Tình hình nghiên cứu bệnh cầutrùng bê,nghé trong nƣớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh cầu trùng bê, nghé tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 53)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2.Tình hình nghiên cứu bệnh cầutrùng bê,nghé trong nƣớc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nƣớc ta có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho Oocyst cầu trùng phát triển. Cầu trùng thƣờng nhiễm và gây nhiều thiệt hại cho trâu, bò ở nƣớc ta. Chính vì vậy, có nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu bệnh cầu trùng.

Đào Hữu Thanh (1976) cho biết, bò, bê nuôi thành đàn, tỷ lệ nhiễm cầu trùng khá cao từ 25% - 50%. (Dẫn theo Lƣơng Tố Thu, 1986 [41]).

Phạm Văn Chức 1981 [2] kiểm tra cầu trùng trên bê, nghé từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi thấy, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở Việt Nam khá cao, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc và Trung (Cao Bằng: 61,9%, Nghệ Tĩnh : 77,8%).

Đoàn Văn Phúc và Lƣơng Tố Thu (1982) [27] cho biết, bê lai ở Ba Vì có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 4,32% và Phù Đổng là 30,26%.

Theo Lƣơng Tố Thu (1986) [41], bê nghé nƣớc ta nhiễm cầu trùng với tỷ lệ và cƣờng độ cao, đặc biệt ở các cơ sở chăn nuôi tập trùng và các cơ sở chăn nuôi bê nghé nhập nội. Gần đây, theo Phan Lục (1995), bò các tỉnh phía Bắc nhiễm cầu trùng 14,2%.

Khi phân tích tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo trạng thái phân, các tác giả trên cho biết, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở bê bị tiêu chảy cao hơn bê không tiêu chảy (54,16% so với 34,93%). Kết quả bê bị tiêu chảy nhiễm cầu trùng cao hơn so với nghiên cứu của Lê Minh Hà và cs (2000) [6] tại nông trƣờng Phùng Thƣợng, Ninh Bình (33,30%).

Phạm Sỹ Lăng (2002) [19] cho biết, ngoài một số bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cũng gây nhiều tác hại cho bò sữa, trong đó có bệnh cầu trùng.

Nguyễn Đức Tân và cs (2005) [28] khi nghiên cứu ở 3 tỉnh: Đắc Lắc, Phú Yên và Khánh Hoà, kiểm tra Oocyst cầu trùng, kết quả đã xác định đƣợc 4 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký sinh ở bê là: E. zuernii, E. bovis, E. ellipsoidalisE.bukidnonensis.

Phan Lục (2006) [23] đã dùng một số thuốc sau để điều trị bệnh cầu trùng bê, nghé:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sulfadimerazin 10 - 12 mg/kgTT, cho uống trong 4 ngày. Thụt nƣớc thuốc tím 0,1% vào trực tràng.

- Rigecoccin: 10 mg/kgTT mỗi ngày. Cho uống 6 tuần liền. - Amprolium: 10 mg/kgTT mỗi ngày. Cho uống 4 ngày liền. - Sulfaquinoxalin: 15 mg/kgTT, cho uống 4 ngày liền.

Lâm Thị Thu Hƣơng (2006) [8] đã xét nghiệm phân của 620 bê, cho thấy có 272 mẫu nhiễm cầu trùng Eimeria (43,87%). Bê dƣới 1 tháng tuổi chƣa nhiễm cầu trùng, tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần đến mức cao nhất (60,89%) vào lúc bê 8 tháng tuổi.

Tiếp theo công trình nghiên cứu của các tác giả trên, Giang Hoàng Hà và cs (2008) [5] đã thu thập 146 mẫu phân bò sữa từ các hộ chăn nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận, sử dụng phƣơng pháp xét nghiệm ký sinh trùng thƣờng quy, kết quả cho thấy: tình hình nhiễm cầu trùng ở bò sữa tại các địa bàn điều tra cũng khá cao (78,77%). Trong đó, bê có tỷ lệ nhiễm cao (93,22%), cao hơn so với bò (68,97%).

Lâm Thị Thu Hƣơng và cs (2011) [9], đã xét nghiệm 740 mẫu phân bê, từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi, nuôi tại tỉnh Vĩnh Long bằng phƣơng pháp phù nổi để tìm hiểu tình hình nhiễm Eimeria. Kết quả đã định danh đƣợc 12 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký sinh ở bê là: E. bovis, E. zuernii, E. ellipsoidalisE. bukidnonensis. E. canadensis, E. auburnensis, E. alabamensis, E. cylindrica, E. pellita, E. brasiliensis, E. subspherica, E. wyomingensis. Tác giả đã thử nghiệm hiệu quả của 2 loại thuốc là Toltrazuril

Sunffamerazin cho 40 bê nhiễm cầu trùng, kết quả cho thấy Toltrazuril 5% cho hiệu quả cao hơn (95%) so với Sunffamerazin 33% (85%).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu:

- Bê, nghé dƣới 1 năm tuổi nuôi tại các hộ chăn nuôi ở 3 huyện: Phú Lƣơng, Phú Bình và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên.

- Oocyst cầu trùng bê nghé mới theo phân ra ngoại cản h và có sức gây bệnh.

- Bệnh cầu trùng bê, nghé.

Vật liệu nghiên cứu:

- Mẫu phân tƣơi của bê, nghé; mẫu đất (cặn) nền chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi bê, nghé.

- Oocyst cầu trùng mới theo phân ra ngoại cảnh và có sức gây bệnh (để theo dõi sức đề kháng)

- Mẫu máu (để xác định sự thay đổi một số chỉ số huyết học).

- Phân bê, nghé, lá xanh, tro bếp và vôi bột (để theo dõi khả năng sinh nhiệt của công thức ủ và tác dụng diệt Oocyst cầu trùng trong phân ủ nhiệt sinh học).

- Tủ sấy

- Các chất sát trùng: Povidine 10% , Han – Iodine 10%, Benkocide 5% - Kính hiển vi quang học, dung dịch muối NaCl bão hoà, buồng đếm Mc. Master, hoá chất và các dụng cụ thí nghiệm khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số thuốc trị cầu trùng có trên thị trƣờng:

+ Vinacoc. ACB (100 g có: Sulfachorpyrasin sodium 30 g; Lactose 70 g), liều 30 mg/kgTT/ngày.

+ RTD-Coccistop (100 g có: Sulfadimethoxin 28 g; Trimethoprim 6 g, tá dƣợc vừa đủ), liều 136 mg/kgTT/ngày.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Novacoc 5% (100 ml dung dịch có: Toltrazuril 5 g, tá dƣợc vừa đủ), liều 25 mg/kgTT/ngày.

+ Baycox 5% (100 ml dung dịch có: Toltrazuril 5 g, tá dƣợc vừa đủ), liều 15 mg/kgTT/ngày.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh cầu trùng bê, nghé tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 53)