4. Phương pháp nghiên cứ u
3.3 Hệ thống hành chính
Hệ thống hành chính quản lý chất thải rắn đô thị của quận 5 được thể hiện trong hình 3.6
Hình 3.6. Hệ thống hành chính quản lý chất thải rắn đô thị của quận 5
Theo sơ đồ bên thì công ty CTGTCC quận 5 sẽ có trách nhiệm trước UBND Q.5 về vấn đề vệ sinh môi trường và quản lý chất thải rắn của quận, công ty CTGTCC Q.5 chịu sự quản lý hành chính của 2 cơ quan nhà nước là phòng TN&MT của UBND Q.5 và Sở TNMT thông qua Phòng QLCTR. Trong hoạt động ở lĩnh vực QLCTR thì công ty sẽ phối hợp với Công ty MTĐT và lực lượng rác dân lập. Về phần lực lượng thu gom rác dân lập thì
UBND TP
UBND
UBND Phòng Cty CTGTCC
51
lực lượng này chịu sự quản lý hành chính của UBND phường, và sự quản lý chuyên môn của công ty CTGTCC Q.5.
Phó giám đốc phụ trách thuê bao sẽ lo phần công việc cơ bản của các
đội : đội vệ sinh, đội công viên và đội công trình giao thông. - Đội vệ sinh: gồm 5 tổ quét dọn vệ sinh đường phố.
- Đội công viên : chăm sóc và bảo quản công viên cây xanh. - Đội giao thông công chánh : duy tu thoát nước đường cống.
Phó giám đốc phụ trách dịch vụ kinh doanh: quản lý phần cung cấp dịch vụ cho những cá nhân , đơn vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty : công việc của các đội ở phần này như sau:
- Đội vệ sinh: chuyên làm dịch vụ vệ sinh chợ, cơ quan, hộ dân… (thu gom CTR sinh hoạt)
- Đội công viên: làm dịch vụ kinh doanh công viên cây xanh.
- Đội công trình giao thông: đảm nhiệm dịch vụ xây dựng cơ bản,
đường nhựa, hẻm ciment.
- Đội dịch vụ công cộng : thực hiện việc vận chuyển rác và các dịch vụ ngành .
Phòng ban tham mưu của công ty bao gồm :
- Phòng tổ chức hành chính, lao động tiền lương. - Phòng kế hoạch. - Phòng kế toán tài vụ. Giám đốc Đội vệ sinh Đội công viên Đội CTG T P. Hành Chính P. Kế hoạch P. Kế toán tài vụ Đội vệ sinh Đội công viên Đội CTG T Đội DV CC PGĐ phụ trách DV-KD Tham mưu PGĐ phụ trách thuê bao
Hình 3.7 Sơ đồ hệ thống tổ chức của công ty CTGTCC Q.5
Hệ thống thu gom rác dân lập
Cơ cấu tổ chức hành chính của hệ thống thu gom rác dân lập quận 5 được trình bày trong hình sau.
Hình 3.8 Sơ đồ tổ chức hệ thống thu gom rác dân lập của quận 5
Công ty CTGTCC Q.5 quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các dây rác dân lập, còn UBND phường sẽ quản lý về mặt hành chính. Tổ lấy rác dân lập có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thu gom rác sinh hoạt đối với hộ dân và ngược lại, các hộ dân sẽ nộp phí thu gom cho họ.
Quận 5 có 320 người tham gia hệ thống thu gom dân lập, hoạt động trên 15 phường của quận. Tuy nhiên chỉ có 168 người thu gom rác có đăng ký hoạt động và được cấp giấy phép hành nghề. Và hiện chỉ có 10 phường chính thức có quyết định thành lập lực lượng rác dân lập.
