Tính Toán Các Mức Phí Mà Các Đối Tượng Phải Trả Cho Việc

Một phần của tài liệu xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn q.5 (Trang 84)

4. Phương pháp nghiên cứ u

5.5.1 Tính Toán Các Mức Phí Mà Các Đối Tượng Phải Trả Cho Việc

Cung ứng Dịch Vụ

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt có thể chia làm 2 loại: (1) quản lý luồng chất thải rắn phát sinh từ các nguồn thải xác định – thu gom, vận chuyển, xử lý, (2) quản lý luồng chất thải công cộng: từ đường phố, kênh rạch, khu công cộng – quét đường, vớt rác trên kênh.

Chi phí cho công tác quản lý luồng thải thứ 1 sẽ được tính toán cụ thể

cho từng đối tượng chủ nguồn thải xác định và sẽ được tính theo lượng phát thải.

Chi phí cho công tác quản lý luồng chất thải rắn thứ 2 các đối tượng có sản xuất kinh doanh (khu vực có thu) sẽ chịu một mức phí cao gấp đôi so với khu vực hộ dân (k = 2). Việc tính chi phí quản lý chất thải rắn công cộng cho khu vực có thu cao hơn so với khu vực hộ dân nhằm thể hiện các đóng góp của khu vực này đối với sự nghiệp giữ gìn thành phố sạch đẹp. Điều này cũng là công bằng vì Thành phố có đặc điểm là “kinh tế mặt tiền”, hầu hết mặt tiền

đường và các khu vực công cộng đều có hoạt động kinh doanh nên đối tượng có thu được hưởng lợi từ việc đường phố sạch đẹp nhiều hơn so với một hộ

dân bình thường.

Như vậy, hệ số tính phí cho luồng chất thải rắn công cộng của các chủ

nguồn thải phân chia là như sau:

- Chủ nguồn thải hộ dân khu vực nội thành: k=1

- Chủ nguồn thải khác ngoài hộ dân: k=2

Theo cách tính dựa trên ước tính cần chi trong năm 2007 và các năm tiếp theo (chi tiết tại Bảng 4.1.), chi phí trung bình mà các đối tượng nguồn thải phải trả cho các dịch vụ công cộng là:

- Hộ dân (khu vực nội thành): 7.000 đồng/hộ.tháng

85

Tuy nhiên, việc có thu mức phí này không và thu như thế nào sẽđược xem xét tiếp tại các phần sau.

Bảng 5.5 Tính toán chi phí trung bình cho công tác quản lý chất thải rắn công cộng (quét đường và vớt rác trên kênh) tại Tp.HCM

STT NỘI DUNG NĂM 2007 ĐƠN VỊ CHÚ THÍCH

I Chi phí Quét dọn vệ sinh

đường phố 143.895.000.000 Đồng/năm

II Chi phí vớt rác trên kênh 9.316.378.272 Đồng/năm III TỔNG CỘNG (I+II) 153.211.378.272 Đồng/năm IV Tổng số nguồn thải 1.523.054 nguồn (i) Hộ dân 1.247.988

(ii) Ngoài hộ dân 324.633 V Chi phí quản lý công cho

khu vực hộ dân 6.729,52

đồng/nguồn

thải.tháng =III/[(i+2*ii)*12] VI Chi phí quản lý công cho

khu vực ngoài hộ dân 13.459,05

đồng/nguồn thải.tháng

= V x 2

Các Mức Phí Đề Xuất Áp Dụng Cho Khu Vực Hộ Dân

Tính toán mức phí để bù đắp hoàn toàn chi phí cho các hoạt động của hệ

thống quản lý chất thải rắn của hộ dân tại Tp.HCM

Bảng 5.6 Các mức phí cần thu từ khu vực hộ dân để bù đắp hoàn toàn chi phí cho các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố

STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ GHI CHÚ

1 Tổng dân số 6.239.938 người

2 Tổng số hộ dân 1.247.988 hộ 5người/hộ

3 Tốc độ phát thải 0,60 kg/người.ngày (Số liệu khảo sát) 4 Trung bình 1 hộ xả 90 kg/hộ.tháng 5người/hộ*

5 Kinh phí vận chuyển trung bình cho 1kg chất thải rắn 125,31 đ/kg đã tính ở Bảng 3.2 6 Chi phí vận chuyển 11.277,9 đ/hộ.tháng = mục 4*mục 5 7 Kinh phí xử lý 1kg chất thải rắn 262,40 đ/kg đã tính ở Bảng 3.2 8 Chi phí xử lý 23.616 đ/hộ.tháng = mục 4*mục 7 9 Chi phí quét đường +

vớt rác 7.000 đ/hộ Đã tính ở bảng 3.2 10 Chi phí thu gom tại

nguồn 10.000 đ/hộ Theo Qui chế quản lý lực lượng rác dân lập* 11 Mức phí vệ sinh hộ dân phải đóng 51.893,9 đ/hộ.tháng = mục(10+9+8+6) Tổng số tiển ước tính thu được 777.155.573.700 đ/năm = mục 11*2*12 tháng (bao gồm: thu gom+quét đường+vớt rác+vận chuyển+xử lý Ghi chú: * Quyết định 5424/QĐ-UB-QLĐT ngày 15 tháng 10 năm 1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý lực lượng thu gom rác dân lập.

