4. Phương pháp nghiên cứ u
5.1.1 Số lượng chủ nguồn thải
STT NGUỒN THẢI SỐ
LƯỢNG ĐƠN VỊ
1 Dân số 6.239.938 người
Thành thị 5.240.516 người
Nông thôn 999.422 người
2 Cơ sở sản xuất công nghiệp 37.878 cơ sở
3 Cơ sở thương mại, du lịch, dịch vụ 267.029 cơ sở
Nhà hàng, khách sạn 37.000 cơ sở
Thương nghiệp 140.000
Du lịch 310
Dịch vụ tiêu dùng 89.719
4 Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 23.670 đơn vị
5 Bưu điện 197 bưu cục
6 Sân bay 1 sân bay
7 Bến tàu 1 bến
8 Bến xe 5 bến
9 Cảng 10 cảng
10 Trường mầm non 533 trường
5 Theo “Niên giám thống kê – 2005”.
73
11 Trường phổ thông (cấp I, II, III) 809 trường
12 Trường Đại học 84 trường
13 Cơ sở y tế 416 cơ sở
- Cấp Trung ương và thành phố 47 cơ sở
- Cấp địa phương 369 cơ sở
14 Trung tâm văn hoá , nghệ thuật - TDTT - Thư viện 515 đơn vị
15 Chợ 218 đơn vị
16 Trung tâm thương mại – siêu thị 85 đơn vị
Theo số liệu dân số Thành phố từ Niên giám thống kê 2005, nếu tạm tính 5 người/hộ thì tổng số hộ dân trên địa bàn Thành phố là 1.247.988 hộ với 1.048.103 hộ nội thành và 199.885 hộ ngoại thành.
5.1.2 TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN
Theo kết quả điều tra về tình hình chất thải rắn đô thị năm 2004 và 2006 do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện, hệ số phát thải trung bình của khu vực hộ dân là 0,6kg/người.ngày.đêm. Như vậy, khối lượng chất thải phát sinh từ khu vực hộ dân là: 0,6kg/người.ngày.đêm x 6.239.938 người ≈ 3.744 tấn/ngày.đêm
Theo thống kê có khoảng 85% lượng chất thải này của thành phố đã
được xử lý tại các bãi chôn lấp của Thành phố, như vậy tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ khu vực hộ dân đã và đang được xử lý là 3.182 tấn/ngày.đêm.
Theo số liệu thống kê tại các bãi chôn lấp Thành phố đang xử lý khoảng 4.800 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày (tháng 12 năm 2006).
Như vậy, đối tượng nguồn thải ngoài hộ dân đang phát thải 1.618 tấn/ngày (chiếm 38,7 % tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn
địa bàn thành phố).
5.2 HIỆN TRẠNG CÁC MỨC PHÍ THU GOM
Chi phí cho công đoạn vận chuyển và xử lý đang được Thành phố bao cấp hoàn toàn. Các chủ nguồn thải chỉ đang đóng góp cho việc thu gom chất thải rắn tại nhà/đơn vị mình.
(i) Khu vực hộ gia đình: đang đóng phí thu gom cho người trực tiếp thực hiện dịch vụ (công nhân thu gom của công ty dịch vụ công ích, người thu gom dân lập) với mức giá sau (Bảng 5.2)6.
Bảng 5.2 Phí thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình
Đối tượng Mức thu (đồng/hộ.tháng)
Hộ dân nội thành mặt tiền đường 10.000 - 15.000
Hộ dân nội thành trong hẻm 8.000 - 10.000
Hộ dân ngoại thành – vùng ven mặt tiền đường 7.000 – 8.000 Hộ dân ngoại thành – vùng ven trong hẻm 5.000 - 6.000
Tại một số khu vực ngoại thành như Cần Giờ đóng phí thấp hơn (mức phí hiện tại là 5.000đ/hộ và được cán bộ xã đi thu.). Tuy nhiên, nhiều hộ
không đăng ký thu gom. Số lượng các hộ này khá cao, chiếm khoảng 10-15% hộ nội thành và khoảng 30% hộ ngoại thành. Những gia đình này từ chối đăng ký với lý do “không phát sinh chất thải rắn”. Thực tế, họ xả thải “ké” với hộ
bên cạnh hay xả rác bừa bãi. Khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa hiện đang không được thu gom7.