Hình 3.9 Thu gom rác dân lập
Nhìn chung sự phối hợp giữa UBND phường với công ty CTGTCC Q.5 và lực lượng rác dân lập chưa chặt chẽ. Bởi vì UBND phường không có bộ
Công ty
CTGTCC Q.5 UBND phường
Tổ vệ sinh dân lập
53
phận chuyên trách để quản lý lực lượng rác dân lập về mặt hành chính mà công ty CTGTCC thì không được phép quản lý hành chính đối với các dây thu gom rác dân lập. (Theo luật định thì một doanh nghiệp không có chức năng quản lý hành chính một doanh nghiệp khác). Ngoài ra, vì không có sự
theo dõi chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền đến công tác thu gom rác dân lập nên đôi khi có những tiêu cực xảy ra như việc thu gom rác chậm trễ, 2 đến 3 ngày mới thu gom một lần, hoặc hiện tượng một số dây rác đổ nhờ lên xe ép của công ty CTGTCC để tránh đem tới điểm hẹn của tổ rác dân lập ở xa hơn gây quá tải cho xe ép…
Do đó muốn làm tốt công tác thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn
đô thị của quận 5 thì ngoài việc tăng cường nguồn nhân lực và nguồn vốn cho UBND phường còn phải thúc đẩy sự hợp tác giữa UBND phường với công ty CTGTCC và nhân dân để huy động mọi nguồn lực cho quản lý chất thải rắn, giữ gìn vệ sinh đô thị, bảo vệ môi trường trong sạch.
CHƯƠNG 4
SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ (XÃ HỘI HÓA) TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ
THỊ CỦA QUẬN 5 4.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Ở các nước phát triển thì chương trình xã hội hóa hệ thống QLCTR đô thị đã
được thực hiện từ nhiều năm trước . Với đặc điểm có nền kinh tế và chính trị
TBCN, các nước phát triển như Mỹ, Pháp… có điều kiện hình thành hệ thống QLCTR do các công ty, tổ chức tư nhân đảm nhiệm, Nhà nước chỉ là người
đứng ra tổ chức đấu thầu, kiểm tra, định hướng phát triển về kỹ thuật, công nghệ… Do đó, ở các nước này việc xã hội hóa HTQLCTR đồng nghĩa với việc tư nhân hóa HTQLCTR. Vì thế các công ty tư nhân sẽ cố gắng giảm chi phí, nhân công, đồng thời tăng chất lượng vệ sinh… mới mong cạnh tranh
được trên ‘thị trường’ CTR. Do vậy CTR được kiểm soát và xử lý triệt để,
đảm bảo vệ sinh môi trường một cách tốt nhất. Tuy nhiên do Nhà nước TBCN không trợ giá cho lĩnh vực này mà giao toàn bộ các hoạt động trong hệ thống QLCTR cho tư nhân nên người dân phải nộp một khoản phí QLCTR khá lớn.
Còn ở nước ta, khái niệm xã hội hóa HTQLCTR được hiểu như sau: “Xã hội hóa hệ thống QLCTR là Nhà nước huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào việc cung ứng dịch vụ quản lý chất thải rắn. Việc huy
động gồm 2 phương thức cơ bản:
- Thứ nhất là cho phép các công ty, tổ chức tư nhân tham gia vào lĩnh vực QLCTR mà trước đây Nhà nước độc quyền hay còn gọi làchuyển giao hoạt động cung ứng dịch vụ QLCTR cho các cơ sở
ngoài Nhà nước. Phương thức thực hiện là: đấu thầu cho tư nhân, cấp giấy phép cho các cơ sở ngoài Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực QLCTR…
55
- Thứ hai là huy động các nguồn lực trong nhân dân bổ sung vào kinh phí cho các dịch vụ trong hệ thống QLCTR do Nhà nước cung ứng dưới các hình thức như: huy động kinh phí của nhân dân vào việc QLCTR, hoặc huy động công sức và trí tuệ của dân”.
4.1.1 Mục tiêu và nguyên tắc xã hội hóa hệ thống QLCTR
Mục tiêu
Mục tiêu của chương trình xã hội hóa hệ thống QLCTR là:
- Huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội vào công tác quét dọn, thu gom, trung chuyển, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị với hiệu quả cao nhất, nâng cao chất lượng môi trường đồng thời giảm chi phí từ ngân sách Nhà nước.
- Áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào công tác QLCTR đô thị. - Từng bước hoàn thiện tổ chức của hệ thống quản lý môi trường từ
thành phố đến quận huyện, phường, xã cũng như các đơn vị, doanh nghiệp bảo vệ MT…
Nguyên tắc.
Các nguyên tắc cơ bản của chương trình xã hội hóa HTQLCTR bao gồm :
- Mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân kể cả hộ gia đình phải thanh toán chi phí quản lý theo khối lượng và tính chất chất thải rắn đô thị mà xã hội phải tiếp nhận.
- Mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân khi sử dụng các dịch vụ môi trường của tổ chức khác phải thanh toán chi phí dịch vụ môi trường mà mình được hưởng.
- Mọi thành phần kinh tế, tổ chức chính trị xã hội phải tham gia đầy
đủ vào công tác giám sát, quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong hệ thống QLCTR.
4.1.2 Hình thức xã hội hóa
Nhà nước xây dựng một số hệ thống chính sách và khung phí QLCTR chuẩn như sau
Hệ thống phí môi trường bao gồm toàn bộ các loại phí của HTQLCTR: - Quét dọn
- Thu gom.
- Tái sinh, tái chế và xử lý. - Trung chuyển và vận chuyển. - Xử lý và chôn lấp.
- Và phí nghiên cứu các công nghệ mới để ứng dụng vào cải tiến kỹ
thuật HTQLCTR.
Xây dựng hệ thống chính sách để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực QLCTR.
Xây dựng hệ thống hỗ trợ và giám sát chương trình xã hội hóa HTQLCTR .
Xã hội hóa trong hoạt động thu gom CTR từ các nguồn thải
Đối với nguồn thải từ các hộ gia đình, cơ quan và các đơn vị hành chính sự nghiệp thì sẽ được các nghiệp đoàn thu gom rác dân lập lấy rác và thu phí QLCTR. Do đó, phải tổ chức các dây thu gom rác dân lập do UBND phường quản lý hiện nay thành các nghiệp đoàn thu gom rác tư nhân, theo
đúng luật tổ chức doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có ban quản lý, hoạt
động theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm bảo đảm vệ sinh trước UBND Q.5.
Ngoài ra phải thực hiện phân vùng lại khu vực thu gom rác theo địa bàn một cách hợp lý nhất, tránh tình trạng da beo như hiện nay. Vì hiện nay các hộ thu gom rác dân lập phải lấy rác lắt nhắt mỗi nơi vài hộ làm cho tuyến
đường thu gom dài thêm , hiệu quả làm việc giảm, tốn kém nhiên liệu…
Đối với các nguồn thải khác như các hộ có sản xuất, các công ty có CTR nguy hại… thì CTR phải được thu gom và đem về trạm xử lý riêng biệt.
57
Công tác này phải được đấu thầu cho các tổ chức tư nhân, các công ty TNHH có khả năng về công nghệ cũng như nguồn vốn để xử lý chất thải nguy hại.
Xây dựng và ban hành mức phí QLCTR mới trong tất cả các công đoạn thu gom, vận chuyển, xử lý… để áp dụng cho các hộ dân, cơ sở, đơn vị có CTR.
Xã hội hóa trong hoạt động quét dọn, thu gom, vận chuyển CTR đô thị Q.5:
Thực hiện lập hồ sơ đấu thầu cho công việc quét dọn thu gom, vận chuyển CTR đô thị.
Quận ban hành quy chế xã hội hóa trong các hoạt động QLCTR và trình lên UBND Tp phê duyệt.
Triển khai đấu thầu các công đoạn QLCTR cho các đơn vị tư nhân , các thành phần kinh tế có đủ năng lực kỹ thuật và tài chính muốn tham gia vào các hoạt động này.
Đơn vị được giao thầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn: - Đảm bảo vệ sinh môi trường tốt nhất.