Mức phí 52.000 đồng/hộ.tháng là khoản chi thực tế mà thành phố sẽ

phải trả cho công tác quét dọn vệ sinh, vớt, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt cho đối tượng hộ dân trong năm 2007.

Do đó để bù đắp hoàn toàn chi phí cho các hoạt động trên cho đối tượng hộ dân thì mức phí cần thu được của hộ dân tương đương 52.000 đồng/hộ.tháng. Mức phí trên bao gồm cả các dịch vụ công cộng như quét

87

đường và vớt rác. Thông thường mức phí đối với hai loại dịch vụ này sẽđược Nhà nước bao cấp cho tất cả các nguồn thải. Khi đó, mức phí cho hộ d6an sẽ

45.000 đồng/hộ.tháng. Mức phí trên là quá cao so với quy định tại Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính (mức phí tối đa cho một hộ dân/tháng cho công tác thu gom rác thải là 20.000 đồng) và mức phí 52.000 đồng/hộ.tháng nằm ngoài khả năng chi trả của người dân hiện nay.

Đểđảm bảo việc thu phí đầy đủ và có tính khả thi cao khi thực hiện, đề

án thu phí đề nghị phân chia mức phí trên ra thành nhiều giai đoạn, mức tăng dần theo thời gian. Mức phí vệ sinh sẽđược thu một cách ổn định khi Thành phố không phải bao cấp cho dịch vụ vệ sinh công cộng. Khi đó, việc xã hội hóa toàn bộ các công đoạn của hệ thống quản lý chất thải rắn được thực hiện và nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” mới thực sự phát huy hiệu quả.

Phân loại đối tượng thu phí

Theo đề án: đối tượng hộ dân được phân chia thành khu vực nội thành và ngoại thành và trong từng khu vực chia ra nhóm mặt tiền đường và trong hẻm, cụ thể như sau:

- Khu vực hộ dân nội thành bao gồm 14 quận: quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận.

- Khu vực hộ dân ngoại thành - vùng ven bao gồm 05 huyện và 05 quận vùng ven: huyện Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, quận 2, quận 9, quận 12, ThủĐức và quận Bình Tân.

- Các hộ dân mặt tiền đường bao gồm: các hộ dân ở các tuyến đường cấp I, II, III, IV.

- Các hộ dân trong hẻm: hộ dân tại các con hẻm nhỏ, hộ dân tại các chung cư không nằm ở mặt tiền các tuyến đường trên.

Như vậy ta sẽ có 04 nhóm khu vực hộ dân cần thu phí, bao gồm: (1) hộ

dân nội thành mặt tiền đường, (2) hộ dân nội thành trong hẻm, (3) hộ dân ngoại thành-vùng ven mặt tiền đường, (4) hộ dân ngoại thành-vùng ven trong

hẻm. Riêng đối với khu vực ngoại thành chỉ thực hiện phân loại khu vực thu phí cho các hộ dân mặt tiền, trong hẻm ở các khu thị trấn, thị tứ; đối với hộ

dân nằm ngoài khu thị trấn, thị tứ áp mức phí theo hộ dân trong hẻm. Đối với các hộ dân ở các chung cư cao cấp, khu đô thị mới cao cấp ở nội thành, ngoại thành-vùng ven được phân chia vào hộ dân mặt tiền đường nội thành để áp dụng mức phí.

Mức phí đề xuất

Theo Quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 15/10/1998 về ban hành Quy chế quản lý lực lượng thu gom rác dân lập thì mức thu tối đa một hộ dân/tháng cho công tác thu gom rác thải là 10.000 đồng. Do đó, để phù hợp với hiện trạng và tránh làm xáo trộn mức sinh hoạt của người dân; trong giai đoạn đầu 2007-2008 mức phí ban đầu trình bày tại Bảng 4.3.

Bảng 5.7 Mức phí đề xuất trong giai đoạn 2007-2008

Đơn vị tính: đồng/hộ.tháng Đối tượng Mức phí đề xuất Ghi chú Mức phí theo Thông tư 97/2006/TT-BTC Mặt tiền đường 16.000 Nội thành Trong hẻm 14.000 Mặt tiền đường 8.000 Ngoại thành - vúng ven Trong hẻm 7.000 Mức phí hộ dân ngoại thành = 0,5 lần so với mức phí của các hộ dân nội thành. 20.000

Mức phí trên cao hơn so với mức phí trung bình hiện nay các hộ dân

đang đóng. Lý do lựa chọn các mức phí trên do:

- Mức phí trên được xây dựng để tiệm cận với mức phí quy định của Bộ Tài chính, nhưng không cao quá gây ảnh hưởng lớn đến người dân.

