4. Phương pháp nghiên cứ u
4.1.2 Hình thức xã hội hóa
Nhà nước xây dựng một số hệ thống chính sách và khung phí QLCTR chuẩn như sau
Hệ thống phí môi trường bao gồm toàn bộ các loại phí của HTQLCTR: - Quét dọn
- Thu gom.
- Tái sinh, tái chế và xử lý. - Trung chuyển và vận chuyển. - Xử lý và chôn lấp.
- Và phí nghiên cứu các công nghệ mới để ứng dụng vào cải tiến kỹ
thuật HTQLCTR.
Xây dựng hệ thống chính sách để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực QLCTR.
Xây dựng hệ thống hỗ trợ và giám sát chương trình xã hội hóa HTQLCTR .
Xã hội hóa trong hoạt động thu gom CTR từ các nguồn thải
Đối với nguồn thải từ các hộ gia đình, cơ quan và các đơn vị hành chính sự nghiệp thì sẽ được các nghiệp đoàn thu gom rác dân lập lấy rác và thu phí QLCTR. Do đó, phải tổ chức các dây thu gom rác dân lập do UBND phường quản lý hiện nay thành các nghiệp đoàn thu gom rác tư nhân, theo
đúng luật tổ chức doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có ban quản lý, hoạt
động theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm bảo đảm vệ sinh trước UBND Q.5.
Ngoài ra phải thực hiện phân vùng lại khu vực thu gom rác theo địa bàn một cách hợp lý nhất, tránh tình trạng da beo như hiện nay. Vì hiện nay các hộ thu gom rác dân lập phải lấy rác lắt nhắt mỗi nơi vài hộ làm cho tuyến
đường thu gom dài thêm , hiệu quả làm việc giảm, tốn kém nhiên liệu…
Đối với các nguồn thải khác như các hộ có sản xuất, các công ty có CTR nguy hại… thì CTR phải được thu gom và đem về trạm xử lý riêng biệt.
57
Công tác này phải được đấu thầu cho các tổ chức tư nhân, các công ty TNHH có khả năng về công nghệ cũng như nguồn vốn để xử lý chất thải nguy hại.
Xây dựng và ban hành mức phí QLCTR mới trong tất cả các công đoạn thu gom, vận chuyển, xử lý… để áp dụng cho các hộ dân, cơ sở, đơn vị có CTR.
Xã hội hóa trong hoạt động quét dọn, thu gom, vận chuyển CTR đô thị Q.5:
Thực hiện lập hồ sơ đấu thầu cho công việc quét dọn thu gom, vận chuyển CTR đô thị.
Quận ban hành quy chế xã hội hóa trong các hoạt động QLCTR và trình lên UBND Tp phê duyệt.
Triển khai đấu thầu các công đoạn QLCTR cho các đơn vị tư nhân , các thành phần kinh tế có đủ năng lực kỹ thuật và tài chính muốn tham gia vào các hoạt động này.
Đơn vị được giao thầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn: - Đảm bảo vệ sinh môi trường tốt nhất.
- Chi phí từ ngân sách Nhà nước giảm.
- Lực lượng lao động có mức sống được cải thiện, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động.
- Phí QLCTR phải ở trong mức mà người dân có thể chi trả và phải cân đối với các loại phí khác trong xã hội.
UBND Q.5 tiến hành tổ chức giám sát , kiểm tra hoạt động của các đơn vị thực hiện các công tác trong hệ thống QLCTR.
4.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
4.2.1 Luật
- Luật Bảo vệ môi trường (2005) qui định việc quản lý chất thải rắn thống thường tại Chương VIII, Mục 3.
- Luật Đấu thầu (2005) qui định các hình thức lựa chọn nhà thầu tham gia vào các lĩch vực mua sắm hàng hoá, tư vấn và xây dựng.