- Chi phí từ ngân sách Nhà nước giảm.
- Lực lượng lao động có mức sống được cải thiện, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động.
- Phí QLCTR phải ở trong mức mà người dân có thể chi trả và phải cân đối với các loại phí khác trong xã hội.
UBND Q.5 tiến hành tổ chức giám sát , kiểm tra hoạt động của các đơn vị thực hiện các công tác trong hệ thống QLCTR.
4.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
4.2.1 Luật
- Luật Bảo vệ môi trường (2005) qui định việc quản lý chất thải rắn thống thường tại Chương VIII, Mục 3.
- Luật Đấu thầu (2005) qui định các hình thức lựa chọn nhà thầu tham gia vào các lĩch vực mua sắm hàng hoá, tư vấn và xây dựng.
- Luật Cạnh tranh (2004)
- Luật khuyến khích đầu tư năm 1998 : quy định về việc ưu đãi và miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập
4.2.2 NghịĐịnh và Thông Tư
Hiện nay nước ta chưa có luật định cụ thể về việc xã hội hóa HTQLCTR. Nhưng dựa theo một số luật về môi trường và kinh tế như luật Bảo vệ môi trường, luật Khuyến khích đầu tư, quyết định “Phê duyệt về Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2010”… để định hướng cho việc thực hiện chương trình xã hội hóa HTQLCTR. Và có thể căn cứ vào một số văn bản pháp lý sau để triển khai xã hội hoá HTQLCTR như:
- Nghịđịnh số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. - Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
4.2.3 Chỉ Thị và Quyết Định
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong QLCTR ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kết hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
- Quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố là một quy chế về tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt chiến lược QLCTR tại các đô thị và khu CN đến năm 2002. - Quyết định số 103/QĐ-UB ngày 19/04/2004 của UBND thành phố về việc ban hành kế hoạch “QLCTR thành phố Hồ Chí Minh năm 2004-2005”.
59
Để triển khai công tác đấu thầu, một nội dung quan trọng phải xây dựng hồ sơ
mời thầu. Căn cứ Điều 4 của Luật đấu thầu thì “Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng”.
Trong Luật Đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan hiện nay chưa có hướng dẫn chi tiết các nội dung của hồ sơ mời thầu cho đấu thầu dịch vụ công ích (CTR) do đó, đề tài nghiên cứu đề xuất mẫu hồ sơ mời thầu theo mẫu hồ
sơ mời thầu thí điểm trên địa bàn quận Tân Phú và Bình Tân và theo các qui
định hiện hành vềđấu thầu (Xem Phụ lục).
4.4 QUI TRÌNH ĐẤU THẦU
Đề xuất phương thức đấu thầu
Với các vấn đề tổng quan ở trên, nhận thấy rằng phương thức giao kế
hoạch triển khai cung ứng dịch vụ vệ sinh đô thị: quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị không mang lại hiệu quả về kinh tế và chất lượng cung ứng dịch vụ.
Vì vậy, cần có một phương thức cung ứng mới, hiệu quả hơn. Theo kinh nghiệm quản lý chất thải rắn đô thị của các quốc gia đã đề cập như: Singapore, Pháp, Úc và kết quả từ việc thí điểm triển khai đấu thầu dịch vụ
quét dọn và vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn quận Bình Tân và Quận Tân Phú nhận thấy rằng để việc cung ứng dịch vụ vệ sinh đô thị mang lại hiệu quả cao nhất về chất lượng dịch vụ với chi phí thấp nhất thì cần phải tư nhân hóa hay đấu thầu cung ứng dịch vụ.
Và để cũng cố hơn cho việc đề xuất phương thức đấu thầu cho cung
ứng dịch vụ vệ sinh đô thị trên địa bàn quận 5, đề tài nghiên cứu các qui định hiện hành về quản lý chất thải rắn và quản lý cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước ban hành.
Cụ thể, về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, Chính phủ ban hành Quy chếđấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và