- Mức phí ở các huyện ngoại thành và quận vùng ven được thu thấp hơn nội thành ½ lần do: (1) theo thống kê trên địa bàn thành phố thực tế hiện nay tại các huyện ngoại thành và quận vùng ven chỉ thu được mức phí thu

89

gom tại hộ dân bằng ½ so với dân nội thành (nội dung Hiện trạng thu phí tại Tp.HCM); (2) mức sống, thu nhập và chi tiêu của người dân tại huyện ngoại thành và quận vùng ven theo thống kê chỉ bằng khoảng ½ lần so với các quận nội thành.

- Mức phí hộ dân trong hẻm thu thấp hơn so với hộ dân mặt tiền do: mức sống, thu nhập và chi tiêu của những hộ dân mặt tiền đường bình quân thường cao hơn những hộ dân trong hẻm.

- Hạn chế tối đa việc thành phố phải bù lỗ cho công tác thu gom hiện tại khi tiến hành thu phí.

Mức phí trên sau khi trả cho đơn vị thu gom (theo mức phí hiện trạng) sẽ nộp vào ngân sách Thành phốđể giảm bao cấp dần các khâu vận chuyển và xử lý.

Lưu ý:

- Đối với những hộ dân có số lượng người thấp hơn hoặc cao hơn nhiều so với mức bình quân 05 người (từ 02 người ở trở xuống và 08 người trở lên) sẽđược áp mức phí chênh lệch 20% so với mức phí nêu trên. Ví dụ: giảm còn 13.000 đồng/hộ.tháng đối với những hộ dân có 02 người trở xuống ở nội thành mặt tiền. Việc xác định số lượng người của từng hộ được thực hiện thông qua hộ khẩu hoặc số người tạm trú (đối với trường hợp nhà cho thuê).

- Để phù hợp với hiện trạng thu phí của từng quận/huyện và để bù đắp trượt giá và các chi phí khác có thể gia tăng trong giai đoạn từ 2007 đến 2010, hàng năm các quận/huyện đánh giá sự phù hợp của mức phí này báo cáo Ủy ban nhân dân thành phốđể kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Để đánh giá tính hợp lý và khả thi của mức phí trên, chúng ta cần so sánh mức phí đề xuất với định mức của công tác thu gom. Theo tính toán cho thấy với một người công nhân thu gom với công nghệ thùng 660 lít (công nghệ thu gom được định hướng áp dụng trên toàn địa bàn thành phố) sẽ phải thu từ mỗi hộ dân trung bình từ 13.000 – 15.000 đồng/hộ.tháng (năm 2007)

mới đủ chi trả cho luơng, phụ cấp, chi phí khấu hao thiết bị, chưa tính đến các chi phí tái đầu tư cho công tác thu gom. Cụ thể mức tính toán được thể hiện trong Phụ lục 5.

Các ưu nhược đim ca thu theo h dân:

- Ưu điểm:

+ Phù hợp với hiện trạng thu trong giai đoạn hiện nay.

+ Có thể thực hiện thu phí đủ số lượng hộ dân nếu thông qua hộ khẩu. + Dễ dàng cho người dân thực hiện đóng phí (tiền dịch vụ) và hệ thống

thu phí giống như hiện nay.

+ Dễ dàng cho người thu gom xác định số tiền họ được hưởng thông qua từng đường dây rác (số hộ dân của từng dây rác) mà họđang thu gom.

- Nhược điểm: Trong quá trình thu có thể gặp khó khăn do người dân không ở đúng hộ khẩu của mình.

Dự kiến số tiền thu được

Với đề xuất thu phí vệ sinh theo hộ dân với mức phí trình bày tại Bảng 4.3 thì số tiền ước tính thu được trình bày trong Bảng 5.17.

Bảng 5.8 Ước tính số tiền thu được trong một năm từ đối tượng hộ dân

Đối tượng Số lượng (hộ dân)

Mức thu (đồng/hộ.tháng) Thành tiền (đồng) Hộ dân nội thành mặt tiền đường 524.052 16.000 100.617.984.000 Hộ dân nội thành trong hẻm 524.052 14.000 88.040.736.000 Hộ dân ngoại thành – vùng ven mặt tiền đường 99.942 8.000 9.594.432.000 Hộ dân ngoại thành – vùng ven 99.942 7.000 8.395.128.000

91

trong hẻm.