- Luật Cạnh tranh (2004)
- Luật khuyến khích đầu tư năm 1998 : quy định về việc ưu đãi và miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập
4.2.2 NghịĐịnh và Thông Tư
Hiện nay nước ta chưa có luật định cụ thể về việc xã hội hóa HTQLCTR. Nhưng dựa theo một số luật về môi trường và kinh tế như luật Bảo vệ môi trường, luật Khuyến khích đầu tư, quyết định “Phê duyệt về Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2010”… để định hướng cho việc thực hiện chương trình xã hội hóa HTQLCTR. Và có thể căn cứ vào một số văn bản pháp lý sau để triển khai xã hội hoá HTQLCTR như:
- Nghịđịnh số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. - Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
4.2.3 Chỉ Thị và Quyết Định
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong QLCTR ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kết hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
- Quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố là một quy chế về tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt chiến lược QLCTR tại các đô thị và khu CN đến năm 2002. - Quyết định số 103/QĐ-UB ngày 19/04/2004 của UBND thành phố về việc ban hành kế hoạch “QLCTR thành phố Hồ Chí Minh năm 2004-2005”.
59
Để triển khai công tác đấu thầu, một nội dung quan trọng phải xây dựng hồ sơ
mời thầu. Căn cứ Điều 4 của Luật đấu thầu thì “Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng”.
Trong Luật Đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan hiện nay chưa có hướng dẫn chi tiết các nội dung của hồ sơ mời thầu cho đấu thầu dịch vụ công ích (CTR) do đó, đề tài nghiên cứu đề xuất mẫu hồ sơ mời thầu theo mẫu hồ
sơ mời thầu thí điểm trên địa bàn quận Tân Phú và Bình Tân và theo các qui
định hiện hành vềđấu thầu (Xem Phụ lục).
4.4 QUI TRÌNH ĐẤU THẦU
Đề xuất phương thức đấu thầu
Với các vấn đề tổng quan ở trên, nhận thấy rằng phương thức giao kế
hoạch triển khai cung ứng dịch vụ vệ sinh đô thị: quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị không mang lại hiệu quả về kinh tế và chất lượng cung ứng dịch vụ.
Vì vậy, cần có một phương thức cung ứng mới, hiệu quả hơn. Theo kinh nghiệm quản lý chất thải rắn đô thị của các quốc gia đã đề cập như: Singapore, Pháp, Úc và kết quả từ việc thí điểm triển khai đấu thầu dịch vụ
quét dọn và vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn quận Bình Tân và Quận Tân Phú nhận thấy rằng để việc cung ứng dịch vụ vệ sinh đô thị mang lại hiệu quả cao nhất về chất lượng dịch vụ với chi phí thấp nhất thì cần phải tư nhân hóa hay đấu thầu cung ứng dịch vụ.
Và để cũng cố hơn cho việc đề xuất phương thức đấu thầu cho cung
ứng dịch vụ vệ sinh đô thị trên địa bàn quận 5, đề tài nghiên cứu các qui định hiện hành về quản lý chất thải rắn và quản lý cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước ban hành.
Cụ thể, về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, Chính phủ ban hành Quy chếđấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích1. Tại Điều 4 của Quy chế qui định "Việc lựa chọn phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được quy định thứ tựưu tiên như sau:
1. Đấu thầu; 2. Đặt hàng; 3. Giao kế hoạch".
Hiện tại, việc cung ứng dịch vụ thực hiện theo phương thức giao kế
hoạch, nếu theo Quy chế trên thì có thể áp dụng phương thức đặt hàng cho việc cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên để xác định được phương thức nào là hiệu quả nhất cần phải nghiên cứu và phân tích chi tiết qui định triển khai của từng phương thức cụ thể.
