Hệ thống thu phí trong giai đoạn 2007 – 2010

Một phần của tài liệu xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn q.5 (Trang 113)

4. Phương pháp nghiên cứ u

5.9.1 Hệ thống thu phí trong giai đoạn 2007 – 2010

Phường sẽ tiến hành thu phí các chủ nguồn thải do các lực lượng rác dân lập đang thu gom và quản lý lực lượng này. Đơn vị dịch vụ thu gom vận chuyển nói chung (như đơn vị trúng thầu tại các quận huyện, đơn vị thu gom trong các KCN, KCX) hay đơn vị công ích nói riêng sẽ thu phí các đối tượng

mà đơn vị mình đang thu gom. Không có phân chia đối tượng trong hay ngoài khu công nghiệp.

SƠĐỒ HỆ THỐNG THU PHÍ

Nộp phí 100%

Ngân sách

Quản lý số phí thu được cho sự nghiệp Quản lý chất thải rắn

Phòng Tài chính và Kế hoạch quận/huyện

- Nhận và quản lý số phí thu được

- Thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến số phí thu được

Đơn vị thu gom

- Phối hợp với Phường xác định khối lượng chủ nguồn thải - Ký hợp đồng với chủ nguồn thải - Trang bị phương tiện chứa rác cho các đối tượng ngoài hộ dân

Chủ nguồn thải hộ

dân và ngoài hộ dân

- Ký hợp đồng thu gom với

đơn vị thu gom - Nộp phí thu gom

Trích lại phí quản lý và phí thu gom tại nguồn theo quy định

Phần còn lại sau khi chi cho phí quản lý và thu gom tại nguồn

Quản lý công tác thu phí và hành chánh Trả Phí thu gom Ký hợp đồng thu gom và thu gom

Nộp phí theo biên lai

Chủ nguồn thải trong và ngoài KCN-KCX

- Ký hợp đồng thu gom với

đơn vị thu gom - Nộp phí thu gom

Ký hợp đồng thu gom và thu gom

Nộp phí theo biên lai

Phường

- Chủ trì, xác định khối lượng và mức phí cho từng đối tượng chủ nguồn thải

- Thu phí

Công ty quản lý cơ sở hạ tầng KCX-KCN

Đơn vị dịch vụ thu gom vận chuyển

- Chủ trì, xác định khối lượng và mức phí cho từng đối tượng chủ nguồn thải

- Thu phí

- Ký hợp đồng với chủ nguồn thải

b. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong hệ thống Chủ nguồn thải

- Ký hợp đồng với đơn vị thu gom;

- Nộp phí vệ sinh cho công ty dịch vụ công ích.

Đơn vị thu gom rác dân lập

- Phối hợp với Phường để xác định khối lượng rác phát thải của Chủ

nguồn thải để làm cơ sở xác định mức phí;

- Ký hợp đồng thu gom rác với chủ nguồn thải theo mức phí theo qui

định của Ủy ban nhân dân thành phố;

- Trang bị hoặc thỏa thuận với các đối tượng nguồn thải ngoài hộ dân thuộc nhóm 3 để có các phương tiện chứa rác chuẩn (240l, 660l) .

- Thu gom, vận chuyển rác vềđiểm hẹn, trạm trung chuyển; - Đảm bảo chất lượng vệ sinh trong quá trình thu gom tại nguồn

- Phối hợp với cơ quan quản lý ngành để tập huấn tuyên truyền về vấn

đề thu phí.

Ủy ban nhân dân Phường/xã sở tại

- Chủ trì phối hợp với đơn vị rác dân lập thống kê và xác định khối lượng rác phát thải của Chủ nguồn thải để làm cơ sở xác định mức phí;

- Ký hợp đồng thu gom rác với chủ nguồn thải mà đơn vị thu gom theo mức phí qui định của UBND thành phố;

- Hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị thu gom rác dân lập trong việc ký kết hợp đồng thu gom rác khi có yêu cầu;

- Tổ chức đội ngũ và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác thu phí;

- Thu phí chủ nguồn thải theo biên lai (do cơ quan thuế phát hành); - Quản lý số phí thu được theo các bước sau:

