Sự cần thiết của việc thu phí

Một phần của tài liệu xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn q.5 (Trang 75)

4. Phương pháp nghiên cứ u

5.3.1 Sự cần thiết của việc thu phí

Hiện nay (12/2007), mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6.500-7.000 tấn chất thải rắn, một phần được phân loại, tái sử dụng và tái chế

trong hơn 700 cơ sở thu mua và tái chế, phần còn lại khoảng 5.700-5.900 tấn chất thải rắn đô thị, bao gồm chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học, viện nghiên cứu, công sở, chợ và siêu thị, nhà hàng và khách sạn, từ công tác quét

đường, ... được thu gom và đổ lên bãi chôn lấP Phước Hiệp (10ha) và Đa Phước (78ha).

Khối lượng chất thải rắn này bao gồm cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại sinh ra trong quá trình sản xuất từ các cơ sở công nghiệp, chất thải rắn không nguy hại (không lây nhiễm) từ trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Khối lượng chất thải rắn đô thị này không kểđến khoảng 1.000 tấn/ngày chất thải rắn xây dựng (xà bần) và hơn 500 tấn chất thải rắn công nghiệp (trong đó có khoảng 150-180 tấn chất thải công nghiệp nguy hại)

được các công ty, cơ sở tư nhân thu gom, tái sinh, tái chế và xử lý. Ngoài ra mỗi ngày thành phố còn phải thu gom và xử lý (đốt) từ 9-12 tấn chất thải rắn y tế nguy hại.

Để giữ gìn thành phố sạch đẹp và quản lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn đô thị này, thành phố đã phải chi mỗi năm khoảng 500-700 tỷ đồng với các khoản chi khác nhau, như 140-150 tỷ tiền quét dọn vệ sinh đường phố, vỉa hè và khu công cộng, 9-10 tỷ tiền vớt chất thải rắn trên sông và trên kênh

rạch, 300-350 tỷ tiền trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn từ các nguồn phát sinh về các bãi chôn lấp, 130-160 tỷ tiền chôn lấp chất thải rắn và xử lý môi trường. Đó là chưa kể đến 150-200 tỷ tiền xây dựng các bãi chôn lấp và công trình phụ trợ đi cùng, và 120-140 tỉ do các nhóm thu gom rác dân lập thu từ các hộ dân (Nhà Nước không quản lý được). Tốc độ tăng chi phí này khoảng 10-12% năm.

Trong khi đó ý thức của mọi tầng lớp dân chúng về vệ sinh đô thị nói chung còn thấp, chất lượng vệ sinh đô thị chưa cao, các vấn đề của hệ thống quản lý chất thải rắn vẫn tiếp tục tồn tại nhiều năm qua và thiếu sự giám sát của toàn dân.

Đây thực sự là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách của thành phố, trong khi điều kiện vệ sinh ít được cải thiện do không thay đổi được hệ thống quản lý.

Hiện nay, kinh nghiệm của nhiều nước có điều kiện tương tự thành phố

Hồ Chí Minh cho thấy, thu phí bảo vệ môi trường nói chung và vệ sinh đô thị

nói riêng là phương thức thích hợp để cải thiện tình hình trên. Đồng thời khi người dân có thói quen đóng phí thì việc xả rác bừa bãi sẽ được giảm đi rất nhiều; do nguyên nhân chủ yếu hiện nay xả rác bừa bãi chủ yếu là do chủ

nguồn thải “trốn” đóng tiền hàng tháng. Hơn nữa với mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao là những yếu tố để dự

án thu phí trở thành hiện thực tại thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn q.5 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)