(ii) Cơ sở kinh doanh – sản xuất nhỏ nằm trong khu dân cư: đang được thu gom chung với khu vực hộ gia đình theo cùng một phương pháp “tại cửa”. Tuy nhiên, họ phải nộp phí cao hơn (từ 20.000 đ/tháng – 150.000 đ/tháng hoặc cao hơn).
(iii) Các cơ sở sản xuất qui mô lớn: Công ty dịch vụ công ích quận huyện hoặc Công ty Môi trường đô thị thực hiện thu gom thông qua hợp đồng, mức phí hàng tháng khoảng 30.000 - 50.000 đồng/m3 chất thải.đơn vị.
6 Phòng Quản lý Chất thải rắn. 2004. Điều tra khảo sát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị.
75
(iv) Các nhà hàng, khách sạn lớn: hiện tại, mức thu trung bình hàng tháng là 5.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng có nơi lên đến 25.000.000 đồng/tháng.
(v) Đối với khu vực chợ: thì mức phí phải đóng được dựa trên m3 chất thải rắn thu gom được: 79đ/m2 công quét và 12.000đ/m3 phí vận chuyển đến Trạm trung chuyển8.
5.3 SỰ CẦN THIẾT, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC THU PHÍ TẠI TP.HCM
5.3.1 Sự Cần Thiết Của Việc Thu Phí
Hiện nay (12/2007), mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6.500-7.000 tấn chất thải rắn, một phần được phân loại, tái sử dụng và tái chế
trong hơn 700 cơ sở thu mua và tái chế, phần còn lại khoảng 5.700-5.900 tấn chất thải rắn đô thị, bao gồm chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học, viện nghiên cứu, công sở, chợ và siêu thị, nhà hàng và khách sạn, từ công tác quét
đường, ... được thu gom và đổ lên bãi chôn lấP Phước Hiệp (10ha) và Đa Phước (78ha).
Khối lượng chất thải rắn này bao gồm cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại sinh ra trong quá trình sản xuất từ các cơ sở công nghiệp, chất thải rắn không nguy hại (không lây nhiễm) từ trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Khối lượng chất thải rắn đô thị này không kểđến khoảng 1.000 tấn/ngày chất thải rắn xây dựng (xà bần) và hơn 500 tấn chất thải rắn công nghiệp (trong đó có khoảng 150-180 tấn chất thải công nghiệp nguy hại)
được các công ty, cơ sở tư nhân thu gom, tái sinh, tái chế và xử lý. Ngoài ra mỗi ngày thành phố còn phải thu gom và xử lý (đốt) từ 9-12 tấn chất thải rắn y tế nguy hại.
Để giữ gìn thành phố sạch đẹp và quản lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn đô thị này, thành phố đã phải chi mỗi năm khoảng 500-700 tỷ đồng với các khoản chi khác nhau, như 140-150 tỷ tiền quét dọn vệ sinh đường phố, vỉa hè và khu công cộng, 9-10 tỷ tiền vớt chất thải rắn trên sông và trên kênh
rạch, 300-350 tỷ tiền trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn từ các nguồn phát sinh về các bãi chôn lấp, 130-160 tỷ tiền chôn lấp chất thải rắn và xử lý môi trường. Đó là chưa kể đến 150-200 tỷ tiền xây dựng các bãi chôn lấp và công trình phụ trợ đi cùng, và 120-140 tỉ do các nhóm thu gom rác dân lập thu từ các hộ dân (Nhà Nước không quản lý được). Tốc độ tăng chi phí này khoảng 10-12% năm.
Trong khi đó ý thức của mọi tầng lớp dân chúng về vệ sinh đô thị nói chung còn thấp, chất lượng vệ sinh đô thị chưa cao, các vấn đề của hệ thống quản lý chất thải rắn vẫn tiếp tục tồn tại nhiều năm qua và thiếu sự giám sát của toàn dân.
Đây thực sự là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách của thành phố, trong khi điều kiện vệ sinh ít được cải thiện do không thay đổi được hệ thống quản lý.
Hiện nay, kinh nghiệm của nhiều nước có điều kiện tương tự thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy, thu phí bảo vệ môi trường nói chung và vệ sinh đô thị
nói riêng là phương thức thích hợp để cải thiện tình hình trên. Đồng thời khi người dân có thói quen đóng phí thì việc xả rác bừa bãi sẽ được giảm đi rất nhiều; do nguyên nhân chủ yếu hiện nay xả rác bừa bãi chủ yếu là do chủ
nguồn thải “trốn” đóng tiền hàng tháng. Hơn nữa với mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao là những yếu tố để dự
án thu phí trở thành hiện thực tại thành phố Hồ Chí Minh.