+ Căn cứ trên biên lai thu phí để trích giữ lại chi trả cho công tác thu gom của đơn vị thu gom rác dân lập (nếu có hợp đồng thu gom);

+ Trích lại chi phí quản lý cho Phường, ví dụ như in ấn biên lai và trả lương cho công tác thu phí. Tỉ lệ chi phí quản lý sẽ được tính toán dựa trên công thức sau:

Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho việc thu phí theo chếđộ, định mức, tiêu chuẩn quy định

Tỉ lệ (%) = __________________________________________________ x 100 Dự toán cả năm về phí thu được

Ghi chú: Các chi phí cần thiết cho việc thu phí theo chếđộ, định mức, tiêu chuẩn quy định được quy định chi tiết tại Phụ lục 4.

+ Nộp phần phí vệ sinh thu được còn lại về cho Phòng Tài chính và Kế hoạch quận huyện;

- Quản lý hành chính đối với các đối tượng thu gom rác dân lập như: phối hợp với đơn vị dịch vụ công ích cấp chứng chỉ hành nghề cho công nhân thu gom rác dân lập;

- Quản lý chất lượng vệ sinh trên địa bàn;

- Báo cáo định kỳ hàng tháng/năm về kế hoạch dự kiến thu và mức thu thực tế cho Phòng Tài chính và Kế hoạch quận huyện;

- Vận động, giám sát người dân trong địa bàn của mình thực hiện giao rác cho người thu gom, không vứt rác bừa bãi;

- Hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị thu gom rác dân lập trong việc ký kết hợp đồng thu gom rác khi có yêu cầu;

- Phối hợp với đơn vị thu gom hướng dẫn cho chủ nguồn thải cách thức

đóng phí vệ sinh thông qua biên lai thu phí;

- Phối hợp với cơ quan quản lý ngành để tập huấn tuyên truyền về vấn

đề thu phí.

- Phát huy vai trò cơ quan quản lý nhà nước để quản lý việc thống kê tất cả các chủ nguồn thải và chứng kiến việc xác định khối lượng và mức phí giữa đơn vị thu gom và chủ nguồn thải trên địa bàn mình quản lý để phục vụ

- Quản lý hành chính đối với các đối tượng thu gom rác;

- Phối hợp với công ty dịch vụ công ích cấp chứng chỉ hành nghề cho công nhân thu gom rác dân lập khi có yêu cầu;

- Quản lý, thống kê và báo các các số liệu liên quan đến khối lượng rác phát sinh, số lượng nguồn thải và mức phí thu được để làm cơ sở phục vụ

quản lý hành chính và phối hợp trong công tác quản lý ngành;

Công ty Dịch vụ công ích nói riêng hoặc các đơn vị thu gom nói chung (kể cả các đơn vị thu gom trong KCN, KCX)

- Chủ trì xác định khối lượng rác phát thải của Chủ nguồn thải mà đơn vị mình đang thu gom để làm cơ sở xác định mức phí;

- Ký hợp đồng thu gom rác với chủ nguồn thải mà đơn vị thu gom theo mức phí qui định của UBND thành phố;

- Trang bị hoặc thỏa thuận với các đối tượng nguồn thải ngoài hộ dân

để có các phương tiện chứa rác chuẩn (240 l, 660 l) .

- Tổ chức đội ngũ và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác thu phí;

- Thu phí chủ nguồn thải theo biên lai (do cơ quan thuế phát hành); - Quản lý số phí thu được theo các bước sau:

+ Căn cứ trên biên lai thu phí để trích giữ lại chi trả cho công tác thu gom cho đơn vị mình (nếu có hợp đồng thu gom);

+ Trích lại chi phí quản lý cho đơn vị mình ví dụ như in ấn biên lai và trả lương cho công tác thu phí. Tỉ lệ chi phí quản lý sẽ được tính toán dựa trên công thức sau:

Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho việc thu phí theo chếđộ, định mức, tiêu chuẩn quy định

Tỉ lệ (%) = __________________________________________________ x 100 Dự toán cả năm về phí thu được

Ghu chú: Các chi phí cần thiết cho việc thu phí theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định được quy định chi tiết tại Phụ lục 4.