TỔNG CỘNG 1.247.988 TỔNG THU 206.648.280.000

Lộ trình tăng phí đối với hộ dân

Có 2 phương án triển khai cho lộ trình tăng phí vệ sinh:

Phương án 1

- Thu phí vệ sinh theo lộ trình tăng dần qua các năm để từng bước tiến đến xóa bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Theo hướng này thì lộ trình tăng phí dự kiến tăng sau 2008, cụ thể thực hiện tăng phí 2 năm/lần, đến cuối năm 2016 dự kiến Thành phố sẽ không phải bù đắp cho hệ thống.

- Riêng việc bù đắp chi phí xử lý được thực hiện qua hai giai đoạn (04 năm) để tránh đột ngột cho các hộ dân do chi phí xử lý khá cao (khoảng 24.000 đồng/hộ.tháng).

- Mức phí sẽ được làm tròn theo nguyên tắc: ≥ 500 đồng thì làm tròn là 1.000 đồng và ngược lại.

- Mọi khu vực hộ dân đều phải thực hiện tăng đồng loạt với cùng mức phí (không tính hệ sốđối với từng khu vực hộ dân).

Bảng 5.9 Mức phí dự kiến theo các giai đoạn của đối tượng hộ dân

Giai đoạn 2009-2010 (Thu đạt tới mức quy định của Bộ Tài chính và bù đắp một phần phí vận chuyển từ rác hộ dân: thêm 4.000 cho nội thành và ngoại thành) Đối tượng Mức thu (đồng/hộ.tháng) Hộ dân nội thành ở mặt tiền đường 20.000 Hộ dân nội thành ở trong hẻm 18.000

Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở mặt tiền đường 12.000 Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở trong hẻm 11.000

Giai đoạn 2011-2012 (Thu bù đắp cho khoản phí thu gom + vận chuyển) (tăng 7.000đồng/hộ.tháng so với giai đoạn trước) Đối tượng Mức thu (đồng/hộ.tháng) Hộ dân nội thành ở mặt tiền đường 27.000 Hộ dân nội thành ở trong hẻm 25.000

Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở mặt tiền đường 19.000 Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở trong hẻm 18.000

Giai đoạn 2013-2014 (Thu bù đắp cho khoản phí thu gom + vận chuyển + một phần xử lý từ rác hộ dân) (tăng 8.000đồng/hộ.tháng so với giai đoạn trước) Hộ dân nội thành ở mặt tiền đường 35.000

Hộ dân nội thành ở trong hẻm 33.000

Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở mặt tiền đường 27.000 Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở trong hẻm 26.000

Giai đoạn 2015-2016 (Thu bù đắp cho khoản chi phí thu gom + vận chuyển + một phần xử lý từ rác hộ dân) (tăng 8.000 đồng/hộ.tháng so với giai đoạn trước) Hộ dân nội thành ở mặt tiền đường 43.000

Hộ dân nội thành ở trong hẻm 41.000

Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở mặt tiền đường 35.000 Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở trong hẻm 34.000

Giai đoạn 2017-2018 (Thu bù đắp cho khoản chi phí thu gom+vận chuyển +toàn bộ phần xử lý từ rác hộ dân) (tăng 8.000 đồng/hộ.tháng so với giai đoạn trước)

Hộ dân nội thành ở mặt tiền đường 51.000

Hộ dân nội thành ở trong hẻm 49.000

Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở mặt tiền đường 43.000 Hộ dân ngoại thành – vùng ven ở trong hẻm 42.000

Lưu ý: mức thu phân chia khu vực này cũng sẽđược điều chỉnh theo thời gian). Mức phí trên chưa tính đến chi phí Nhà nước trả cho hai dịch vụ công cộng (vớt rác trên kênh và quét đường).

93

Phương án 2:

- Lộ trình tăng phí sẽ không còn nữa mà lúc đó mức phí đưa ra sẽ dựa trên theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Lộ trình này áp dụng cho thời gian từ năm 2010. Khi đó, sẽ phải tiến hành thu đúng, thu đủđối với mọi

đối tượng nguồn thải, kể cả hộ dân. Phương án thu có thể thực hiện thu theo khối lượng chất thải rắn phát sinh để khuyến khích giảm phát thải và tăng cường tái sử dụng/tái chế chất thải.

- Quy trình thu phí lúc này như sau: khu vực xử lý thu phí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển thu phí của đối tượng thu gom và đối tượng thu gom sẽ thu phí từ các nguồn phát thải. Trong đó, cơ quan quản lý Nhà nước chỉ thu phí ở quá trình xử lý, còn hệ thống thu phí từ thu gom tại nguồn, thu gom vận chuyển tự vận hành. Khi các nguồn thải tự đóng đủ cho các chi phí vận hành hệ thống theo nguyên tắc “ai sử dụng dịch vụ phải trả tiền” thì hệ

Một phần của tài liệu xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn q.5 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)