5.3.2 Mục Tiêu Của Việc Thu Phí
Mục tiêu của việc thu phí của đề án cụ thể cho theo từng giai đoạn: Giai đoạn 1: 2007 – 2010:
- Tạo nhận thức đúng đắn cho cộng đồng về các hoạt động liên quan tới chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt;
- Tạo tinh thần chia sẻ của các chủ nguồn thải với Nhà nước gánh nặng xử lý lượng chất thải rắn phát sinh.
77
- Giảm dần việc bao cấp trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.
Trong giai đoạn này Thành phố vẫn phải bù đắp chi phí để thực hiện các dịch vụ vệ sinh đô thị, như vậy có thể hiểu, trong thời gian đầu khi đề án này đi vào thực hiện Thành phố vẫn phải trợ giá một phần rất lớn để cung cấp dịch vụ vệ sinh cho các đối tượng là hộ dân và cảđối tượng nguồn thải ngoài hộ dân.
Giai đoạn 2: 2010 – 2015:
Mục tiêu của công tác thu phí trong giai đoạn này chủ yếu là tiến dần
đến việc xóa bỏ bao cấp trong công tác quản lý chất thải rắn tại TP.HCM. Trong giai đoạn này, mức phí vệ sinh của hộ dân sẽđược tính toán cân nhắc để từng bước đạt được theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả
tiền” và mức phí vệ sinh của các đối tượng khác ngoài hộ dân sẽ tiến đến nguyên tắc “thu đúng, thu đủ”.
5.3.3 Nguyên tắc xây dựng mức phí
Đề án thu phí dựa trên mức tổng chi phí thực trả cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2006 của Thành phốđược xác định dựa trên thống kê các nguồn chi cho các công tác quét dọn vệ sinh đường phố – vớt rác trên kênh - vận chuyển – xử lý, đồng thời dự đoán chi phí các công tác trên cho năm 2007 và những năm tiếp theo để cân nhắc về khả năng chi trả của người dân và các đối tượng nguồn thải khác ngoài hộ dân hiện nay nhằm đưa ra các mức phí thích hợp.
Giai đoạn 1
Mức phí vệ sinh đối với các đối tượng nguồn thải là hộ dân được xây dựng trên nguyên tắc “giữ nguyên hiện trạng” có cân nhắc đến yếu tố thay đổi công nghệ thu gom tại nguồn theo định hướng của ngành nhằm đảm bảo khả
năng chi trả của người dân hiện nay và khả năng thu hồi vốn tái đầu tư của lực lượng thu gom tại nguồn (rác dân lập và công lập).
Mức phí vệ sinh đối với các nguồn thải ngoài hộ dân sẽ được áp dụng theo Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính đồng thời có xem xét, tính toán đối với một sốđối tượng kinh doanh nhỏ đểđưa ra mức phí thích hợp nhằm xóa dần bao cấp trong công tác quản lý chất thải rắn mà không gây ra những thay đổi lớn trong cộng đồng, tránh dẫn tới các phản ứng tiêu cực như xả thải không đúng quy định, …
Giai đoạn 2
Đối với hộ dân: theo từng giai đoạn để từng bước bù đắp dần chi phí quản lý chất thải rắn tiến đến nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Đối với các nguồn thải ngoài hộ dân: mức phí đưa ra dựa trên nguyên tắc “thu đúng, thu đủ” đối với mọi đối tượng nguồn thải.
5.3.4 Nguyên Tắc Xây Dựng Hệ Thống Thu Và Quản Lý Phí
Hệ thống thu phí cũng được thiết lập trên nguyên tắc “giữ nguyên hiện trạng” để tránh làm xáo trộn hệ thống hiện nay. Tuy nhiên việc quản lý phí sẽ được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ban đầu là giảm dần bao cấp trong công tác quản lý chất thải rắn.
5.3.4 Các Căn Cứ Pháp Lý
-Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 về Hướng dẫn về Phí và Lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
-Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ
Môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
-Thông tư 17/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 01/11/2005 về
Hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị
Quyết định 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ Xây dựng về định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh đô thị.