+ Nộp phần phí vệ sinh thu được còn lại về cho Phòng Tài chính và Kế hoạch quận huyện;

- Thu gom, vận chuyển rác vềđiểm hẹn, trạm trung chuyển, nơi xử lý; - Đảm bảo chất lượng vệ sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển; - Phối hợp với cơ quan quản lý ngành để tập huấn tuyên truyền về vấn

đề thu phí;

- Hỗ trợ phường về mặt nhân lực và nghiệp vụ môi trường để quản lý việc thu gom và quản lý hành chính đối với lực lượng thu gom rác dân lập;

- Hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị thu gom rác dân lập trong việc ký kết hợp đồng thu gom rác khi có yêu cầu.

Phòng Tài chính và Kế hoạch quận huyện

- Sử dụng nghiệp vụ chuyên môn để hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, thanh tra tính hợp lý, pháp lý, tính chính xác của số phí vệ sinh do đơn vị

DVTGVC và Ban quản lý cơ sở hạ tầng KCN-KCX nộp về;

- Nộp số phí vệ sinh thu được còn lại về cho Ngân sách thành phố. - Phối hợp với cơ quan quản lý ngành để tập huấn tuyên truyền về vấn

đề thu phí.

Ngân sách thành phố

- Quản lý số phí thu được cho sự nghiệp quản lý chất thải rắn của thành phố HCM.

Lý do lựa chọn phương án 4:

- Hiện nay các đơn vị công ích nói riêng hay các đơn vị thu gom vận chuyển nói dung chưa có chức năng quản lý lực lượng rác dân lập. Do đó nếu giao về cho các Đơn vị thu gom vận chuyển thu phí và quản lý lực lượng rác dân lập là không khả thi.

- Do có sự phối hợp giữa các đơn vị Phường, Đơn vị dịch vụ thu gom vận chuyển, công ty dịch vụ công ích, đơn vị thu gom rác dân lập và cả chủ

nguồn thải nên việc quản lý khối lượng chất thải phát sinh, thỏa thuận mức phí và thu phí theo biên lai sẽ thuận lợi. Đồng thời với sự tham gia của Phường, công tác quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

- Có thể tiến hành triển khai thu phí nhanh chóng.

- Việc triển khai thu phí vệ sinh chắc chắn sẽ phình to bộ máy nhân sự

cho dù có giao cho đơn vị nào thu phí. Nhung nếu Phường tổ chức tốt thì có thể phối hợp giao cho lực lượng rác dân lập thu phí, tuy nhiên phải đảm bảo quản lý được số phí thu về. Các đơn vị thu gom thì hiện nay đã có sẵn lực lượng thu phí.

Phản ứng tiêu cực của lực lượng rác dân lập sẽ không lớn do phương án này không thay đổi nhiều so với hiện trạng hiện nay, và nếu có thì các mâu thuẩn này sẽ được giải quyết nếu công tác chuẩn bị ban đầu trong việc thỏa thuận giữa đơn vị Phường và các lực lượng thu gom rác dân lập được giải quyết trên tinh thần đảm bảo không thất thoát nguồn thu nhập của lực lượng thu gom rác dân lập (tức là mức phí thu gom tại nguồn mà các đơn vị này

được đơn vị Phường chi trả lại không thay đổi đáng kể so với mức phí mà các

đơn vị này thu được trước đây).

5.9.2 Hệ thống thu phí trong giai đoạn từ năm 2010 trở đi

Trong giai đoạn 2007 – 2010, việc thu phí và việc hoàn thiện cơ cấu tổ

chức của lực lượng thu gom rác dân lập (hoàn thiện việc xây dựng hợp tác xã

đối với đơn vị thu gom rác dân lập) và hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị sẽ được song song tiến hành.