Theo phương thức đặt hàng thì nguyên tắc thực hiện căn cứ2 vào đơn giá hoặc giá của sản phẩm, dịch vụ công ích sản xuất và đơn giá này xây dựng trên cơ sở áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành của Nhà nước; trên cơ sở dự toán được giao và đơn giá hoặc giá sản phẩm, dịch vụ công ích được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết
1 Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ vê ban hành Quy chếđấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
2Điều 13 – Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
-Doanh nghiệp nhà nước; -Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; - Hợp tác xã Cơ quan đặt hàng (Nhà nước) Sơđồ 3.1: Phương thức đặt hàng Hợp đồng đặt hàng
61
định, cơ quan đặt hàng3 xác định số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ
công ích để ký hợp đồng đặt hàng.
Vậy, xét về bản chất thì phương thức đặt hàng chỉ là phương thức giao kế hoạch trong đó Quyết định giao kế hoạch được cụ thể hóa bằng hợp đồng. Việc triển khai sẽ cải thiện được hiệu quả chất lượng cung ứng dịch vụ do bên cung ứng dịch vụ (Nhà nước) và bên yêu cầu dịch vụ (doanh nghiệp, hợp tác xã) bị ràng buộc bởi hợp đồng đặt hàng, cho dù hợp đồng ở dạng nào thì 2 bên phải chịu các qui định của Bộ Luật dân sự (Qui định về hợp
đồng). Căn cứ hợp đồng thì chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, do nếu một trong hai bên vi phạm các nội dung của hợp đồng thì sẽ bị xử phạt theo đúng qui định.
Tuy nhiên, tính hiệu quả về kinh tế do phương thức đặt hàng không mang lại không cao, do cách tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ. Theo qui định: "Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phải có đủ năng lực về vốn, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng
đặt hàng".
Tuy nhiên, không xác định rõ thế nào là đơn vị có "đủ năng lực về
vốn, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng đặt hàng". Do đó, việc lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ không rõ ràng và minh bạch vì vậy sẽ không lựa chọn được đơn vị cung ứng dịch vụ với chất lượng cao nhất và chi phí hợp lý nhất (chi phí thấp nhất).
3 Cơ quan đặt hàng ởđây là Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố
Vậy, có thể kết luận rằng, áp dụng phương thức đấu thầu (tư nhân hóa) cung ứng dịch vụ vệ sinh đô thị trên địa bàn thành phố sẽ mang lại hiệu quả
cao nhất về kinh tế và chất lượng dịch vụ.
Áp dụng phương thức đấu thầu cho từng công đoạn của hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn đô thị
Đối với công tác quét dọn vệ sinh đường phố, hoàn toàn do cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương giao (quận huyện) cho các đơn vị doanh nghiệp nhà nước thực hiện, chi phí chi trả thông qua ngân sách các quận huyện. Vì vậy, có thể triển khai đấu thầu cung ứng dịch vụ quét dọn vệ sinh
đường phố.
Đối với công tác thu gom chất thải tại nguồn, một phần do các lực lượng tư nhân chính qui (các nghiệp đoàn rác dân lập) và không chính qui thực hiện (cá nhân, hộ gia đình tự tổ chức thực hiện) và một phần do công ty dịch vụ công ích thực hiện. Chi phí cho dịch vụ do các chủ nguồn thải trực tiếp chi trả cho đơn vị cung ứng dịch vụ và không thông qua hệ thống quản lý tài chính của Nhà nước. Do đó, xét về bản chất thì trong công đoạn này hoàn toàn do tư nhân thực hiện (đã tư nhân hóa).
Đối với công tác vận chuyển, hoàn toàn do cơ quan quản lý nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện, chi phí chi trả thông qua ngân sách Thành phố. Vì vậy, có thể triển khai đấu thầu cung ứng dịch vụ quét dọn vệ sinh đường phố.
Đối với công đoạn xử lý, hiện nay trên địa bàn thành phố đã có qui
định về khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào đầu tư tái chế và xử lý chất thải rắn đô thị. Đây là một cũng là một phương thức tư nhân hóa.
Vậy, trong các công đoạn của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên
địa bàn thành phố, các công đoạn: quét dọn vệ sinh đường phố và vận chuyển có thể thực hiện phương thức đấu thầu.