5.4 TÍNH TOÁN CÁC CHI PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
79
5.4.1 Tổng Chi Phí Thực Tế Thành Phố Chi Trả Cho Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trong Năm 2006 Thải Rắn Sinh Hoạt Trong Năm 2006
Tổng chi phí thực trả cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2006 của Thành phố được xác định dựa trên thống kê các nguồn chi hiện tại từ
ngân sách thành phố trong năm 2006 cho các công tác quét dọn vệ sinh đường phố – vớt rác trên kênh - vận chuyển – xử lý. Trong đó, công tác thu gom sơ
cấp tại nguồn được xác định dựa trên ước tính phần chi trả của chủ nguồn thải. Tổng hợp chi phí trình bày chi tiết tại Bảng 5.3
Bảng 5.3 Chi phí thực trả trong năm 2006 Stt Nội Dung Đơn vị (đồng/năm) Ghi Chú Khối lượng rác năm 2006 (kg/năm) Chi phí bình quân
1 Chi Phí Thu Gom Tại Nguồn 168.378.800.813 Chi tiết tại Phụ lục 1 Chi tiết tại Phụ lục 1 2 Quét Thu Gom Rác Đường Phố 113.120.000.000
Thực chi từ Sở Tài chính
cho tổng diện tích quét trên toàn địa bàn thành phố khoảng 10.484.886.000 m2 3 Vớt Rác 9.316.378.272 Số liệu khoán của Công ty MTĐT và Cty
DVCI quận 8
4 Thu Gom Vận Chuyển 215.741.000.000 Số liệu khoán của công ty MTĐT 123,14 đ/kg 5 Xử Lý Rác Sinh Hoạt 161.625.690.667 1.752.000.000 96,11 đ/kg 5.1 Xử Lý Rác 120.433.618.667 5.2 Xử Lý Nước Rỉ Rác 14.136.618.667 5.3 Các Dịch Vụ Thuê Bao Khác: Xử Lý Rác Y Tế, Thuốc Diệt Ruồi 27.055.453.333 Tổng Cộng 668.181869752
Theo số liệu điều tra khảo sát ban đầu, mỗi hộ ở khu vực ngoại thành
đóng tiền thu gom rác từ 5.000 – 7000 đồng/hộ, đối với các hộ mặt tiền, các hộ trong khu vực trung tâm đóng từ 10.000 – 15.000 – 20000 đồng/hộ và các thành phần ngoài hộ dân như cơ quan, trường học, trung tâm thương mại, cơ
sở sản xuất, .. đóng mức phí cao hơn rất nhiều từ 50.000 – 25.000.000 đồng. Theo đó, cách tính sơ bộ chi phí thu gom tại nguồn như sau:
Chi phí thu gom tại nguồn từ hộ dân
Chi phí thu gom tại nguồn từ hộ dân = số hộ dân của thành phố (theo NGTK 2005 = 1.247.988 hộ) * tiền thu gom/tháng (tạm tính =10.000 đồng/hộ.tháng) * tỉ lệ thu gom được trong tháng (= 85% số hộ dân) * 12 tháng ≈
127.294.776.000 đồng/năm.
Chi phí thu gom tại nguồn từ các đối tượng nguồn thải ngoài hộ dân về trạm trung chuyển
Chi phí thu gom tại nguồn từ các đối tượng nguồn thải ngoài hộ dân về trạm trung chuyển = [Tổng khối lượng rác sinh hoạt hàng năm của các đối tượng ngoài hộ dân * Đơn giá thu gom về trạm trung chuyển * cự ly bình quân về
trạm trung chuyển (tạm tính là 11km) ] Trong đó:
Tổng khối lượng rác sinh hoạt hàng năm của các đối tượng ngoài hộ dân = Tổng khối lượng rác sinh hoạt hàng năm của thành phố - tổng khối lượng rác sinh hoạt hàng năm từ hộ dân.
Tổng khối lượng rác sinh hoạt hộ dân/năm = [hệ số phát thải của mỗi người dân (= 0.6 kg/người.ngày) * tổng số dân * tỉ lệ thu gom được ( = 85%số hộ dân) / 1000 * 365ngày]
Đơn giá = 6.535 đồng/tấn.km (Thực tế của Tp)
Æ với các số liệu trên thì Thành phố đã chi trả cho công tác thu gom là 41.084.065.613 đồng/năm.
Như vậy có thể nói, hiện nay Thành phố không quản lý được khoản chi phí thu gom tại nguồn là 168.378.800.813 đồng/năm (được đóng góp từ tất
cả các đối tượng: 127.294.735.200 đồng/năm tiền đóng phí thu gom rác từ các hộ dân + 41.084.065.613 đồng /năm tiền đóng phí thu gom tại nguồn từ các
đối tượng ngoài hộ dân về trạm trung chuyển). Con số này là rất lớn.