Do đó sau giai đoạn năm 2010, việc định hướng mức phí vệ sinh, phương án thu phí và hệ thống thu phí, quản lý phí vệ sinh được thực hiện theo xu hướng xã hội hóa:

- Mức phí được xây dựng dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

- Hệ thống thu phí được thực hiện theo từng dịch vụ, cụ thể là: khu vực xử lý thu phí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển thu phí của đối

tượng thu gom và đối tượng thu gom sẽ thu phí từ các nguồn phát thải.Trong

đó, cơ quan quản lý Nhà nước chỉ thu phí ở quá trình xử lý, còn hệ thống thu phí từ thu gom tại nguồn, thu gom vận chuyển tự vận hành.. Khi các nguồn thải tựđóng đủ cho các chi phí vận hành hệ thống theo nguyên tắc “ai sử dụng dịch vụ phải trả tiền” thì hệ thống quản lý chất thải rắn hoàn toàn vận hành theo xu hướng xã hội hoá.

CHƯƠNG 6

CÁC VĂN BN PHÁP QUI VÀ CHÍNH SÁCH H TR

6.1 GIỚI THIỆU CHUNG

Hệ thống văn bản pháp qui, bao gồm chính sách hỗ trợ, đóng vai trò quan trọng và là điều kiện cần để các chương trình quản lý đô thị nói chung và quản lý chất thải rắn đô thị nói riêng được thực hiện với hiệu quả cao.

Công tác này yêu cầu rất cao về cán bộ quản lý, người soạn thảo các loại văn bản pháp qui. Tính chính xác và hợp lý của các loại văn bản pháp qui, chính sách sẽ làm cho các chương trình quản lý đi nhanh vào thực tế với sự ủng hộ cao độ của người dân và các thành phần kinh tế. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, số lương cán bộ có trình độ như

vậy là rất thiếu.

Về mặt tổng quát, nội dung các văn bản pháp qui và chính sách hỗ trợ bao gồm:

1. Giúp cho công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, nghiệm thu và xử phạt (cây gậy);

2. Khuyến khích, bằng cả vật chất và tinh thần, các hoạt động tích cực đẩy mạnh các chương trình xã hội hóa.

Số lượng và nội dung tổng quát của các loại văn bản pháp qui và chính sách hỗ trợ dược trinh bày trong các mục dưới đây.

6.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN

QUAN

Xã hội hóa các loại dịch vụ trong xã hội nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng là vấn đề mới của Việt Nam. Cần có các loại văn bản pháp lý hướng dẫn chi tiết để thực hiện. Tuy nhiên các văn bản loại này thường có rất ít, không

đầy đủ và rất chung chung. Tổng quan các loại văn bản có liên quan bao gồm: - Luật Bảo vệ Môi trường 2005;

- Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý Chất thải rắn;

- Quyết định số 256/2006QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chếđấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Nhìn chung, Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết.

6.3 CÁC QUI ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BỔ SUNG

Do thiếu các văn bản pháp lý và các chính sách hỗ trợ, tiến trình xã hội hóa

đang xảy ra rất chậm, phạm nhiều sai sót. Công tác quản lý luôn đi sau sự

phát triển của xã hội nhiều năm. Vì vậy, để có thể làm thay đổi cung cách quản lý, chuyển từ “bị động” sang “chủ động”, một trong những việc cần phải làm ngay là xây dựng hệ thống văn bản pháp lý và chính sách hỗ trợ

càng sớm càng tốt và càng chi tiết càng đỡ mắc sai lầm gây thiệt hại cả về vật chất, thời gian, sức lực và uy tín. Các văn bản pháp lý được trình bày chi tiết dưới đây.

- Quy chế phân loại rác tại nguồn. - Quy chế quét dọn vệ sinh.

- Quy chế thu gom CTR từ nguồn thải. - Quy chế trung chuyển và vận chuyển CTR. - Quy chế khuyến khích tái sinh, tái chế CTR.

- Quy chế khuyến khích xử lý CTR ( chôn lấp, thiêu hủy, làm phân bón…).

- Quy chế khuyến khích các nghiên cứu khoa học, công nghệ mới ứng dụng vào công tác quản lý và xử lý CTR.

Một phần của tài liệu xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn q.5 (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)