00
- Ca 2 : 22h00 - Ca 3 : 4h00
- Ca 4 : 11h00 ( quét dọn và thu gom rác chợ) . Qui trình quét dọn vệ sinh được trình bày trong phụ lục